金龙寺在哪里
Dù một số người cho rằng,ànhữngsếpcôngnghệghélich seria “work-life balance” là trạng thái quan trọng cần duy trì, một số CEO lại thẳng thừng bày tỏ thái độ với cụm từ này, thậm chí gọi nó là “dối trá”.
Jeff Bezos
Trong một sự kiện năm 2018, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos cho rằng, nhân viên nên tìm đến sự “hòa hợp” trong công việc và cuộc sống, không phải “cân bằng”. Ông còn gọi khái niệm work-life balance là “suy nhược” vì gợi ý một sự đánh đổi. Theo tỷ phú, không có sự cân bằng giữa hai thứ mà là một vòng tròn khép kín. Ông hạnh phúc khi về nhà và nó tiếp thêm năng lượng cho ông để năng suất hơn tại nơi làm việc và ngược lại.
Satya Nadella
CEO Microsoft cũng chung quan điểm với Bezos. Ông nghĩ mục tiêu không phải là “work-life balance” mà nên tập trung vào hòa hợp giữa công việc và cuộc sống. Năm 2019, ông chia sẻ suy nghĩ với tờ Australian Financial Review, theo đó, ông từng nghĩ mình cần phải cân bằng hai thứ. Tuy nhiên, ông đã thay đổi cách tiếp cận và gắn bó những mối quan tâm sâu hơn với công việc.
Arianna Huffington
Trả lời trang Great Place to Work, Arianna Huffington, nhà sáng lập hãng công nghệ Thrive Global và tờ báo HuffPost, nói chúng ta không nên xem năng suất và nghỉ ngơi là hai khía cạnh đối lập. Khi một phương diện của cuộc sống được cải thiện, phương diện khác cũng tốt hơn.
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford năm 2019, nhân viên hạnh phúc có năng suất cao hơn 13% so với những người còn lại. Huffington nói với Great Place to Work rằng, nhân viên nên tập trung hơn vào “gắn kết công việc – cuộc sống” vì “chúng ta đã cống hiến toàn bộ bản thân cho nơi làm việc”.
Dù vậy, bà cũng tin rằng cuộc sống cá nhân nên luôn là ưu tiên hàng đầu. “Dù công việc rõ ràng quan trọng và cho chúng ta mục đích, ý nghĩa trong cuộc sống, nó không nên chiếm trọn cuộc sống”.
Elon Musk
Elon Musk nổi tiếng là con người của công việc. Ông mong đợi những người làm dưới trướng của mình cũng như vậy.
Năm 2022, ngay sau khi Musk tiếp quản X (Twitter), ông đã gửi email cho nhân viên và yêu cầu họ hoặc cống hiến cuộc sống cho công việc hoặc ra đi. Ông còn được cho là ép nhân viên X làm việc 84 tiếng mỗi tuần. Ông cũng chỉ trích những người làm việc từ xa và gọi đây là “sai về mặt đạo đức”.
Theo cuốn tiểu sử về Musk, ông thậm chí còn tuân thủ lịch trình làm việc nghiêm ngặt hơn. Tỷ phú thường làm việc qua đêm ở văn phòng và tắm ngay tại công ty. Ông duy trì thói quen khi làm tại Tesla và mua Twitter. Năm 2018, ông chia sẻ bản thân làm việc 120 giờ một tuần, tương đương 17 giờ mỗi ngày.
Jack Ma
Một trong những người giàu nhất Trung Quốc, Jack Ma, công khai ủng hộ văn hóa làm việc 996 (9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần). Ông gọi đây là “phước lành” với những người lao động trẻ.
"Nhiều công ty và nhiều người còn không có cơ hội làm việc 996", ông nói hồi năm 2019. "Nếu không làm 996 khi còn trẻ, khi nào bạn có thể”. Ngoài ra, ông cho rằng, nếu tìm được việc làm yêu thích, 996 không phải vấn đề. “Nếu không đam mê, mỗi phút đi làm đều như tra tấn”.
Chính phủ Trung Quốc chính thức gọi 996 là “bất hợp pháp” vào năm 2021.
(Theo Insider)
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lecce, 21h00 ngày 19/1: Nắm bắt cơ hội
- Bị điện thoại phân tâm, người mẹ bế con rơi xuống hố sâu trên đường phố
- ‘Mổ bụng’ Apple Watch Series 7
- Những lần chạm trán gia đình Bình Minh và Trương Quỳnh Anh
- Siêu máy tính dự đoán Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1
- Gia cảnh nghèo của nữ sinh tự tử
- 'The Look' tập 1: Minh Tú tranh cãi gay gắt với Kỳ Duyên
- Việt Nam thiếu hụt chuyên gia trí tuệ nhân tạo