Liên minh bán dẫn của Mỹ cho biết,ácgãkhổnglồcôngnghệMỹkêugọichínhphủtrợcấpsảnxuấthơi tiêt họ đã yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ cung cấp khoản tài trợ cho việc sản xuất chipbán dẫn theo Đạo luật CHIPS của Mỹ mà trước đó Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu Quốc hội cung cấp 50 tỷ USD. Trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ và Cộng hòa ở cả hai viện của Quốc hội Mỹ, Liên minh bán dẫn Mỹ cho rằng: “Việc tài trợ mạnh mẽ cho Đạo luật CHIPS sẽ giúp Mỹ xây dựng năng lực bổ sung cần thiết để có chuỗi cung ứng linh hoạt hơn nhằm đảm bảo các công nghệ quan trọng sẽ có được đáp ứng đủ nguồn chip bán dẫn khi chúng ta cần chúng”.
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn diễn ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất ô tô, trong đó nhà sản xuất ô tô Ford Motor của Mỹ cho biết họ có thể giảm một nửa sản lượng trong quý 2 năm nay. Nhóm các công ty công nghiệp ô tô đã thúc ép chính quyền của Tổng thống Biden đảm bảo nguồn cung chip bán dẫn cho các nhà máy sản xuất ô tô của họ. Trong khi đó, một Liên minh mới bao gồm một số công ty tiêu thụ chip bán dẫn khác như AT&T, Cisco Systems, General Electric, Hewlett Packard Enterprise và Verizon Communications đã đưa ra cảnh chống lại các hành động của chính phủ nhằm ưu tiên chip bán dẫn cho một ngành công nghiệp như các nhà sản xuất ô tô. Các công ty công nghệ như Apple cũng đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn nhưng ít nghiêm trọng hơn nhiều so với các nhà sản xuất ô tô. Tháng trước, nhà sản xuất iPhone cho biết họ sẽ mất từ 3 đến 4 tỷ USD doanh số bán hàng trong quý 2 này do tình trạng thiếu hụt nguồn chip. Nhưng theo ước tính của công ty phân tích tài chính Refinitiv thì con số đó chỉ bằng khoảng một vài phần trăm trong số 72,9 tỷ USD doanh thu dự kiến cho quý tài chính thứ ba của Apple. Phan Văn Hòa(theo Telecomlead) Khủng hoảng chip có thể kéo dài tới 2023Các nhà phân tích nhận định nguồn cung bán dẫn còn căng thẳng thêm vài năm nữa. |