Chiếm gần 32% lực lượng lao động và hơn 9 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất nhưng lĩnh vực nông nghiệp mới chỉ đóng góp hơn 14% vào GDP Việt Nam. Do đó,ỨngdụngcôngnghệsốdựbáothịtrườngđánhthứctiềmnăngnôngsảnViệbóng đá nữ tiềm năng của nông nghiệp vẫn còn dư địa lớn để có thể phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem tới nhiều công cụ hỗ trợ phân tích sản lượng tiêu thụ và nhu cầu thị trường, từ đó giải bài toán “được mùa, mất giá”.
Thực tế, công tác dự báo thị trường nông sản đã được các cơ quan quản lý thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, khả năng theo dõi, dự báo, thông tin thị trường hiện vẫn chưa bám sát đúng nhu cầu nên người nông dân và các doanh nghiệp chưa có nền tảng vững chắc để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Công tác phân tích dữ liệu, đưa ra dự báo nhu cầu đến nay mới chỉ dừng ở việc thống kê, so sánh giá mặt hàng giữa các tháng mà chưa thực hiện được đồng bộ việc điều tra, nghiên cứu, dự báo nhu cầu thực tiễn một cách hệ thống và khoa học.
Do đó, không ít hợp tác xã, doanh nghiệp hiện nay phải tự nghiên cứu, tự dự báo thị trường để định hướng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hộ cá thể có thể tự tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên và chính xác.
Điều này dẫn đến tình trạng người dân tự sản xuất, tự mở rộng diện tích và bán hàng theo kinh nghiệm. Một số mặt hàng nông nghiệp thường xuyên rơi vào cảnh dư thừa, buộc phải kêu gọi “giải cứu” những năm gần đây.
Trong khi đó, tại một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, đều có hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ về hoạt động đầu tư cũng như nhu cầu thị trường của các loại nông sản, nên có thể dự đoán trước chuyển động của thị trường trong ngắn và dài hạn. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, định hướng sản xuất, đưa người dân và doanh nghiệp vào thế chủ động thích ứng với thay đổi của thị trường.
Số hoá quá trình sản xuất, dự báo thị trường bằng công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hoá sâu rộng hiện nay, quá trình sản xuất kinh doanh không thể xa rời yếu tố thị trường. Dự báo thị trường sát với thực tiễn không chỉ giúp sản xuất nông nghiệp ít bị phụ thuộc vào thời tiết khí hậu mà còn giúp người nông dân, doanh nghiệp tuân thủ theo quy luật “vô hình” của thị trường, đó là quan hệ cung - cầu, quan hệ giá cả.
Bởi vậy, công tác dự báo thị trường nông sản cần được thực hiện một cách bài bản, từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn và theo từng ngành hàng cụ thể. Đặc biệt, dự báo thị trường phải đi liền với thông tin về thời tiết, khí tượng thuỷ văn, nguồn nước cũng như diễn biến bệnh dịch sát sao với điều kiện thực tế.
Để có thể đạt được mục tiêu này, số hoá ngay trong chuỗi sản xuất là nhiệm vụ cần thiết. Trong đó, cơ sở dữ liệu sản xuất được coi là nền tảng để ứng dụng các thành tựu công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo, IoT, blockchain,… phân tích thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Theo Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”, đến năm 2030, Việt Nam ứng dụng đồng bộ công nghệ dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật trong công tác dự báo tình hình thị trường nông sản.
Chính vì vậy, Đề án nhấn mạnh đến việc sử dụng công nghệ để thu thập thông tin, dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản (nhu cầu, giá cả, khối lượng, cơ cấu tiêu thụ, vật tư, nguyên liệu đầu vào…); ứng dụng công nghệ viễn thám để thống kê diện tích, sản lượng đối với ngành hàng trồng trọt, lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin của các ngành hàng chăn nuôi, thủy sản… được kỳ vọng sẽ khơi thông một trong những “điểm nghẽn” lớn của ngành nông nghiệp là thông tin thị trường, từ đó hình thành một nền sản xuất theo nhu cầu và tín hiệu thị trường, thậm chí đáp ứng những xu hướng tiêu dùng nông sản, thực phẩm mới trên toàn cầu.
Để thực hiện các mục tiêu Đề án đặt ra, ngoài hạ tầng công nghệ, cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề hợp tác, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác phân tích, dự báo cũng như vận hành các công cụ tiện ích, phần mềm cài đặt trên nền tảng thiết bị số. Theo đó, cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, công nghệ số cho đội ngũ nhân lực thuộc hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thị trường nông sản; tập huấn cho các cá nhân, tổ chức liên quan như nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã để khai thác thông tin thành thạo từ hệ thống, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Thế Vinh