当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Randers vs Midtjylland, 23h30 ngày 13/4 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Heracles vs Sparta Rotterdam, 22h30 ngày 11/01: Khách rơi tự do
Các nhà tổ chức đã sử dụng một hệ thống liên lạc lượng tử mặt đất - không gian hoàn toàn mới. Sự kiện được coi là một đột phá trong lĩnh vực bảo mật thông tin liên lạc và có thể tạo nên một cuộc cách mạng về cách thức con người kết nối với nhau.
Theo các chuyên gia, các thông điệp lượng tử hiện là hình thức giao tiếp an toàn nhất từ trước tới nay của con người, vì không một hacker nào có thể xâm nhập và tấn công được.
Trong khi công nghệ mã hóa khóa truyền thống, vốn sử dụng trong hầu hết các kết nối Internet hiện đại, bao gồm cả email, thường dựa vào mức độ khó suy đoán của một số thuật toán nhất định, công nghệ phân phối khóa lượng tử (QKD) tân tiến sử dụng các hạt photon riêng lẻ (quang tử) để bảo đảm sự bảo mật không điều kiện giữa các đối tượng ở xa nhau.
Về cơ bản, hệ thống kết nối lượng tử gồm một máy truyền dẫn QKD, một nguồn phát photon, một máy nhận và phân tích lượng tử.
Cuộc họp video trực tuyến lượng tử liên lục địa đầu tiên trên thế giới đã kết nối liên lạc giữa Viện trưởng Chunli Bai của Viện Khoa học Trung Quốc (Bắc Kinh) với Viện trưởng Anton Zeilinger thuộc Viện Khoa học Áo (Vienna). Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, hệ thống QKD đang được thử nghiệm cho "các ứng dụng tiềm năng, phục vụ các chính phủ, ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm" trên thên giới.
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng lên kế hoạch thực hiện các cuộc liên lạc tương tự giữa người ở Trung Quốc với các đối tác ở 4 nước khác gồm Singapore, Italy, Đức và Nga.
Theo các nhà nghiên cứu, những vấn đề kỹ thuật trước đây từng giới hạn các cuộc liên lạc ở khoảng cách vài trăm km. Tuy nhiên, họ hiện đã tìm thấy một giải pháp đầy hứa hẹn cho vấn đề này, kể cả việc dùng một vệ tinh tân tiến, có tên gọi Micius, giúp gia tăng khoảng cách kết nối xa hơn. Trung Quốc hiện đã xây dựng 5 trạm kết nối mặt đất ở đại lục và Tây Tạng.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
" alt="TQ tổ chức cuộc họp video trực tuyến 'không thể hack' đầu tiên thế giới"/>TQ tổ chức cuộc họp video trực tuyến 'không thể hack' đầu tiên thế giới
Ngày ATTT VN 2017: An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới
Ông Ken Akamatsu nêu ra vấn đề giữa phát triển AI và manga tại Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asia.
"Có một thực tế là nhiều người sáng tạo đang mất đi động lực vì AI. Tôi nghĩ chúng ta cần các công ty AI hứa sẽ tái đầu tư và khuyến khích ngành công nghiệp ... dưới hình thức 'thiện chí'", ông Akamatsu nói với Nikkei Asia.
Ông Akamatsu cho biết các thỏa thuận như vậy nên là hợp đồng hoặc thỏa thuận tự nguyện giữa các công ty AI và các nhóm ngành, thay vì là điều bắt buộc theo luật định. Nghị sĩ này cũng đồng thời nói thêm rằng ý tưởng trên vẫn đang trong giai đoạn đầu.
Quan điểm của ông Akamatsu được đưa khi ý kiến của cộng đồng sáng tạo trên mạng Internet về AI chủ yếu vẫn mang tính tiêu cực. Thậm chí, nhiều người bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc những tác phẩm đăng trực tuyến của họ có thể được các công ty công nghệ thu thập và sử dụng để phát triển AI dù không xin sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, một kỹ thuật có tên "scraping", trích xuất dữ liệu từ các trang web, được cho là được phép theo luật bản quyền hiện hành của Nhật Bản.
Một số chương trình AI, như Firefly của Adobe, biết cách sử dụng các hình ảnh công cộng để tránh vi phạm bản quyền. Ảnh: Adobe. |
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản gần đây đã lập kế hoạch tăng cường xuất khẩu manga và anime. Và đảng LDP cầm quyền cũng cam kết đưa Nhật Bản thành "quốc gia thân thiện với AI nhất thế giới". Những chiến lược phát triển này khiến việc cân bằng giữa các chính sách bảo vệ người sáng tạo và chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trở nên khó khăn hơn.
Theo ông Akamatsu, Nhật Bản nên "thận trọng" về các hạn chế pháp lý đối với AI, không chỉ vì các chính sách ủng hộ doanh nghiệp mà còn để bảo vệ người sáng tạo. Vì về mặt pháp lý, việc xác định liệu một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi máy tính hay người thật trong tương lai dần có thể khó khăn hơn.
Do đó, ông Akamatsu lo ngại rằng những hạn chế về sử dụng nội dung sáng tạo, đối với cả AI và giới nghệ sĩ, có thể khiến giới hoạ sĩ manga không được tham khảo các sáng tạo trong quá khứ hay sử dụng các tác phẩm phái sinh do người hâm mộ tạo ra.
Nhật Bản vốn nổi tiếng với nền văn hóa người hâm mộ năng động, bao gồm việc họ có thể sáng tác truyện tranh dựa trên các nhân vật manga nổi tiếng và bán chúng tại các hội chợ hoặc sự kiện kết nối trực tuyến. Những hoạt động này đôi khi đóng vai trò là nơi rèn luyện và phát triển các họa sĩ trẻ và trong nhiều trường hợp, những hoạt động này được những người nắm giữ bản quyền, chẳng hạn như nhà xuất bản, chấp nhận ngầm.
"Ngành công nghiệp manga và anime của Nhật Bản sẽ diệt vong nếu những người sáng tạo bị cấm tham khảo hoặc tiếp cận các sản phẩm sáng tạo khác (dưới dạng dữ liệu) để tạo ra thứ gì đó khác biệt", nhà lập pháp này chia sẻ.
Ông Akamatsu cũng nói thêm rằng AI chỉ là một "công cụ" và "nó có tiềm năng mở rộng phạm vi sáng tạo và giúp các nhà sáng tạo có thể đương đầu với những thách thức mới".
Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố một báo cáo vào tháng 5 bày tỏ lập trường thận trọng đối với việc quản lý AI về mặt pháp lý. Báo cáo của họ đề xuất những nỗ lực do ngành công nghiệp sáng tạo dẫn đầu để giải quyết lo ngại của giới nghệ sĩ và cần xem xét "một chiến lược để đảm bảo rằng số tiền kiếm được từ việc sử dụng AI được trả lại cho những người sáng tạo".
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng nếu người dùng AI biết rõ một sáng tạo cụ thể nào đó có bản quyền nhưng họ vẫn sử dụng AI với mục đích tạo ra hình ảnh có cùng "biểu đạt sáng tạo" như tác phẩm gốc, thì theo luật hiện hành, hành vi đó có thể bị coi là vi phạm bản quyền.
Ông Akamatsu là tác giả của nhiều bộ truyện tranh và hầu hết tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình. Ông đã giành được vị trí tại Quốc hội Nhật Bản trong cuộc bầu cử thượng viện năm 2022, với số phiếu bầu khổng lồ hơn 520.000 phiếu.
Với nền tảng này, ông Akamatsu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ của chính phủ đối với các ngành công nghiệp sáng tạo. "Điểm quảng bá lớn nhất của Nhật Bản ở nước ngoài hiện nay là manga, anime và trò chơi. Liệu Nhật Bản có thể trở thành số 1 về AI hoặc hàng không vũ trụ không? Rất khó. Nhưng chúng ta đều biết rằng điều đó có thể xảy ra với manga và anime", ông Akamatsu nhận định.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Câu hỏi chia sẻ doanh thu giữa giới AI và họa sĩ truyện tranh"/>Câu hỏi chia sẻ doanh thu giữa giới AI và họa sĩ truyện tranh
Nhận định, soi kèo PEC Zwolle vs NEC Nijmegen, 2h00 ngày 12/1: Vượt qua đối thủ
Ngày 8/4/2021, Quốc hội phê chuẩn ông Nguyễn Kim Sơn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn |
Từ nhiều năm nay, chức danh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT được coi là "ghế nóng", rất được dư luận quan tâm và kỳ vọng. Ngành giáo dục hiện có hơn 1 triệu cán bộ, viên chức, đào tạo hơn 20 triệu học sinh, sinh viên mỗi năm.
Khi nhận nhiệm vụ mới, ông Sơn chia sẻ "Tôi xem đây là cơ hội để có thêm điều kiện làm một số việc ở lĩnh vực mà mình tâm huyết và đã có thời gian gắn bó lâu dài. Đối với tôi, nhiệm vụ mới tại thời điểm này là một thách thức lớn, có thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều khó khăn. Hơn một triệu người làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục, trong đó có tôi, không có lựa chọn nào khác là chủ động đối mặt để vượt qua các khó khăn đó".
Học sinh, giáo viên thích ứng với học trực tuyến
Từ đầu năm 2021 tới nay, ngành giáo dục, như đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trải qua một năm bị Covid-19 "đảo lộn và tàn phá".
Phần lớn trong số 22 triệu học sinh - sinh viên chỉ đến trường khoảng 2-3 tháng. Thời gian còn lại là nghỉ hè và học online.
Đầu tháng 10, khi mới chính thức vào năm học mới được hơn một tháng, không ít phụ huynh đã bùng nổ bởi những bức xúc với tình trạng con em mình học trực tuyến như thời gian sử dụng máy tính quá nhiều, ngoài học bài, làm bài tập còn xem phim, chơi game... Học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng.
Thế nhưng khi dịch bệnh kéo dài, những nỗ lực của cả thầy và trò đã đặt học trực tuyến ở vị thế mới.
Thầy và trò cả nước vẫn nỗ lực để thích ứng một cách nhanh chóng. Các thầy cô giáo giờ đây cũng “không thể ngồi yên được nữa” mà bắt đầu làm mới mình bằng những cuộc “thay đổi ngoạn mục”.
Cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ quản lý trực tiếp ở cơ sở và các giáo viên trực tiếp đứng lớp đều nhìn ra một tương lai dài cho việc học trực tuyến và khẳng định, phương thức học này sẽ không hoàn toàn dừng lại mà sẽ tiếp tục được duy trì một cách linh hoạt hơn.
Chương trình "Sóng và máy tính" cho em
Để hỗ trợ học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình, Thủ tướng đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm vận động các doanh nghiệp tài trợ, quyên góp phương tiện học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối phối hợp với Bộ GD-ĐT triển khai.
Tính đến ngày 30/10, các tập đoàn viễn thông đã xây dựng thêm 283 điểm phát sóng tại các địa phương bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các tổ chức, đơn vị đã cam kết ủng hộ 1.000.840 máy tính.
Đầu tháng 11, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức bàn giao 10.000 máy tính đầu tiên trong tổng số 37.000 máy VNPT cam kết tài trợ.
Ngoài ra, tính đến ngày 25/10, ngành Giáo dục đã huy động được 142,43 tỷ đồng, 28.477 máy tính bảng, 28.545 điện thoại thông minh và 79.425 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác.
Việt Nam vào top 10 thành tích thi Olympic quốc tế 2021
Các học sinh đạt huy chương Olympic quốc tế 2021 |
Trong năm 2021, Bộ GD-ĐT cử 7 đoàn học sinh giỏi Việt Nam với 37 lượt học sinh tham gia Olympic khu vực và quốc tế. Kết quả, tất cả các thí sinh dự thi đều đoạt giải, gồm 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen (giải Khuyến khích).
Nhờ vậy, các đoàn học sinh Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất tại các Olympic quốc tế với nhiều học sinh đạt điểm số cao nhất.
Đặc biệt, em Nguyễn Mạnh Quân, học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) đã đạt điểm số cao nhất của kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương (APhO) và được Chủ tịch APhO năm 2021 tặng bằng khen.
Lần đầu tiên Việt Nam có trường đại học lọt top 500 thế giới
Trong năm 2021, lần đầu Việt Nam có cơ sở giáo dục đại học lọt vào top 500 thế giới theo Bảng xếp hạng đại học thế giới THE. Đó là các Trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng vào top 401 – 500 do sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các chỉ số trích dẫn.
Ngoài ra, trong bảng xếp hạng còn có ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm 1.001 – 1.200. ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 1.201+.
Chứng chỉ khiến giáo giới xôn xao
Kể từ ngày 20/3, giáo viên sẽ không còn phải vừa dạy học vừa lo "kiếm" chứng chỉ tin học, ngoại ngữ chỉ để hợp thức hóa về thủ tục hồ sơ. Đây từng là lời hứa và đã được thực hiện của ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó.
Tuy nhiên Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 2/2 tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Theo các thông tư này, để được bổ nhiệm vào các hạng tương ứng, giáo viên bắt buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở hạng đó.
Giáo viên sắp giảm gánh nặng chứng chỉ |
Ngay sau đó, VietNamNet và một số cơ quan báo chí đã phản ánh về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với giáo viên cơ sở đào tạo công lập trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Ngày 19/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trên cơ sở phản ánh của báo chí, xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định khác có liên quan.
Đầu tháng 6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phạm Thị Thanh Trà báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Trong đó, Bộ Nội vụ đã đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
13/87 chứng chỉ bồi dưỡng liên quan đến viên chức mà Bộ Nội vụ đề nghị bỏ thuộc ngành giáo dục. Trong 13 chứng chỉ thuộc ngành giáo dục được đề xuất bỏ, có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Ngày 18/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ 10/12/2021.
Theo đó, mỗi ngạch viên chức (đối với giáo viên là mỗi bậc học) chỉ còn duy nhất 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
Sau hơn nửa năm kể từ ngày ban hành, Bộ GD-ĐT phải sửa hướng dẫn về bổ nhiệm và xếp lương giáo viên.
Nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT
Năm 2021, cả nước có gần 1.015.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2021 là 795.353 (tăng hơn 150.000 thí sinh so với năm 2020).
Là năm thứ hai diễn ra với ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã phải tổ chức thành hai đợt. Dù thế, vẫn có hơn 15.000 thí sinh không thể dự thi và lần đầu tiên Bộ cho phép xét đặc cách tốt nghiệp.
Gần 1 triệu sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 |
Đề thi được cho là "dễ thở", kết quả thi của thí sinh tăng đột biến dẫn đến việc điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp vào nhiều trường đại học tăng. Một số ngành tăng từ 2 - 11 điểm. Đáng chú ý, có ngành học lấy điểm chuẩn 30 - 30,5.
Tuy nhiên, 'nóng' nhất đã có tố cáo về việc nội dung đề ôn tập ngay trước ngày thi môn Sinh học ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của thầy Phan Khắc Nghệ (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) trùng lặp với đề thi chính thức đến 80 - 90%.
Khi đó, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết đã nắm được thông tin và đang phối hợp các cơ quan liên quan xác minh làm rõ. Tuy nhiên, đến tận giữa tháng 12 vừa qua, sau nhiều ồn ào của dư luận, Bộ GD-ĐT mới cung cấp thông tin ban đầu.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD-ĐT đã ghi nhận yếu tố không bình thường liên quan đến việc luyện thi và đề thi môn Sinh học và đang xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan.
Bộ Công an cũng cho hay phát hiện sơ hở ở khâu ra đề và đang điều tra, xác minh dấu hiệu lộ đề thi.
Tranh cãi “chuẩn” đào tạo tiến sĩ của Việt Nam
Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ được Bộ GD-ĐT ban hành vào giữa tháng 7 để thay thế quy chế năm 2017 đã gây ra những tranh cãi. Với việc bỏ yêu cầu bắt buộc về công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh và cả người hướng dẫn, bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước, nhiều ý kiến cho rằng đây là “bước thụt lùi”, “là nỗi hổ thẹn với thế giới” trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam đang phấn đấu để hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ GD-ĐT, việc quy chế mới công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước “sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế”.
Lúng túng dạy học tích hợp
Năm nay, nếu như ở bậc tiểu học là năm thứ hai triển khai Chương trình và SGK mới thì ở bậc THCS là năm đầu tiên. Việc triển khai với lớp 6 đã gặp không ít vướng mắc khi xuất hiện 2 bộ môn tích hợp gồm Lịch sử & Địa lý và Khoa học tự nhiên (Vật lý - Sinh học - Hóa học).
Về băn khoăn 1 môn học có 2, 3 giáo viên lên lớp, trong buổi trả lời chất vấn Quốc hội ngày 11/11, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết trong quá trình thiết kế và hướng dẫn việc dạy học tích hợp, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn 3 giáo viên của 3 phân môn dạy học theo logic nội dung. Đơn vị nào sắp xếp đúng theo logic nội dung chương trình thì triển khai thuận lợi, đơn vị nào sắp xếp cả 3 giáo viên dạy song song thì thời gian bị chia vụn và có phần lúng túng. Bộ GD-ĐT đã tập huấn cho 9.000 giáo viên cốt cán và sẽ tiếp tục tăng cường trong việc triển khai các môn tích hợp trong thời gian tới.
Thiếu 95.000 giáo viên và 'thế khó' của các trường CĐ Sư phạm
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đến giữa năm 2021, cả nước còn thiếu 94.714 giáo viên, song cũng thừa đến 10.178 giáo viên ở các cấp học.
Căn cứ số thừa, thiếu giáo viên trên cả nước, Bộ GD-ĐT đã đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung 94.714 biên chế trong giai đoạn 2021 - 2025, chủ yếu là giáo viên mầm non và tiểu học.
So với quy định tại Luật giáo dục 2005 thì Luật Giáo dục năm 2019 đã thay đổi về chuẩn trình độ với giáo viên cấp 1 và cấp 2. Tất cả giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được quy định chuẩn trình độ đào tạo là từ đại học trở lên.
Điều này một mặt khiến những giáo viên chưa đạt chuẩn phải tiếp tục học để nâng cao trình độ nhưng mặt khác đã phát sinh vấn đề về nguồn tuyển ở các địa phương, nhiều trường CĐ Sư phạm cũng rơi vào thế khó.
Phương Chi - Thúy Nga
Năm 2021, giáo dục đại học Việt Nam có nhiều sự kiện nổi bật, nhiều hỉ, nộ, ái, ố…
" alt="Những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục năm 2021"/>Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố phương án tuyển sinh đại học 2018
Máy móc sẽ làm nhiều công việc thay thế cho con người trong thời đại trí thông minh nhân tạo. Ảnh: iStock.
Mới đây, Bộ Quản lý nhân sự của Hàn Quốc tuyên bố: “Đến năm 2030, chúng tôi sẽ thay thế hơn 50% công viên chức phụ trách tiếp dân, hơn 25% công viên chức làm việc ngoài hiện trường như cảnh sát, lính cứu hỏa, hơn 25% công viên chức phụ trách công việc chuyên môn bằng trí thông minh nhân tạo. Sau đó đến năm 2045, thay thế 70% công viên chức phụ trách tiếp dân, 50% công viên chức làm việc ngoài hiện trường, 50% công viên chức phụ trách công việc chuyên môn".
Theo lời các chuyên gia trí thông minh nhân tạo mà tôi từng có cơ hội gặp riêng thì không có nghề nghiệp nào có thể dễ dàng thay thế bằng trí thông minh nhân tạo như công viên chức. Vì hầu hết công việc của họ có thể thực hiện được mà không cần đến khả năng đồng cảm và khả năng tưởng tượng sáng tạo.
Những nghề nghiệp như thế đâu chỉ có ở riêng công viên chức. Đại đa số nghề nghiệp ở Hàn Quốc đều giống như vậy. Dù sao, đây cũng được xem là một dẫn chứng rõ ràng nhất rằng: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo".
Thời kỳ đó sẽ đến nhanh hơn so với tưởng tượng, một số lượng lớn công viên chức sẽ bị sa thải.
Theo báo cáo của các cơ quan nghiên cứu trên thế giới, nhân viên kế toán, nhân viên thuế vụ và hải quan, người đại diện pháp lý, nhà giám định, chuyên gia tính toán, nhà phân tích tài chính... hầu như đều đã bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo từ mấy năm trước.
Thậm chí người ta còn đưa ra cảnh báo nguy cơ tự thân các nghề nghiệp đó có thể sẽ biến mất. Tiêu biểu là “Bản báo cáo các doanh nghiệp mới thời đại cách mạng 4.0” của Hội đồng Báo cáo chung Quốc tế (IIRC), “Bản báo cáo Cách mạng Công nghiệp 4.0” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), “2045 Bản báo cáo tương lai” của UN.
Ở Hàn Quốc, Viện Thông tin Lao động Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Kinh tế LG cũng có báo cáo tương tự. Nói đơn giản, các nghề nghiệp được gắn chữ “sĩ” và được đánh giá cao sẽ đi đến hồi kết hoặc đi đến mức độ nào đó tương tự như hồi kết bởi trí thông minh nhân tạo, và sẽ không có ngoại lệ.
Viết tới đây, tôi nhận ra trong tương lai việc con người chăm chỉ học tập từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho đến suốt 4 năm đại học để có được một công việc tốt sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
Tại sao trí thông minh nhân tạo lại không ngừng thay thế các nghề nghiệp tốt mà người tốt nghiệp đại học có thể có được? Lý do đơn giản thôi. Trí thông minh nhân tạo ngay từ đầu được thiết kế và sản xuất ra với mục đích như thế.
Trí thông minh nhân tạo được sinh ra để thay thế, bỏ xa và chi phối những người học giỏi ở trường học. Để thực hiện được điều này, trí thông minh nhân tạo phải có được năng lực tự học, tự phán đoán, tự suy luận.
" alt="Những nghề nghiệp bị thay thế trong thời đại trí thông minh nhân tạo"/>Những nghề nghiệp bị thay thế trong thời đại trí thông minh nhân tạo