Liên minh châu Âu (EU) giàu có,ầmcủachâuÂutrongcuộcchiếnchốbóng đá vô địch tây ban nha khoa học tân tiến, hệ thống phúc lợi và y tế tuyệt vời, cùng sự đồng thuận chính trị lớn về chăm sóc sức khỏe cho người dân… nhưng lại trượt ngã trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Theo tờ The Economist, xét về số ca tử vong, EU nhìn chung không tồi tệ bằng Anh hoặc Mỹ, với 138 ca tử vong được ghi nhận trên 100.000 trường hợp. Tuy nhiên, châu lục này đang hứng chịu làn sóng gia tăng lây nhiễm vô cùng nguy hiểm vì một biến thể virus chết người. Điều này càng nhấn mạnh hiểm họa của tỷ lệ tiêm chủng thấp của lục địa già. Dữ liệu cho thấy, 58% người Anh trưởng thành đã nhận được một liều tiêm, người Mỹ 38%, còn công dân EU mới có 14%. | Ảnh minh họa |
Các quốc gia châu Âu còn đi sau về tiêu chí khác trên thẻ điểm Covid-19, đó là nền kinh tế. Trong quý cuối cùng của năm 2020, Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,1%. Ở Trung Quốc, mức tăng trưởng là 6,5%. Trong khi đó, ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, nền kinh tế vẫn không ngừng thu hẹp. Một năm trước, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez gọi Covid-19 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất gây ra cho EU kể từ sau Thế chiến 2. Những nguyên nhân căn bản Một phần vấn đề của châu Âu là nhân khẩu học. Dân số EU đã già theo tiêu chuẩn toàn cầu, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như các đô thị đông đúc, cũng có thể khiến người châu Âu dễ nhiễm bệnh. Đi lại xuyên biên giới vốn một trong những thành tựu lớn của EU có thể cũng góp phần cho virus lây lan, nhưng không ai muốn hạn chế điều này khi đại dịch giảm bớt. Một phần nữa là chính trị. Jean Monnet, một nhà ngoại giao người Pháp đã giúp thành lập dự án châu Âu, từng viết một câu nổi tiếng "Châu Âu sẽ bị trui rèn trong khủng hoảng". Khi mọi thứ rơi vào cảnh tồi tệ nhất, những lời nói đó được lặp lại để nhắc nhở rằng EU sẽ giành lấy chiến thắng từ thất bại. Còn nhớ thời kỳ khủng hoảng đồng Euro, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ra tay cứu vãn bằng một loạt chính sách mới. Tương tự, cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 đã làm cho Frontex - lực lượng an ninh biên giới của EU – mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, câu nói nổi tiếng của Monnet cũng chính là khởi nguồn của tâm lý tự mãn. Cuộc nội chiến ở Nam Tư những năm 1990 đã dẫn đến tuyên bố: "Đây là thời khắc của châu Âu". Nhiều năm thảm kịch đã tiếp nối sau đó. Cũng giống thế, quyết định năm ngoái trao cho Ủy ban châu Âu trách nhiệm duy nhất trong việc mua và chia sẻ vắc-xin Covid-19 cho 450 triệu người đã trở thành một thảm họa. Tổng hợp nỗ lực nghiên cứu của 27 quốc gia và các quỹ của họ để mua trước vắc xin là điều có ý nghĩa, giống như Chiến dịch Warp Speed ở Mỹ tập hợp 50 tiểu bang lại với nhau. Tuy nhiên, bộ máy hành chính của EU đã quản lý sai các cuộc đàm phán hợp đồng, có lẽ vì nhìn chung chính phủ các nước giám sát y tế công. Dự án chủ yếu được xử lý bởi Chủ tịch Ủy ban, Ursula von der Leyen, người từng vui mừng gọi quyết định mở rộng đế chế của bà là một "câu chuyện thành công của châu Âu". Thực tế thì rất khó. Đội của bà tập trung quá nhiều vào giá cả mà chú trọng quá ít đến an ninh nguồn cung. Họ mặc cả vô nghĩa về trách nhiệm nếu vắc-xin gây hại. Châu Âu run rẩy trong những ngày nghỉ tháng Tám. Những cuộc cãi vã sau đó, đùn đẩy trách nhiệm và đe dọa phong tỏa xuất khẩu vắc-xin đã làm suy yếu niềm tin vào tiêm chủng. Châu Âu cũng bị giảm sút về kinh tế Một lần nữa, châu lục này dùng đại dịch để đạt được tiến bộ về thể chế, bằng cách tạo ra một công cụ mới được gọi là Quỹ EU thế hệ tiếp theo, hay (NGEU). Với trị giá 750 tỷ Euro (880 tỷ USD), mục tiêu của quỹ chủ yếu nhắm đến các quốc gia yếu hơn cần giúp đỡ. Hơn một nửa số tiền là viện trợ chứ không phải cho vay, giảm bớt tác động của nợ quốc gia. Quỹ được thanh toán bằng cách tăng nợ, mà Liên minh phải chịu trách nhiệm chung. Điều này được hoan nghênh, bởi nó tạo ra một cơ chế cắt đứt mối liên hệ giữa huy động tiền và mức độ tín nhiệm của các chính phủ quốc gia. Trong các cuộc khủng hoảng tương lai, điều đó có thể bảo vệ các nước trong khu vực đồng Euro khỏi sự tháo chạy của vốn. Tuy nhiên, cũng như với vắc-xin, sự thực thi NGEU rất chậm chạp. Phải nhiều tháng nữa thì khoản tiền đầu tiên mới được thanh toán, vì nhiều quốc gia thành viên vẫn bất đồng với Ủy ban về các chương trình riêng của họ. Đến cuối năm tới, chỉ một phần tư số quỹ được giải ngân. Tình trạng chậm chạp như vậy là triệu chứng bộc lộ một vấn đề lớn hơn nhiều: Sự hờ hững với sức khỏe cơ bản của các nền kinh tế châu Âu. Ngay cả với khoản tiền mới, ngân sách EU sẽ chỉ chiếm 2% GDP trong giai đoạn tài chính bảy năm tới. Ở cấp độ quốc gia, nơi các chính phủ thường chi khoảng 40% GDP, người châu Âu tỏ ra thận trọng đến mức khó tin. Hậu quả sẽ rất lớn. Tính đến cuối năm 2022, nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ lớn hơn 6% so với năm 2019. Ngược lại, châu Âu không có khả năng sản xuất nhiều hơn so với trước đại dịch. Thật vậy, gói kích thích 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden sau gần 4.000 tỷ USD thời ông Donald Trump có nguy cơ khiến nền kinh tế phát triển quá nóng. Còn châu Âu đang nằm ở một thái cực hoàn toàn khác. Thâm hụt ngân sách năm 2021, tính trung bình, có lẽ bằng một nửa so với những gì Mỹ đang lên kế hoạch. Sau khủng hoảng tài chính kết hợp với Covid-19, sản lượng của EU sẽ là 20%, tương đương 3.000 tỷ Euro, ít hơn so với mức tăng trưởng mà khối duy trì trong những năm 2000-2007. EU đã đình chỉ các quy tắc tài khóa hạn chế thâm hụt. Một phần nhờ vào hoạt động tiền tệ của ECB, các chính phủ châu Âu có không gian tài chính để làm nhiều việc hơn. Lẽ ra họ nên sử dụng nó. Châu Âu có thể tự an ủi rằng chương trình tiêm chủng sẽ bắt kịp vào mùa hè. Trên khắp lục địa, chủ nghĩa châu Âu đã suy giảm trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi, EU đang tụt lại so với Trung Quốc và Mỹ vì không thể đối phó thành thạo với từng cuộc khủng hoảng liên tiếp. Trong một thế giới nguy hiểm và bất ổn, đó là một thói quen cần phải thay đổi. Thanh Hảo Anh đón tin vui, EU nói về biến chứng của vắc-xin AstraZenecaCơ quan quản lý dược phẩm châu Âu và chuyên gia của cơ quan này đưa ra những thông tin khác nhau về biến chứng của vắc-xin AstraZeneca. |