Cơ thể một số người có khả năng đào thải hết nồng độ cồn sau một tiếng. Ảnh minh họa: RPThông thường, 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn ứng với 200ml bia (5%), 1 ly rượu vang 75ml (13,5%), 1 chén rượu mạnh 25ml (40%). Một đơn vị cồn cần ít nhất 1 tiếng phân hủy hoàn toàn, 15% qua đường hô hấp và bài tiết, còn lại đào thải tại gan.
Theo Legal Services Link,một lon bia tiêu chuẩn (330ml, nồng độ 4-5%) chứa khoảng 14g cồn. Khi đó, nồng độ cồn trong hơi thở sau khi uống khoảng 0,02mg/L. Sau hơn một giờ, chỉ số này sẽ gần bằng 0 nếu bạn không dùng thêm bất kỳ đồ ăn, thức uống có cồn nào khác. Đây cũng là ngưỡng rượu bia tối đa mỗi ngày được các cơ quan y tế khuyến nghị.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ số trên có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng đào thải cồn của cơ thể từng người. Một số người đào thải cồn chậm hơn do chức năng gan suy yếu, nhẹ cân, có bệnh, đang đói, uống lần đầu, ít uống... Bởi vậy, tốt nhất bạn không nên lái xe ngay sau khi uống rượu bia dù lượng nhỏ.
Vấn đề phát sinh nghiêm trọng khi bạn uống nhiều hơn một lon bia. Khi một người uống 3-4 lon, nồng độ cồn trong máu của họ sẽ đạt 0,08mg/L và mất khoảng 5 giờ để giảm xuống 0. Nếu bạn uống trước khi đi ngủ, chỉ số trên có thể vẫn còn cao vào sáng hôm sau - một rắc rối thực sự nếu bạn phải lái xe.
Máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện nồng độ cồn trong vòng 15 phút sau khi bạn uống rượu, bia. Các yếu tố như thân nhiệt, trào ngược axit, thuốc... có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM, uống nhiều nước là biện pháp đơn giản khiến bạn cảm thấy dễ chịu sau khi uống rượu bia, nhanh đào thải cồn trong máu nhưng cách tốt nhất để giảm nồng độ cồn trong máu là uống ít rượu hơn.
Lưu ý, tuyệt đối không được pha rượu với nước tăng lực, nước ngọt hay uống bia và rượu cùng lúc vì sẽ dẫn tới hấp thu nhanh hơn, đặc biệt nước tăng lực gây tỉnh táo giả, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Thừa nhận uống một lon bia, người đàn ông nhận kết quả đo nồng độ cồn ‘bất ngờ’
Người đàn ông thừa nhận mình uống một lon bia. Tuy nhiên, sau 3 lần kiểm tra, lực lượng CSGT khá “bất ngờ” vì kết quả thể hiện nồng độ cồn trong khí thở của ông L. ở mức 0.00 mg/L.">