Kết quả bóng đá San Marino 1
Ghi bàn:
San Marino: Alessandro Golinucci (61')
Đan Mạch: Rasmus Hojlund (42'),ếtquảbóngđátruc Yussuf Poulsen (70')















当前位置:首页 > Thời sự > Kết quả bóng đá San Marino 1 正文
Ghi bàn:
San Marino: Alessandro Golinucci (61')
Đan Mạch: Rasmus Hojlund (42'),ếtquảbóngđátruc Yussuf Poulsen (70')
标签:
责任编辑:Công nghệ
Ít ai biết, anh bén duyên nghề từ khi còn rất nhỏ, bắt đầu từ việc đọc giúp mẹ những thông tin trên loa truyền thanh của xã.
Tốt nghiệp Đại học ngành quản lý giáo dục, nhưng Thế Cương lại bắt đầu sự nghiệp bằng công việc của một người dẫn chương trình.
![]() |
Thế Cương bén duyên nghề từ khi còn rất nhỏ, bắt đầu từ việc đọc giúp mẹ những thông tin trên loa truyền thanh của xã. |
“Trước đây mẹ tôi làm phát thanh viên cho đài truyền thanh xã. Khi ấy, tôi là cậu nhỏ lẽo đẽo theo mẹ đi làm, được mẹ cho đọc những thông tin ngắn, rồi dần dần tự tin để bắt đầu việc dẫn dắt các chương trình sân khấu. Tôi nghĩ, đó là cơ duyên, và sự tôi luyện từ tấm bé giúp tôi tự tin khi trở thành MC của Đài Truyền hình Hải Dương từ năm thứ ba đại học.
Những ngày đó, vừa chạy lên Hà Nội học xong lại chạy về đài ghi hình, tới 2011 ra trường thì bắt đầu thi tuyển và trở thành MC chính thức của ANTV từ những ngày kênh chuẩn bị phát sóng chương trình đầu tiên”.
Nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, Thế Cương chia sẻ: “Tôi được giao dẫn bản tin đầu tiên trong ngày lên sóng chính thức của kênh ANTV (11/12/2011), thực sự là rất lo lắng và hồi hộp cảm giác rất khó tả.
Áp lực đến mức lưng áo tôi ướt đẫm mồ hôi và tôi không dám thở mạnh. Cho đến khi kết thúc bản tin, được lãnh đạo và đồng nghiệp khen, tôi gần như bật khóc. Khóc vì tự hào vì mình vừa vượt qua khoảnh khắc lịch sử của kênh truyền hình, và vừa vượt qua thử thách của chính bản thân trong nghề MC chuyên nghiệp”.
Hơn 10 năm gắn bó với môi trường truyền hình vũ trang, Thế Cương cho rằng đây là môi trường rất phù hợp với mình bởi “ANTV là môi trường rất tốt, năng động, chuẩn chỉnh về mặt giờ giấc. Công việc chính của tôi tại ANTV là dẫn các bản tin Thời sự chính luận, các chương trình sự kiện của Bộ Công an và của đơn vị. Ngoài ra tôi cũng tham gia công tác biên tập và đạo diễn, thư ký các bản tin thời sự phát sóng trực tiếp trên kênh ANTV. Nhìn chung công việc rất áp lực, nhưng không quá khó khăn”.
Là gương mặt quen thuộc tại các sự kiện quan trọng của lực lượng công an và cũng là gương mặt đáng giá của ANTV trong những chương trình có rating cao nhất, Thế Cương cho biết, để có được sự ghi nhận đó anh cũng phải chấp nhận những hi sinh riêng tư. “Hơn 10 năm theo nghề thì chắc cũng từng ấy năm tôi thường xuyên vắng mặt trong các dịp vui chơi cùng bạn bè, gia đình dịp lễ tết.
Nhưng mãi cũng thành quen và tôi cảm thấy vui vì được lên sóng “xông đất” những ngày đó. Đặc biệt mỗi khi đi công tác hay dẫn các chương trình nhận được những lời góp ý, hay những lời khen hoặc được khán giả nhận ra là MC Thế Cương của ANTV là tôi cảm thấy rất tự hào”.
![]() |
Tốt nghiệp Đại học ngành quản lý giáo dục, nhưng Thế Cương lại bắt đầu sự nghiệp bằng công việc của một người dẫn chương trình. |
Và “tai nạn nghề nghiệp” với bất cứ MC nào cũng là một nỗi ám ảnh, với Thế Cương cũng không là ngoại lệ. “Khi làm chương trình có muôn vàn những tình huống khác nhau. Không tình huống nào giống tình huống nào. Điều quan trọng là MC phải xử lý rất nhanh dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức mà mình có được.
Trong hơn 10 năm theo nghề, tôi cũng gặp nhiều “sự cố”, đặc biệt là các bản tin thời sự trực tiếp hay là các chương trình sự kiện. Nhưng có một sự kiện đáng nhớ nhất là một tôi dẫn một chương trình nghệ thuật ngoài trời. Khi đang dẫn thì mất điện liên tục, trong khi trời bắt đầu mưa. Và tôi buộc phải “nói chay” để chương trình không bị gián đoạn. Nói chay suốt gần một tiếng, tôi tự thấy sau đó thì mình cũng can đảm hơn rất nhiều”.
Sau 10 năm theo nghiệp dẫn và làm biên tập chuyên nghiệp của ANTV, Thế Cương bắt đầu tham gia công tác truyền nghề MC cho các bạn trẻ. “Tôi thấy là nhu cầu của các bạn trẻ hiện nay với nghề này rất lớn. Họ rất thích công việc là một BTV, thích được lên sóng. Nhưng tất cả các bạn chỉ nhìn thấy ở bề ngoài. Còn thực chất để trở thành biên tập viên - MC thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó tôi nhấn mạnh đến kỹ năng cơ bản để dẫn bản tin và sự kiện. Và các bạn hiện nay đang thiếu.
Ngoài yếu tố năng khiếu thì rất cần phải sự khổ luyện và trau dồi. Nhiều bạn trẻ hiện nay chỉ nghĩ đơn giản là được mặc đẹp, xuất hiện trong các sự kiện, có thu nhập khá bằng việc chạy show hay đọc lời bình… Thực tế thì chưa đủ, nếu bạn chỉ dừng lại việc đọc và dẫn không có kiến thức thì bạn chỉ dừng lại là “máy nói” rất vô hồn.
Thế Cương lập gia đình năm 2019 và đang hạnh phúc với gia đình nhỏ cùng cô con gái xinh xắn tên Khả Tú. Anh chia sẻ ngắn gọn về cuộc sống riêng tư: “Cuộc sống hiện tại của tôi rất thoải mái, được làm công việc mình yêu thích, được gặp gỡ các bạn trẻ đam mê với nghề MC và truyền những kinh nghiệm cho các bạn đó là niềm vui.
Trong thời gian tới tôi vẫn tiếp tục tham gia dẫn dắt các bản tin và các chương trình và tôi cũng sẽ cố gắng bước ra khỏi “vùng an toàn”, có những bước đột phá, sẽ tham gia thêm công tác phóng viên để ngày càng trưởng thành hơn về nghề”.
Khả Nguyên
Buổi hẹn đầu tiên luôn cần để lại ấn tượng tốt trong mắt đối phương, nhưng nếu bạn trai lỡ quên mang ví sẽ thế nào?
" alt="MC thời sự ANTV bén duyên nghề từ giọng loa phát thanh của mẹ"/>MC thời sự ANTV bén duyên nghề từ giọng loa phát thanh của mẹ
Mới đây, Nhật Kim Anh một lần nữa khiến công chúng không khỏi bất ngờ. Thay vì hóa thân thành một nhân vật trên màn ảnh nhỏ, người đẹp lại thể hiện khả năng diễn xuất trên sân khấu kịch đầu tiên trong sự nghiệp. Tác phẩm mang tên Ban Mai về đâu? với sự tham gia chỉ đạo của bộ đôi đạo diễn trẻ đầy tâm huyết Tâm Anh và Cẩm Hồ. Bên cạnh đó còn là sự hỗ trợ và góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi khác như Quang Thảo, Tuấn Kiệt, Lâm Thành Phát,...
Những cánh tay vô vọng chới với
Một ngày đầu tháng giêng năm 1996, sương mù dày đặc che kín đỉnh núi. Trên mặt hồ Sông Rác vang lên tiếng la hét thất thanh khi con thuyền chở 84 người dân đi đốn củi bị chìm. Trong không gian hỗn độn chỉ còn thấy những cánh tay vô vọng chới với giữa biển nước mênh mông...
Giữa tháng 4/2018, chúng tôi tìm về thôn Thượng Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh sau 22 năm, thời điểm con thuyền chở 85 người dân bị chìm giữa đáy hồ Sông Rác.
Bà Hệ giờ đây đã già, sống với chồng trong căn nhà nhỏ chật hẹp. |
Ở xã Kỳ Phong hỏi đến nhà bà Nguyễn Thị Hệ không ai là không biết, không ít người còn nhớ như in ngày bà đã cướp khỏi tử thần 34 tính mạng trong thảm nạn chìm thuyền năm xưa.
Bà Hệ năm nay ngoài 70 tuổi, khuôn mặt khắc khổ, lưng bà oằn xuống theo những năm tháng chèo đò. Bà cùng người chồng thương binh sống trong ngôi nhà vỏn vẹn gần 30m2, xây dựng từ hàng chục năm trước.
Hỏi chuyện cứu 34 mạng người trong vụ chìm đò năm xưa, khuôn mặt bà trở nên buồn bã. Những giọt nước mắt của người đàn bà từng một thời lam lũ với sông nước lăn dài trên gò má, bà bảo: “Tôi ân hận suốt mấy chục năm qua vì không cứu được nhiều người hơn. Hơn 30 mạng người nằm lại dưới lòng hồ luôn làm tôi day dứt không thôi”. Dường như trong ký ức của bà còn vẫn còn ám ảnh bởi những bàn tay chới với dưới mặt hồ Sông Rác năm 1996.
Bà Hệ vốn người ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 18 tuổi, bà tham gia dân quân du kích chống Mỹ cứu nước. Sau 6 tháng xông pha với bom đạn, bà trở về lấy chồng và định cư ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh hành nghề chèo thuyền trên hồ Sông Rác kiếm sống. Khách qua sông của bà chủ yếu những người dân miền xuôi ở các xã Kỳ Phong, Kỳ Tiến… đi kiếm củi trong các khu rừng thuộc huyện Kỳ Anh.
Ông Trung, chồng bà Hệ, là thương binh 3/4. |
Nhớ lại buổi sáng định mệnh trên hồ Sông Rác, bà Hệ Sáng kể, ngày 4/1/1996, khi đang ăn cơm với người con trai đầu Nguyễn Văn Thực (SN 1973) để chuẩn bị lên thuyền đi làm, bà nghe trên sông văng vẳng tiếng người kêu cứu.
Vội bỏ bát đũa, bà cùng con trai chạy ra bến thuyền thì chứng kiến cảnh con thuyền của anh Hồ Văn Di (trú xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh) chở 84 người đang dần chìm xuống dưới lòng hồ.
Không một chút đắn đó, bà cùng người con trai nhanh chóng nổ máy đưa thuyền hướng về phía người dân gặp nạn. Lúc này mặt sông dày đặc sương, tiếng người kêu khóc thảm thiết.
“Tôi đưa thuyền đến nơi thấy hàng chục người đang chới với giữa lòng hồ. Tôi vội dùng cây sào dài dí xuống mặt nước để những người gặp nạn bám vào, sau đó kéo từng người một đưa lên thuyền”, bà Hệ nhớ lại.
Trong số 84 người có mặt trên chiếc thuyền, 54 người được cứu sống. Trong đó chính tay bà Hệ cứu sống 34 người, 11 người còn lại được người dân đánh cá cứu sống. 30 người khác vĩnh viễn bỏ mạng dưới đáy hồ Sông Rác.
“Họ là những người dân sống ở các xã quanh đây thường xuyên lên thuyền qua hồ để vào núi kiếm củi. Rất nhiều người là khách quen của tôi, người lớn có, học sinh có, họ chết thật đau lòng”, bà Hệ nhớ lại.
Nữ anh hùng trong lòng dân
Sau 22 năm, ký ức về vụ chìm thuyền vẫn còn là nỗi kinh hoàng của những người may mắn thoát chết trên hồ Sông Rác. Trong tâm khảm của những người được cứu sống, họ luôn ghi lòng tạc dạ công lao nữ “anh hùng” chèo đò năm xưa.
Anh Bùi Ngọc Anh (trú xã Kỳ Phong), người được chính tay bà Hệ cứu sống năm xưa, nhớ lại, sáng ngày 4/1, anh đến bến hồ Sông Rác rồi lên thuyền anh Di để vào rừng kiếm củi. Trên thuyền có tất cả 84 người, họ đều là phu củi lâu năm và đi lại đều đặn trên thuyền.
Anh Bùi Ngọc Anh, một trong 34 người được bà Hệ cứu sống trong thảm nạn chìm đò năm xưa. |
“Thuyền ra đến giữa hồ bất ngờ rung lắc mạnh, nước ập vào thuyền rất nhiều. Những người trên thuyền bắt đầu hoảng loạn. Một số nhảy xuống hồ, số khác bám vào mạn thuyền bị nước nhấn chìm trong tích tắc”, anh Anh nhớ lại.
Khoảng cách từ nơi gặp nạn cách bờ 500m, thời điểm thuyền chìm lúc 7 giờ sáng, sương vây kín mặt nước nên không thể phân biệt được hướng của bờ để bơi vào. Lòng hồ sâu, nhiều người biết bơi nhưng mất phương hướng nên bơi toán loạn thành ra kiệt sức rồi chết đuối.
Trong khi chới với giữa dòng nước dữ, anh Anh may mắn tiếp cận được gần thuyền của bà Hệ, rồi được bà cứu lên thuyền đưa vào bờ an toàn. Sau đó, anh nhập viện vì bị vết cắt ở chân.
“Tôi và 33 người khác không được bà Hệ cứu kịp thời chắc bỏ mạng giữa lòng hồ 22 năm trước rồi. Bà ấy là ân nhân cứu tôi khỏi tử thần, công ơn ấy không bao giờ quên được”, anh nói.
Ông Trần Văn Chính vẫn nhớ như in hành động cứu người của bà Hệ. |
Để rõ hơn về câu người đàn bà cứu 34 mạng người năm xưa, chúng tôi tìm đến những người có chức trách ở xã Kỳ Phong thời điểm năm 1996, họ đồng thời cũng là người trực tiếp chứng kiến và cứu nạn trong vụ chìm thuyền.
Tiếp chúng tôi, ông Trần Văn Chính cho hay, thời điểm xảy ra vụ chìm thuyền ông giữ chức Phó chủ tịch kiêm Trưởng công an xã Kỳ Phong.
Ông kể, sáng ngày 4/1/1996, ông vừa đến trụ sở thì được người dân chạy lên báo thuyền anh Di chở theo hàng chục người bị chìm ở trên hồ. Ông tức tốc tới hiện trường thì bà Hệ và một số người dân đang cứu người dười hồ đưa lên bờ.
“Thuyền bà Hệ cứu được 34 người, 11 người còn lại được người dân đánh cá cứu sống. 30 người chết chúng tôi cũng huy động thuyền bè vớt được trong ngày gặp nạn. Những người tử vong sau đó đều được người thân đưa về quê an táng”, ông Chính nói.
Theo ông Chính, tai nạn thảm khốc xảy ra hơn 20 năm qua nhưng hành động cứu người của bà Hệ người dân ai cũng rõ. Sau khi cứu thành công 34 mạng người dưới lòng hồ Sông Rác, bà Hệ được Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư khen ngợi, biểu dương, đồng thời dành tặng cho gia đình bà số tiền 5 triệu đồng.
Cùng trong năm 1996, Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 cho bà Hệ vì đã có hành động dũng cảm cứu người trên hồ Sông Rác…
(Còn tiếp)
“Tôi nhớ rất rõ câu chuyện ấy bởi đó là một trong số những ca hiếm hoi về quấy rối tình dục nơi công sở tôi tư vấn. Thay vì đối mặt, nạn nhân thường chọn cách im lặng”, Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn An Chất chia sẻ.
" alt="Buổi sáng định mệnh của người phụ nữ cứu 34 người chìm đò"/>Nhận định, soi kèo Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Tiếp tục chìm sâu
Nhà hát là di tích cấp quốc gia nên yêu cầu quan trọng khi cải tạo là đảm bảo tính nguyên trạng công trình. Do đó, ngành chức năng đã scan 3D toàn bộ công trình kiến trúc, giúp tạo các file dữ liệu với hình ảnh 3D, kích thước đúng tỷ lệ hiện thành, cấu kiện, thành phần... trước khi sửa chữa.
Trong lần tu bổ này, TP.HCM sẽ phục dựng tổng mặt bằng, khối nhà chính. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị, hệ thống điện, điều hòa, âm thanh ánh sáng, hệ thống PCCC, báo cháy.... để đáp ứng đủ điều kiện tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn, chương trình nhạc giao hưởng và vũ kịch quốc tế tại TP.HCM trong khi chờ Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch tại Thủ Thiêm hoàn thành.
Dự án tu sửa sẽ thực hiện trong hơn 3 năm. Từ quý IV năm nay (2023), công trình được lập báo cáo nghiên cứu khả thi, năm 2024 trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán. Năm 2025, dự án sẽ thi công lắp đặt, đến 2026 lắp đặt thiết bị, công tác sưu tầm, trưng bày. Việc thi công thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, đảm bảo các phòng chức năng hoạt động thường xuyên.
“Chi tiết kinh phí từng hạng mục dự án sẽ có khi Trung tâm bảo tồn di tích lập dự án cụ thể. Quá trình sửa chữa sẽ có thêm bước hạ giải, tức là phải đưa các chi tiết xuống rồi sửa chữa, phục dựng. Nhiều nguyên vật liệu phải nhập ở nước ngoài về mới đảm bảo yêu cầu”, ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh Văn phòng, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM nói.
Việc sửa chữa cần bài bản, thường xuyên
NSƯT Trần Vương Thạch - Nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc & Vũ kịch TP.HCM (HBSO) có nhiều năm gắn bó tại Nhà hát Thành phố bày tỏ ủng hộ kế hoạch tu bổ.
Theo ông, dù nhà hát nằm giữa vị trí đắc địa, ngay quận 1 trung tâm thành phố song do diện tích nhỏ nên được bố trí khá chật hẹp, nhiều phòng chức năng phải gom chung với nhau. Qua năm tháng, cơ sở hạ tầng, hệ thống cách âm cũng xuống cấp, ảnh hưởng chất lượng buổi biểu diễn.
Trong đó, tầng hầm của nhà hát cũng là nơi đặt văn phòng làm việc của HBSO. Đơn vị này phải tận dụng hành lang để mở các phòng ban làm việc. Mỗi khi trời mưa, không gian luôn bị ẩm mốc hoặc bốc mùi do hệ thống nước thải.
Ngoài ra, nhà hát chỉ có một phòng thay đồ và trang điểm chính dành cho nghệ sĩ. Do cơ sở vật chất tạm bợ nên không đủ sức chứa đối với các chương trình quy tụ đông số lượng nghệ sĩ, vũ đoàn.
Ông Thạch kể từng chứng kiến một nhạc trưởng nổi tiếng thế giới phải nhường phòng của mình cho các nữ nghệ sĩ trang điểm, thay đồ.
“Ở các nhà hát quốc tế, việc mỗi nghệ sĩ chính đều có một phòng hay không gian riêng cho mình trước và trong buổi diễn là chuyện bình thường. Nhưng điều này lại bất khả thi ở Nhà hát TP.HCM”, ông nói.
Từng có nhiều năm làm việc với các đoàn hát quốc tế, ông Thạch nói một số đoàn nghệ thuật châu Âu rất muốn trình diễn tại TP.HCM. Tuy nhiên, họ buộc phải ngừng hoặc đổi kế hoạch vì cơ sở hạ tầng của nhà hát không đáp ứng được tiêu chuẩn.
Ông Hoàng Ngọc Long - Quyền Giám đốc Nhạc viện TP.HCM cho biết từ nhiều năm nay phía đơn vị này luôn tổ chức các buổi biểu diễn tại hội trường riêng và hiếm khi thuê hay sử dụng sân khấu của Nhà hát Thành phố.
Ở góc độ nghệ thuật, ông Long cho biết nhà hát từ bấy lâu nay vẫn được xem là “thánh đường” văn hóa của TP.HCM với đa dạng các loại hình biểu diễn như opera, múa ballet, múa truyền thống Việt Nam và nhảy hiện đại, nhạc kịch, các sự kiện âm nhạc giải trí…
Bên cạnh mục đích phục vụ văn hóa – nghệ thuật, đây còn là địa điểm du lịch thu hút khách tại TP.HCM. Do đó, việc tu bổ góp phần đảm bảo lưu giữ nét lịch sử, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, tô thêm vẻ đẹp hiện đại của thành phố giai đoạn hội nhập”, ông nói.
NSƯT - GS danh dự Đại học Nghệ thuật quốc gia Kazakhstan Bùi Công Duy từng có nhiều dịp đứng trên sân khấu Nhà hát Thành phố. Anh cho rằng đặc thù dòng nhạc giao hưởng chỉ thích hợp biểu diễn ở phòng hòa nhạc với quy chuẩn riêng. Nhưng do điều kiện không cho phép nên từ lâu các đơn vị vẫn chọn Nhà hát Thành phố là nơi biểu diễn thường xuyên.
Anh cho rằng hạn chế của nơi này là sân khấu nhỏ, nông. Khi biểu diễn giao hưởng, các nghệ sĩ thường thiếu chỗ đứng do quy mô dàn nhạc lên đến cả trăm người. Ngoài ra, yếu tố bất cập nhất là việc đầu tư cho các chương trình biểu diễn rất tốn kém nhưng số lượng ghế ngồi trong nhà hát lại hạn chế.
“Theo tôi, trùng tu là rất cần thiết. Việc này nên diễn ra thường xuyên, định kỳ để giữ được chất lượng cơ sở vật chất lâu dài, không phải chờ đến xuống cấp tận đáy mới làm thì muộn. Mặt khác, việc tu bổ có tốt hay không còn phụ thuộc vào nhà đầu tư, đơn vị thực hiện. Tôi tin nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật thành phố đều mong đợi điều này”, anh nói.
Tu bổ Nhà hát Thành phố: Cần thực hiện bài bản và thường xuyên!
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Khách mời của chương Top Hitslà diva Mỹ Linh. Cô xuất hiện bất ngờ cùng liên khúc Bên em là biển rộng - Một ngày mùa đông - Cho em một ngày. Diva khen đồng nghiệp: "Có ai nhận ra anh Hưng rất khác không? Anh của hôm nay hiền, hát rất tiết chế, lịch thiệp, không "rock" hay nổi loạn như xưa nữa. Điều đó giữ tôi và các bạn lại ở đây đến hết chương trình".
Trước khi chuyển sang chương Bolero, Đàm Vĩnh Hưng dành thời gian tri ân khán giả. Anh nói: "Khán giả của tôi không còn là những cô cậu sinh chắt mót tiền, leo rào vào show xem tôi hát nữa rồi. Tôi cũng không còn là cậu ca sĩ 18 tuổi năm nào tìm kiếm sự nổi tiếng nữa. Từ tận đáy lòng, tôi biết ơn khi hôm nay còn đứng ở đây. Cảm ơn khán giả đã chọn tôi. Đồng tiền, tấm vé của mọi người thay đổi số phận của một anh hớt tóc "gọi dạ bảo vâng".
Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ mời Dương Triệu Vũ và Trúc Nhân - hai ca sĩ không xuất hiện trên poster - song ca cùng mình. Lần hiếm hoi, khán giả nghe Trúc Nhân hát bolero qua những bài Đoạn buồn đêm mưa, Nửa đêm ngoài phốvà Giã từ.
Ca sĩ chia sẻ về sự thay đổi của mình thời gian gần đây: "Nhiều năm nay, tôi đã thôi "chinh chiến", mặc kệ mọi thứ và không xen vào chuyện của ai cả. Chỉ vì "một người" mà... Nhưng qua sự kiện đó, tôi muốn để khán giả thấy nhiều phương diện của mình. Có lúc tôi giả nai, khi tôi lại làm một con sói rất dữ tợn, dễ sợ".
Chương cuốiEDM, Đàm Vĩnh Hưng hát Hello, Em đổ anh chưa, Buồn làm chi em ơi,... Hồ Ngọc Hà - khách mời được trông đợi nhất - mang đến các màn trình diễn đẹp mắt, đã tai.
Mỹ Loan
" alt="Mỹ Linh khen Đàm Vĩnh Hưng hiền, hát không nổi loạn như xưa"/>Wang (sống tại Thiểm Tây, Trung Quốc) khi đó 35 tuổi, chưa từng gặp được người thích hợp để kết hôn. Lý do vì anh chàng quá bận rộn với sự nghiệp mà quên mất cả yêu đương tìm hiểu. Cho tới khi đã có đủ điều kiện tài chính, có nhà có xe và một khoản tiết kiệm kha khá, anh mới nghĩ đến việc lập gia đình.
Wang Qiang được giới thiệu với một cô gái 38 tuổi. Thấy Wang có điều kiện tốt, cô ấy cũng muốn hai người tiến tới, nhưng điều khiến Wang Qiang bận tâm là đối phương dường như quá đặt nặng vấn đề vật chất, khiến anh có cảm giác mình bị lợi dụng.
Khi hai người ở bên nhau, dù đến lần thứ n, cô ấy vẫn chưa từng chủ động trả tiền bất kỳ buổi hẹn hò nào. Yêu cầu của cô ấy đối với Wang Qiang ngày càng cao, đòi đám cưới to, sính lễ lớn, lại còn phải thêm tên cô ấy vào ngôi nhà mà Wang đã mua từ trước.
Wang Qiang cảm thấy rằng cô ấy quá thực dụng. Tuy điều kiện tầm thường nhưng tham vọng không hề nhỏ. Kết quả là sau một tháng tìm hiểu, hai người chia tay. Wang đã hiểu lý do cô ấy không thể kết hôn dù ở tuổi này.
Quá kén chọn, coi mình là trung tâm của vũ trụ
Sau 30 tuổi, những cô gái vẫn còn độc thân thường đặt nhiều kỳ vọng vào nửa kia, mong rằng anh ấy đủ hoàn hảo. Dù chỉ có thể gặp gỡ người khác giới thông qua các cuộc hẹn "coi mắt" nhưng họ luôn rất kén chọn đàn ông và chỉ sống trong thế giới của riêng mình.
Như cô gái hò hẹn với Wang, dù 38 tuổi nhưng khi kết thân với người khác giới cô ấy luôn tỏ ra kiêu ngạo, như thể đàn ông phải tập trung vào mình vậy.
Những người đàn ông muốn tiến tới hôn nhân không còn thể hiện tình cảm lãng mạn như thuở đôi mươi. Họ chỉ muốn tìm một người có tính cách phù hợp và dễ hòa đồng. Trong khi đó một số cô gái độc thân lại thích kiểm soát và yêu cầu cao ở đàn ông. Đối tượng mà họ để mắt có thể phải vừa dịu dàng lại vừa là người đàn ông xuất sắc. Nhưng những người đàn ông như vậy thường sẽ không chọn họ để kết hôn.
Muốn kết hôn thì cần dũng cảm, muốn duy trì hôn nhân thì cần sự thông minh. Một người phụ nữ khôn ngoan chắc chắn sẽ hiểu sâu sắc về bản thân mình khi chọn bạn đời, sẽ biết cách quản lý mối quan hệ của mình và không phải lúc nào cũng đặt kỳ vọng cao vào bạn đời của mình.
Đàn ông nói tới kết hôn không chỉ coi trọng ngoại hình mà còn xem xét tính cách của người mình sẽ lấy làm vợ, xem liệu hai người có thể sống với nhau thoải mái được hay không. Giữa một cô gái chưa từng kết hôn nhưng cao ngạo và một người phụ nữ đã từng kết hôn rồi ly hôn, đàn ông sẵn sàng ở bên người phụ nữ đã ly hôn nếu cô ấy không có những yêu cầu vô lý trong hôn nhân và không quá kén chọn bạn đời.
Theo Dân trí
Trong ngày trọng đại của đời mình, cô dâu chú rể quỳ rạp trước mặt người mẹ kế để cảm tạ công ơn dưỡng dục của bà khiến nhiều người xúc động.
" alt="'Hò hẹn một cô gái 38 tuổi, một tháng tôi đã hiểu vì sao cô ấy ế tới giờ'"/>'Hò hẹn một cô gái 38 tuổi, một tháng tôi đã hiểu vì sao cô ấy ế tới giờ'