|
Nếu không dùng iPhone, thanh thiếu niên Mỹ dễ bị đánh giá là chơi trội, dị biệt, thậm chí khó kết giao bạn bè. Ảnh: Business Insider. |
Chiếc điện thoại “táo khuyết” cũng là thiết bị điện tử phổ biến nhất với thế hệ Gen Z (những người sinh từ 1997 trở về sau) tại xứ cờ hoa.
Độ tuổi trung bình của Gen Z ở Mỹ rơi vào ngưỡng 17 tuổi, tức là thế hệ này đã tiếp xúc rộng rãi với iPhone ngay từ khi lên 10.
Điều đó đồng nghĩa với việc hình ảnh chiếc iPhone đã ăn sâu vào trí óc của không ít những con người lớn lên cùng chiếc điện thoại "táo khuyết". Nó dần trở thành đại diện tiêu biểu, đồ dùng không thể thiếu trong cuộc sống, hơn là biểu tượng của sự xa xỉ, sang chảnh.
Khoảng 83% số người được hỏi cho biết họ sở hữu một chiếc iPhone, theo báo cáo của Taking Stock of Teens.
“Thật nực cười, nhưng dường như iPhone đã biến thành biểu tượng của cả một thế hệ”, chuyên gia phân tích Mike Olson cho hay.
|
Khả năng làm việc đa năng chỉ là lý do nhiều người trẻ Mỹ đưa ra để che lấp lối suy nghĩ ăn sâu rằng dùng iPhone mới là chuẩn mực thế hệ. Ảnh: Business Insider. |
Theo báo cáo của Business Insider, trong hơn 1.800 người ở độ tuổi từ 13-21 tham gia khảo sát, sự thống trị của iPhone trong cuộc sống ít rõ rệt hơn.
Nhưng các thiết bị khác của Apple vẫn chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của mỗi người, với 46% số người được hỏi cho biết họ sử dụng điện thoại hay các vật dụng khác liên quan đến hãng này.
Trong khi đó, các nền tảng khác như Android chỉ chiếm 36% và chỉ 11% số người sử dụng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay hệ Windows.
Tuy nhiên, việc sở hữu một chiếc điện thoại iPhone đối với thế hệ người trẻ tại Mỹ vẫn là một khái niệm đắt đỏ.
Ngay với mẫu iPhone 7 ra đời cách đây 3 năm, giá thành vẫn ở mức 450 USD, mức giá khiến không ít người trẻ xứ cờ hoa phải đắn đo.
Suy nghĩ số đông trở thành "văn hóa" ngầm
Theo các chuyên gia, nhu cầu làm việc đa tác vụ trong cuộc sống, từ học tập cho đến công việc, giải trí khiến các dòng điện thoại smartphone đa năng luôn được đề cao, nhất là với dòng sản phẩm iPhone.
Khả năng thao tác, giải quyết mọi nhiệm vụ khiến quan niệm sở hữu một chiếc điện thoại thông minh đời mới, đắt tiền càng ăn sâu vào suy nghĩ của lớp trẻ Mỹ.
“Với iPhone trong tay, nó có công dụng nhiều hơn TV hay máy tính để bàn. Nhờ đó, những người trẻ có thể tiếp cận những thông tin, nội dung thú vị trên mạng mà không gặp bất cứ giới hạn nào”, chuyên gia Mike Olson đánh giá.
Nicole cho biết khi có bất cứ việc gì phải làm, cô đều giải quyết trên điện thoại.
“Phần đông bạn bè tôi đều có thói quen tương tự. Đặc biệt là với giờ nghe giảng trên lớp, hiếm khi bắt gặp người xung quanh đang ghi chép bằng tay, tất cả đều được chú thích lại trên máy tính hoặc ghi âm lại bằng điện thoại”, cô gái 20 tuổi chia sẻ.
|
Nỗi lo sợ bỏ lỡ các thông tin trên mạng khiến giới trẻ xứ cờ hoa luôn kè kè chiếc iPhone bên mình. Ảnh: Wall Street Journal. |
Tuy nhiên, khi được hỏi tính năng đa nhiệm là lý do cốt lõi khiến giới trẻ Mỹ phát cuồng về iPhone, nhiều người lắc đầu, không đồng ý.
“Nó không thực sự hoạt động hiệu quả mọi lúc mọi nơi như vậy”, Nicole thừa nhận.
Điều này đồng nghĩa với việc trong thâm tâm nhiều thanh thiếu niên Mỹ, việc dùng iPhone đơn giản bởi chạy theo số đông chứ không phải vì lợi ích nhanh chóng, hiện đại mà nó mang lại.
Còn các chuyên gia phân tích đánh giá việc xử lý nhiều việc cùng lúc trên điện thoại không phải là thế mạnh của thế hệ trẻ.
Mặt khác, thanh thiếu niên Mỹ có xu hướng khó tách rời khỏi điện thoại vì nỗi lo sợ bỏ lỡ các thông báo mới hay những gì bạn bè họ đăng lên mạng.
"Thứ mà thế hệ của tôi đấu tranh là việc giao tiếp với mọi người ở đời thực với bắt kịp những gì đang diễn ra trên Internet. Vấn đề nằm ở chỗ họ luôn cố gắng cân bằng cả hai nhưng thực chất phần lớn đều vùi đầu vào màn hình”, Liane Lopez đúc kết.
“Người trẻ cảm thấy đang tụt hậu nếu điều gì đó đang diễn ra mà họ lại không kiểm tra iPhone của mình. Ngay cả với những người ít sử dụng mạng xã hội, đây vẫn là suy nghĩ phổ biến và ai cũng bị tác động ít nhiều”, Mason O’Hanlon khẳng định.
“Đã có lúc, tôi ước mức kết nối trên mạng Internet của thế hệ trẻ bớt mạnh mẽ hơn”, Jess Gallo, sinh viên năm nhất tại Đại học Montclair, thở dài nói.
" alt="Giới trẻ Mỹ và văn hóa 'cuồng' iPhone, kỳ thị người không dùng"/>
Giới trẻ Mỹ và văn hóa 'cuồng' iPhone, kỳ thị người không dùng