Qatar đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên đưa sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất hành tinh đến Trung Đông. Nước chủ nhà World Cup 2022 cũng tạo lập kỷ lục mới khi khiến sự kiện trở thành giải đấu đắt giá nhất lịch sử vì tiêu tốn hơn 200 tỉ USD cho công tác tổ chức,đượchưởnglợigìkhitổchứvàng sjc giá vàng lớn hơn 4,1 lần tổng chi phí tổ chức 8 kỳ World Cup gần nhất từ năm 1990 - 2018 (48,6 tỉ USD).
Phần lớn số tiền được Qatar dùng để xây dựng 7 sân vận động mới và cải tạo một sân vận động có sẵn, thiết lập hệ thống tàu điện ngầm tối tân, kết nối các sân với nhau cũng như phát triển cơ sở hạ tầng, nhà hàng, khách sạn... Nhà chức trách cũng chi hàng tỉ USD cho công tác an ninh, dịch vụ công cộng và nhiều tiện nghi khác dành cho 1,2 triệu du khách đến đây trong một tháng diễn ra World Cup.
Tuy nhiên, theo CNBC, Qatar dự kiến chỉ đạt doanh thu trực tiếp khoảng 4,7 tỉ USD, không đủ bù lỗ chi phí đã bỏ ra. Lí do vì, phần lớn doanh thu từ bán bản quyền truyền hình, hoạt động tiếp thị, thương mại, tiền bán vé và các dịch vụ khác từ sự kiện sẽ chảy về túi Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA).
FIFA tất nhiên phải tài trợ một phần kinh phí tổ chức World Cup 2022, nhưng con số 1,7 tỉ USD, bao gồm cả 440 triệu USD tiền thưởng là quá nhỏ so với vốn đầu tư của Qatar.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Wilson (Mỹ), Qatar vẫn quyết tâm giành quyền đăng cai World Cup, vì họ coi đây một bước đi chiến lược nhằm giúp thúc đẩy các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế và chính sách đối ngoại của đất nước.
Giám đốc điều hành truyền thông của Ủy ban Tối cao về chuyển giao và di sản Qatar Fatma Al Nuaimi từng phát biểu: “World Cup là một phần của Tầm nhìn quốc gia Qatar 2030, kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ nhằm phát triển đô thị, hạ tầng, công nghiệp quốc gia và hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe”. Số tiền 200 tỷ USD nằm trong ngân sách phục vụ chiến lược này và hạ tầng phục vụ World Cup có thể được tận dụng để thúc đẩy kinh tế - xã hội nếu được quản lý một cách đúng đắn.
Dù có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ 3 thế giới và là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu, nhưng Qatar đã đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế phi năng lượng, bền vững với tham vọng trở thành một trung tâm kinh doanh và du lịch của khu vực.
Đăng cai World Cup là chìa khóa để Qatar hiện thực hóa tham vọng trên, đồng thời là dịp chia sẻ với thế giới về nền văn hóa, các đặc trưng về đất nước, con người cũng như quảng bá tên tuổi đến khắp hành tinh. Việc đó cũng có thể giúp quốc gia này xây dựng hình ảnh là đối tác thịnh vượng, có trách nhiệm và đáng tin cậy trên trường quốc tế, thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và bảo đảm được an ninh. Al Jazeera mô tả đây là một loại "quyền lực mềm" của bóng đá.
Một lợi ích nữa là, với tư cách nước chủ nhà, đội tuyển quốc gia Qatar đã có suất tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh dù chưa bao giờ đủ điều kiện tham dự vòng chung kết của các kỳ World Cup trước đó. Trong xếp hạng mới nhất của FIFA, đội Qatar chỉ đứng thứ 46 thế giới và thứ 5 châu Á.
Một số nhà phân tích nhận định, là đất nước có GDP bình quân đầu người nằm trong top 10 thế giới, Qatar rõ ràng không đặt ưu tiên vào việc kiếm lời từ World Cup. Quốc gia chỉ có 2,9 triệu dân này muốn dùng chi phí “khủng” để đổi lại những lợi ích lâu dài khác về kinh tế - địa chính trị.