当前位置:首页 > Kinh doanh > Soi kèo phạt góc Chile vs Tunisia, 13h15 ngày 10/6 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Southampton vs Fulham, 21h00 ngày 26/4: Chiến đấu vì danh dự
Với mức giá khởi điểm 3.499 USD, tai nghe thực tế tăng cường Vision Proxứng đáng được coi là một siêu phẩm công nghệ và được Apple đặt nhiều kỳ vọng.
Tuy nhiên, sản phẩm đang phải đối mặt với những thách thức đầu tiên khi một số nhà phát triển ứng dụng hàng đầu thế giới tuyên bố sẽ chưa điều chỉnh ứng dụng cho phù hợp với nhu cầu của người dùng Vision Pro trên các nền tảng của mình. Hàng loạt những thương hiệu nổi tiếng được Bloomberg liệt kê, trong đó phải kể đến Google, Meta, Netflix, YouTube và Spotify.
Trước đó, Apple đã tuyên bố, vào thời điểm Vision Pro được tung ra thị trường, hơn 1 triệu ứng dụng sẽ sẵn sàng hỗ trợ thiết bị mới. Tuy nhiên, theo Bloomberg, phần lớn các ứng dụng, kể cả phầm mềm mang thương hiệu của Apple, dự kiến sẽ không phải là sản phẩm được tối ưu hóa giao diện riêng cho nền tảng VisionOS, mà được sửa đổi từ nền tảng iPadOS. Ít nhất điều này chính xác đối với các ứng dụng cơ bản như podcast, tin tức, lịch và lời nhắc.
Mặc dù lô sản phẩm Vision Pro đầu tiên khoảng 80.000 chiếc đã được đặt hàng hết trong vòng vài giờ sau khi mở bán, nhưng còn quá khiêm tốn so với tiêu chuẩn phát hành sản phẩm thông thường của Apple.
Ngay cả khi Apple bán được 300-400 nghìn sản phẩm Vision Pro trong năm 2024, điều đó cũng chưa thực sự đủ sức thu hút các nhà phát triển ứng dụng.
Các nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba chưa sẵn sàng đầu tư vào các giải pháp gốc cho VisionOS và muốn đánh giá kết quả bán hàng đối với sản phẩm mới của Apple.
Trong số các nhà phát triển ứng dụng lớn, mới chỉ có Microsoft, Zoom, Box và Slack sẵn sàng hỗ trợ Vision Pro từ thời điểm sản phẩm bắt đầu được tung ra thị trường.
Tuy nhiên, việc vắng bóng những nhà phát triển ứng dụng hàng đầu sẽ hạn chế khả năng Vision Pro trở nên phổ biến và thu hút người tiêu dùng.
Việc quan trọng nhất mà Apple cần thực hiện vào thời điểm hiện tại là thuyết phục các nhà phát triển tạo thêm ứng dụng cho thiết bị mới của mình, đặc biệt là việc chuyển cửa sổ ứng dụng 2D sang dạng 3D để phù hợp với chiếc kính. Kho ứng dụng được đánh giá là yếu tố quan trọng sống còn, có thể quyết định đến sự thành bại của Vision Pro.
Hiện chưa rõ thời điểm Apple sẽ bán Vision Pro tại Việt Nam, nhưng dự kiến sản phẩm sẽ có mức giá khởi điểm từ 80 triệu đồng trở lên.
(theo Bloomberg)
Siêu phẩm Vision Pro của Apple gặp khó với các nhà phát triển ứng dụng
Đồng phục không giúp xóa bỏ phân biệt giàu nghèo
Thế nhưng, tôi rất phản đối lý do học sinh mặc đồng phục phục nhằm mục đích phá được sự phân biệt giàu nghèo.
Trên thực tế, hàng năm đã có số lượng không nhỏ phụ huynh không đăng ký mua đồng phục mới. Những học sinh không có điều kiện mua đồng phục mới vẫn được tiếp tục mặc đồng phục cũ (áo trắng thì ngả màu, quần thì cộc).
Điều này tạo nên sự không đồng bộ, nhất là vào những năm nhà trường thay đổi đồng phục. Đó cũng là một ranh giới phân biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn với học sinh có điều kiện khá hơn.
Hơn nữa, học sinh đến trường đâu chỉ có riêng mỗi đồng phục, các em còn có cả giày dép, balo, đồng hồ.
Mặc trên người bộ đồng phục nhưng có những học sinh đi giày hàng hiệu, ba lô "xịn xò" đến trường, thậm chí còn có cả lái xe riêng đưa đón.
Chằng nhẽ vì muốn không phân biệt giàu nghèo, nhà trường yêu cầu đồng phục kể cả ba lô, hay đồng hồ?
Tôi còn nhớ ngày con gái học lớp 7, cách đây chừng mấy năm, khi ấy việc kinh doanh của chồng tôi vô cùng khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản.
Toàn bộ chi tiêu trong gia đình đặt lên đôi vai tôi. Cứ đầu năm tôi lại phải bỏ khoảng 1,5 triệu mua các thể loại đồng phục cho con, nào là áo ngắn, áo dài, quần áo thể dục, quần áo ngoại khóa... thậm chí trường con tôi còn bắt mua cả mũ.
Khó khăn nhưng năm nào tôi cũng cố mua đồng phục cho con vì sau một năm sử dụng thì áo trắng cũng ngả màu nước dưa, quần thì cũng sờn hết vải.
Tuy nhiên, sự cố gắng của tôi vẫn chưa đủ để xóa khoảng cách phân biệt giàu nghèo vì lớp con tôi đa số những học sinh có điều kiện. Con chỉ ước mơ có chiếc đồng hồ như của bạn ngồi cạnh. Chiếc đồng hồ đó trị giá 8 triệu, cao hơn cả tháng lương ngày ấy của tôi.
Tôi tá hỏa cố giải thích cho con hiểu, nhưng đứa bé lớp 7 căn bản chưa hiểu được những khó khăn mà gia đình đang trải qua. Thời gian sau, con lại giận dỗi tôi vì không chịu mua chiếc ba lô mà theo con là “thời thượng” giống nhóm bạn nó đang đeo. Nghe đâu chiếc ba lô cũng có giá tới 2-3 triệu đồng.
Cuối cùng, vì không chịu nổi, tôi động viên con chuyển về học ở "trường làng" cho yên ổn.
Tôi cho rằng điều quan trọng mà nhà trường cần chú trọng là dạy cho học sinh có ý chí trong học tập, không bị mê mẩn bởi những thứ vật chất phù phiếm, hào nhoáng bên ngoài, hơn là việc dùng đồng phục để không phân biệt giàu nghèo.
Khi học sinh có kiến thức, hình thành được năng lực nhận biết và chuyển thành hành động thì ba lô vài triệu chứ vài chục triệu của bạn cũng không khiến các con tự ti hay thua kém.
Ngược lai, các con còn thấy hãnh diện với bản thân vì mình luôn cố gắng và nỗ lực trong cả hành trình.
Thêm nữa, thay vì nghĩ ra các kiểu đồng phục và yêu cầu học sinh mua đến 6-7 món đồ cho đồng phục thì nhà trường nên chia sẻ khó khăn với phụ huynh vào đầu năm học mới khi còn nhiều khoản thu khác.
Đừng dùng lý do phá vỡ phân biệt giàu nghèo để bắt học sinh mua đồng phục. Bởi khi đó, bộ đồng phục lại trở thành gánh nặng của phụ huynh.
Phương Thảo
Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại. Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?". Mời bạn đọc gửi ý kiến về: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn! |
Nhận định, soi kèo Bravo vs Mura, 22h30 ngày 28/4: Dấu hỏi động lực
Lyu, CEO Rabbit, đã hình dung việc đưa một thiết bị hỗ trợ AI chuyên dụng đến với hàng tỷ người tiêu dùng. Trong video ra mắt sản phẩm, người sáng lập cho biết mặc dù những thành tựu gần đây về LLM (mô hình ngôn ngữ lớn) giúp máy móc hiểu con người dễ dàng hơn, song “những trợ lý kỹ thuật số này vẫn gặp khó khăn để hoàn thành công việc”.
Hợp tác với công ty thiết kế Teenage Engineering, thiết bị màu cam sáng có vẻ ngoài cổ điển, gợi nhớ đến máy chơi game cầm tay của những năm 1990.
R1 Rabbit có màn hình cảm ứng 2,88 inch, kết hợp một bánh xe cuộn có thể nhấn để truy cập các chức năng tích hợp, bao gồm điều khiển bằng giọng nói. Phía trên bánh xe là camera xoay để chụp ảnh và quay video. Thiết bị chỉ nặng khoảng 115 gram, dễ dàng nằm gọn trong túi người dùng.
Cung cấp sức mạnh là bộ xử lý MediaTek tốc độ 2,3 GHz, 4GB RAM và 128 GB dung lượng lưu trữ. Thiết bị không yêu cầu kết nối với thiết bị khác để hoạt động.
Song, điểm thú vị thực sự của R1 là hệ điều hành độc đáo, dựa trên cái mà công ty gọi là “mô hình hành động lớn” - mô hình nền tảng độc quyền được thiết kế nội bộ để tìm hiểu ý định và hành vi người dùng.
Chẳng hạn, sau khi R1 ghi nhận cách người dùng tương tác với ứng dụng giao đồ ăn hoặc ứng dụng gọi xe, thiết bị có thể thực hiện các hành động tương tự theo lệnh.
Kể từ khi video ra mắt R1 được đăng tải trên YouTube vào ngày 9/1, nó đã nhận được hơn 4,8 triệu lượt xem và 56.000 lượt thích.
Theo dữ liệu từ PitchBook, chuyên theo dõi các giao dịch trên thị trường vốn cổ phần tư nhân, tính đến tháng 12, Rabbit đã huy động được 36 triệu USD từ các nhà đầu tư Mỹ, Canada và Hàn Quốc.
CEO Lyu học chuyên ngành toán tài chính theo chương trình liên kết giữa Đại học Xian Jiaotong ở Tô Châu và Đại học Liverpool ở Anh. Anh cũng là nhà sáng lập dịch vụ truyền thông xã hội kết nối người dùng dựa trên lịch trình, Timeet. Theo báo chí Trung Quốc, Lyu đã hai lần lọt vào danh sách 30 Under 30 Entrepreneur của Forbes.
Sinh năm 1990 tại Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Lyu được biết đến như một ngôi sao doanh nhân công nghệ. Trước Rabbit, anh đã thành lập nhà sản xuất thiết bị AI cho smart-home, có tên Raven Tech vào năm 2014.
Công ty khởi nghiệp này đã được gã khổng lồ AI và công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc mua lại vào tháng 2 năm 2017. Thương vụ được truyền thông Trung Quốc đưa tin trị giá 90 triệu USD.
Giống như Rabbit, Raven cũng là con cưng của các công ty đầu tư mạo hiểm và đây là công ty Trung Quốc duy nhất nhận được tài trợ từ vườn ươm công nghệ Y Combinator của Mỹ có trụ sở tại California.
(Theo SCMP)
Thiết bị AI cầm tay giá 200 USD của startup Trung Quốc ‘cháy hàng’ đặt trước
Ảnh: Thanh Hùng. |
Tuy nhiên, dù chuẩn bị kỹ như vậy nhưng vẫn có tiêu cực xảy ra. “Chúng tôi thấy trách nhiệm về hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát tại các địa phương".
Bộ GD-ĐT cũng nhận thấy những bất cập về mặt kỹ thuật. Do đó, ở kỳ thi năm 2019, sẽ hoàn thiện, chuẩn chỉnh ngân hàng câu hỏi để đủ lớn, đạt chất lượng phù hợp với tính chất kỳ thi là đánh giá học vấn phổ thông, xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH,CĐ dựa vào tuyển sinh.
PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Trong lộ trình tiến tới hoàn thiện kỳ thi, đặc biệt trong giai đoạn từ nay cho đến khi kết thúc thi theo chương trình, SGK hiện hành thì cũng đồng thời hoàn thiện, cũng như là sự chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi theo chương trình phổ thông mới - dự kiến năm 2024 sẽ được tổ chức. Bộ sẽ tính toán làm sao việc đổi mới thi là một lộ trình, không bị ngắt quãng, không bị "sốc".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, nếu như với quy chế như hiện nay, mỗi thành viên tham gia làm hết trách nhiệm của mình thì chắc sẽ không xảy ra những sự việc như vậy. “Trách nhiệm đầu tiên thuộc về những người trực tiếp tham gia các khâu”, Thứ trưởng Độ thẳng thắn.
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Độ, thời gian tới Bộ cũng có những điều chỉnh mang tính kỹ thuật, nhằm phát hiện sai phạm, tiêu cực.
Một đại biểu cũng phản biện rằng nói quy trình chặt chẽ, nhưng thực tế việc phát hiện sai phạm lại xuất phát từ những đánh giá về độ khó của đề, thông qua phân tích điểm thi.
“Khâu chuẩn bị phải hạn chế tiêu cực một cách bao quát. Bộ cần có những giải pháp để việc phát hiện phải do mình chứ không phải đến lúc xảy ra sự việc rồi mới vào xem từng cái tem một”, vị này nói.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS &THPT Marie Curie. Ảnh:Thanh Hùng. |
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS &THPT Marie Curie chia sẻ: “Yêu cầu số 1 của mọi kỳ thi là khách quan, trung thực, công bằng và chính xác đã bị chà đạp thô bạo thực tế bởi chính những người vốn có tránh nhiệm bảo vệ kỳ thi, chứ không phải người thi”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói Bộ cần quan tâm việc xử lý từ việc tổ chức thi, ra đề đến đánh giá,…
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Qua kỳ thi đã thấy những sai sót, những lỗ hổng. Do đó cần quy định định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng cá nhân, để các khâu đều tường minh, một người không thể tác động đến nhiều khâu của quá trình tổ chức thi".
Nói về những vụ tiêu cực trong thi cử vừa qua, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng những “chữ ký” là chưa đủ mà phải có sự tham gia của các chuyên viên thực sự kỳ cựu, có kinh nghiệm trong các khâu.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. |
Do đó, ông Đức đề xuất có cơ chế giám sát, nhưng đồng thời phải tăng cường tập huấn. "Và phải đưa vào những hội đồng thi những cán bộ thực sự có năng lực, có kiến thức, chứ đừng lấy chức vụ, cơ cấu. Chức vụ, cơ cấu tốt để chỉ đạo, huy động nguồn lực xã hội, còn với những khâu chuyên môn phải là người có kinh nghiệm”.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) đưa ra phương án có thể cũng “2 trong 1” nhưng thêm chữ “buổi” vào là giải quyết được. “Tức chúng ta có 2 phần đề (tốt nghiệp THPT, thi đại học). Em nào không muốn thi đại học cho ngồi 1 phòng, thi xong được ra. Còn em nào xét tuyển đại học, vẫn buổi đó sẽ làm tiếp – đó là 2 trong 1 buổi. Làm vậy sẽ cực tốt, cực rẻ”, TS Ngọc nói.
“Cái “2 trong 1” mà chúng ta đang làm cũng có ngầm ý ấy tuy không nói thẳng ra. Nay thẳng ra đây là phần đề thi THPT, nếu không xét ĐH chỉ làm phần này, để nói rằng phần thi ĐH phải do ĐH chủ trì”.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Theo ông Ngọc, sau khi có điểm thi, Bộ nên đưa ra thống kê và công bố luôn để các tổ chức, cá nhân có thể tham gia phân tích.
“Công nghệ thông tin giúp phát hiện sớm, qua phân tích dữ liệu không chỉ phát hiện sai phạm mà có thể phân tích xu hướng học các ngành học. Thậm chí từ đó, có thể thấy sự phân hóa đề, phân hóa học sinh với đề đó như thế nào để điều chỉnh đề thi cho những năm tới”.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ GD – ĐT báo cáo Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương thức thi này cho đến năm 2020, trên tinh thần kế thừa kết quả và khắc phục những hạn chế phương án thi các năm trước.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh:Thanh Hùng. |
“Để khắc phục những tồn tại của kỳ thi năm nay, Bộ sẽ bổ sung nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi, theo hướng phong phú hơn, chất lượng, chuẩn hóa, bảo đảm có dữ liệu, cơ sở để ra kỳ thi phù hợp, đạt mục tiêu đề ra. Hoàn thiện quy chế, khắc phục những điểm hạn chế về kỹ thuật. Cùng đó, tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là công tác thanh kiểm tra. Tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên, giảng viên coi thi, chấm thi. Đặc biệt chấm thi cũng có sự điều chỉnh, làm sao để giáo viên không chấm thi học sinh của tỉnh mình. Giảng viên đại học địa phương cũng vậy, không coi thi, chấm thi ở địa phương mình, để đảm bảo khách quan. Ngoài ra sẽ phối hợp chặt chẽ giữa ban chỉ đạo TƯ và địa phương để chỉ đạo kỳ thi”, ông Độ nói.
Thanh Hùng
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội bày tỏ lo lắng khi 2 năm qua, mỗi năm có khoảng 700 sinh viên bỏ học.
" alt="Bộ Giáo dục khẳng định sẽ tính toán để đổi mới thi cử ổn định"/>Bộ Giáo dục khẳng định sẽ tính toán để đổi mới thi cử ổn định
Trước đó, các công tố viên phát hiện tên của Park Min Young được sử dụng trong giao dịch chuyển đổi trái phiếu của Bithumb. Giao dịch này thu hàng trăm triệu won lợi nhuận. Về phía Park Min Young, cô phủ nhận mọi nghi ngờ liên quan tới mình khi làm việc với công tố viên vào ngày 13/2. Các nhà chức trách cũng đang xem xét việc tiếp tục triệu tập nữ diễn viên để điều tra thêm về vụ việc.
Vào đầu tháng 2, Kang Jong Hyun - người yêu cũ của Park Min Young bị bắt vì tội thao túng giá cổ phiếu, tham ô. Chị gái cô bị phát hiện có tên trong ban giám đốc của một công ty được cho là của Kang Jong Hyun.
Kang Jong Hyun và Park Min Young bị đồn hẹn hò vào tháng 9/2022. Ngay sau đó, phía nữ diễn viên phim Thư ký Kim sao thế?xác nhận cô và Kang Jong Hyun từng có thời gian bên nhau nhưng đã chia tay.
Park Min Young sinh năm 1986, được biết đến nhiều nhất với vai chính trong các phim truyền hình: Sungkyunkwan Scandal (2010), City Hunter (2011), Thư ký Kim sao thế? (2018). Cô là một trong số ít nghệ sĩ từng thừa nhận phẫu thuật thẩm mỹ và được mệnh danh là "người đẹp dao kéo" xứ Hàn.
Diệu Thu
Công ty quản lý phủ nhận tin Park Min Young bị cấm xuất cảnh