Chỉ số dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam đã tăng 8 bậcThông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay,ácbộngànhđịaphươngbanhànhkhungkiếntrúcChínhphủđiệntửtrướkết quả đá bóng đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu chất vấn Thủ tướng Chính phủ: việc xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính về thực trạng, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân… đã được nêu rất cụ thể tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT. Các giải pháp được Chính phủ triển khai thực hiện nhiều năm nay chưa thực sự hiệu quả, tiến độ còn quá chậm. Nay trước áp lực cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xin Thủ tướng cho biết quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ có giải pháp nào mang tính đột phá, tạo ra một cuộc cách mạng, một cơn lốc ứng dụng khoa học công nghệ, CNTT mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện trong toàn hệ thống? (giống như dân ta đón nhận Internet, sử dụng Google, Facebook…). Khi nào thì ta xây dựng được Chính phủ điện tử thực sự. Về chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ trả lời: CNTT là một ngành, lĩnh vực trọng tâm đang phát triển rất nhanh, được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm đẩy mạnh phát triển, ứng dụng trong đó có Việt Nam. Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong đó có phần đóng góp quan trọng, mang tính mở đường của ngành CNTT, viễn thông. Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Một trong các chủ trương lớn được Chính phủ tập trung chỉ đạo là xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ cải cách hành chính. Nhằm đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả và công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong khi thực hiện các thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a về Chính phủ điện tử bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, thực hiện với một số kết quả đạt được. Cụ thể, năm 2016, Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam được Liên hiệp quốc xếp hạng thứ 89/193 quốc gia. Trong đó, chỉ số về dịch vụ công trực tuyến tăng 8 bậc, từ thứ hạng 82/193 lên thứ hạng 74/193. Cơ bản hoàn thành kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Đã có 26 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan; có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ, ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trừ một số bộ, cơ quan đặc thù. Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được ban hành tại các Quyết định 846/QĐ-TTg ngày 9/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2779/VPCP-KGVX ngày 22/4/2016 của Văn phòng Chính phủ; nhiều dịch vụ công mức độ 3, 4 có số lượng hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết rất lớn, ví dụ: Bộ Công an: 8.834.680 hồ sơ (cấp hộ chiếu và khai báo tạm trú); Bộ Công Thương 771.661 hồ sơ; Bộ GD&ĐT 270.000 hồ sơ; Bộ Giao thông Vận tải: 144.189 hồ sơ (cấp giấy phép lái xe và giấy phép kinh doanh vận tải)…; Hà Nội: 225.173 hồ sơ; Lâm Đồng: 110.625 hồ sơ; Cà Mau: 95.018 hồ sơ; Thái Nguyên: 91.201 hồ sơ; Hà Nam: 81.929 hồ sơ:…). Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, đặc biệt trong năm 2017 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động, tích cực triển khai ứng dụng CNTT, tăng cường kết nối liên thông, mở rộng thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, các bộ, ngành, địa phương, cùng với việc tích cực triển khai các Nghị quyết số 19 của Chính phủ về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, Nghị quyết số 35 của Chính phủ về Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, các kết quả nêu trên mới chỉ là bước đầu. Theo thống kê, đến nay tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a mới đạt 61,9%. Một số nhiệm vụ của bộ, ngành đã quá thời hạn nhưng chưa thực hiện xong, nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập các hệ thống thông tin nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, hay việc cấp phép qua mạng điện tử mới bước đầu được triển khai, chưa có kết quả cụ thể… Đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai Chính phủ điện tử Cũng trong trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cho hay, trước áp lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT, đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai một số giải pháp cụ thể. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT (các chính sách về đầu tư, ưu đãi về thuế, thuê sản phẩm và dịch vụ CNTT, tạo thị trường cho sản phẩm CNTT trong nước…). |