您的当前位置:首页 > Thời sự > Xuất bản Việt Nam hòa mình vào dòng chảy công nghệ 正文

Xuất bản Việt Nam hòa mình vào dòng chảy công nghệ

时间:2025-01-22 18:04:31 来源:网络整理 编辑:Thời sự

核心提示

Một biên tập viên truyện tranh đang xử lý công việc trên máy tính. Ảnh: Đức Huy.Biên tập, in ấn và pbang xep hang ducbang xep hang duc、、

cong nghe anh 1

Một biên tập viên truyện tranh đang xử lý công việc trên máy tính. Ảnh: Đức Huy.

Biên tập, in ấn và phát hành là ba công đoạn trong quy trình xuất bản đã có sự thay đổi lớn khi áp dụng công nghệ. Đối với biên tập viên, trí tuệ nhân tạo dần trở thành một công cụ đắc lực trong việc tổng hợp và trích xuất thông tin.

Trong ngành in ấn, không gian Internet và sự phát triển của thiết bị in đã tiết kiệm sức người hơn rất nhiều. Còn với phát hành, thương mại điện tử dường như đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các đơn vị sách.

Công nghệ giúp biên tập viên xử lý công việc hiệu quả hơn

Thực tế, các công ty sách ở Việt Nam đang khai thác AI hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Minh Hiền - phụ trách biên tập tại Thái Hà Books - giải thích rằng AI có khả năng rất mạnh trong việc tổng hợp và trích xuất tài liệu. Thay vì đọc nhiều cuốn sách để lọc ra chi tiết mình cần, AI có thể làm được việc đó.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ hỗ trợ biên tập viên trong việc dịch thuật và kiểm tra ngữ pháp mà còn có khả năng phát hiện và sửa lỗi bản thảo. Việc tra cứu thuật ngữ chuyên môn, vốn từng là một công đoạn phức tạp và tốn nhiều thời gian, nay đã trở nên dễ dàng hơn nhờ các công cụ tra cứu thông tin nhanh chóng.

"Khi chưa áp dụng công nghệ, người làm phải biên tập tối thiểu 50% bản thảo mới có cái nhìn rõ ràng về nội dung. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, yêu cầu về tốc độ và chất lượng ngày càng cao, công nghệ đã hỗ trợ biên tập viên xử lý công việc hiệu quả hơn”, bà Nguyễn Khánh Ly - biên tập viên tại Công ty CP TIMES - cho biết.

cong nghe anh 2

Bà Nguyễn Khánh Ly - biên tập viên tại Công ty CP TIMES. Ảnh: TIMES.

Dù mang lại nhiều lợi ích, việc áp dụng công nghệ, đặc biệt là AI, cũng đặt ra nhiều thách thức. Một số biên tập viên lo ngại rằng AI có thể thay thế một phần công việc của con người. Bà Nguyễn Thị Minh Hiền nhận xét: "AI chỉ là phần phụ, làm việc dưới sự dẫn dắt của con người. Nếu để AI viết sách, đó sẽ là một tác phẩm vô hồn". Điều này cho thấy rằng, dù AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, vai trò của con người trong việc biên tập và viết sách vẫn không thể thay thế hoàn toàn.

Bà Thái Phương - phụ trách biên tập tại công ty San Hô Books - cũng nhấn mạnh rằng cần có sự trao đổi, thảo luận giữa các biên tập viên về cách sử dụng AI một cách hiệu quả và phù hợp. Các biên tập viên cần hiểu rõ rằng AI là công cụ hỗ trợ, giúp nâng cao năng suất và chất lượng công việc, nhưng không thể thay thế sự nhạy bén và tinh thần sáng tạo của con người.

Công nghệ thay đổi cách làm việc và đặt ra nhu cầu đào tạo mới cho các biên tập viên. Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng AI đang trở nên cần thiết. Nhiều đơn vị xuất bản đã bắt đầu tổ chức các chương trình đào tạo, hội thảo về AI cho nhân viên. Bà Thái Phương cho biết: "Các công nghệ mới như máy tính, thiết bị điện tử và các công cụ tải về đã giúp tăng cường năng suất và hiệu quả công việc”.

Việc áp dụng công nghệ vào xuất bản không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để các công ty sách tăng khả năng đưa quy trình xuất bản trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn.

Bước chuyển mình của công nghệ in ấn

AI không phải thứ duy nhất đang góp phần thay đổi diện mạo của ngành xuất bản khiến mọi thứ tinh gọn, đơn giản hơn. Cùng đó, công nghệ in cũng có tác động lớn nhất đối với xuất bản, đặc biệt là bước chuyển từ in bản can truyền thống sang in kẽm trực tiếp (CTP). Công nghệ CTP đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu thời gian lẫn chi phí. Trước đây, in bản can sử dụng bản phim âm bản để tạo hình ảnh, sau đó chuyển qua các bước thủ công để in.

Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian và dễ phát sinh lỗi. Với sự ra đời của công nghệ in kẽm trực tiếp, quy trình này trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, khi dữ liệu từ máy tính được chuyển trực tiếp lên bản kẽm thông qua hệ thống laser, giảm thiểu sự can thiệp của con người.

cong nghe anh 3

Máy in bản kẽm hiện nay tại một xưởng in. Ảnh: Đức Huy.

Ông Nguyễn Văn Dòng - Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam - nhận định: "Ngành in hiện không chỉ có quy mô sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm cao ngang với trình độ quốc tế, mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn đi đầu trong việc chuyển đổi công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực in kỹ thuật số”.

Theo ông Nguyễn Văn Dòng, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đưa ra những phương thức quản lý hiện đại, giúp tiết kiệm nhân lực và nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là trong việc phát triển công nghệ số hóa trong in ấn.

Việc ứng dụng công nghệ in kẽm đã giúp các nhà in không còn phải lưu trữ các bản phim vật lý cồng kềnh, mà thay vào đó là hệ thống dữ liệu số hóa tiện lợi và dễ dàng quản lý. Không chỉ vậy, công nghệ này còn giúp giảm thiểu lượng hóa chất sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Phát hành sách trong thời đại số

Trong thời đại số, phát hành sách đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ nhờ sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến của các nền tảng trực tuyến. Hiện nay, mỗi đơn vị xuất bản đều có gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada... Nhờ đó, các công ty phát hành, làm sách sẽ chủ động mở rộng kênh phân phối và đem lại doanh thu tốt hơn.

Một ví dụ tiêu biểu là đơn vị phát hành sách Fahasa đã thành lập kênh bán hàng điện tử từ năm 2015. Fahasa đã tận dụng các cửa hàng truyền thống để cung ứng nguồn hàng cho dịch vụ bán trực tuyến. Giai đoạn này chứng kiến sự tăng vọt về nhu cầu sách thiếu nhi, khi nhiều phụ huynh mong muốn cung cấp cho con em mình tài liệu học tập và giải trí ngoài những thiết bị công nghệ. Điều này tạo cơ hội lớn cho các nhà xuất bản trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường sách thiếu nhi và sách giáo dục.

Không chỉ dừng lại ở việc số hóa kênh phát hành hay quy trình nội bộ, Fahasa còn đầu tư mạnh mẽ vào các nhà kho thông minh. Những nhà kho này, còn được gọi là nhà kho 4.0, tích hợp các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình lưu trữ và quản lý hàng hóa. Sự thay đổi này đã nâng cao hiệu suất và cải thiện độ chính xác và an toàn trong quản lý kho.

cong nghe anh 4

Phiên livestream bán sách của Saigon Books. Ảnh: Saigon Books.

Cùng Fahasa, ông Vũ Xuân Trường - đại diện Công ty TNHH ĐT&PT Giáo dục Hiedbooks - nhận định: "Chuyển đổi nội dung sách sang số hóa là phải thay đổi kênh phân phối từ trực tiếp sang trực tuyến. Với sự hỗ trợ của Internet, nhiều loại sách và bài viết hiện nay được xuất bản trực tiếp trên các nền tảng số và thương mại điện tử”. Nhờ vậy, sách số không còn bị giới hạn bởi địa lý, mà có thể tiếp cận với người đọc khắp mọi nơi trên thế giới một cách dễ dàng.

Ngoài ra, các hình thức như livestream bán sách đã trở nên phổ biến, với những phiên bán hàng có doanh thu lên tới hàng trăm triệu đồng, thu hút hàng nghìn lượt người xem và tương tác.

Có thể thấy, ngành xuất bản Việt Nam đang từng bước thích ứng với công nghệ số, từ biên tập, in ấn đến phát hành. Trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến như Internet of Things đã giúp tối ưu hóa quy trình biên tập và in ấn, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả.

Đặc biệt, việc phát hành sách qua các nền tảng thương mại điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến, giúp các đơn vị xuất bản mở rộng kênh phân phối và gia tăng doanh thu. Những doanh nghiệp như Fahasa đã chuyển đổi số thành công, đầu tư vào nhà kho thông minh và tận dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Tất cả những thay đổi trên cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành xuất bản trong kỷ nguyên số, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.