Hiện tại, các vấn đề khi mua bán vật phẩm game vẫn là trở ngại của nhiều đơn vị phát hành và người chơi game. Vấn đề dễ nhận thấy nhất chính là việc các vật phẩm game được rao bán trên các diễn đàn game hoặc trực tiếp trong game lại không có đơn vị nào đứng ra bảo vệ quyền lợi khi giao dịch không an toàn diễn ra. Cho tới thời điểm hiện tại, dự án sàn giao dịch ảo và quyền sở hữu tài sản ảo vẫn chưa được chấp nhận về mặt pháp lý.
Với nhiều người chơi game, đặc biệt là game thủ chuyên nghiệp, mua vật phẩm tại cash shop không thực sự thoải mái và còn nhiều bất tiện. Do đó, nhiều người vẫn lựa chọn giải pháp truyền thống nhưng an toàn nhất là gặp mặt, trao đổi trực tiếp. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện được khi người mua và người bán cách xa nhau về khoảng cách địa lý.
Anh Minh Đức, một game thủ lâu năm cho biết: các giao dịch vật phẩm trong game càng công khai lựa chọn người có uy tín càng tốt để tránh trường hợp bị làm giá. Nếu buộc phải thực hiện giao dịch với người chưa quen biết kỹ, nên lựa chọn giải pháp thanh toán trực tuyến từ một đơn vị trung gian thanh toán để bảo vệ quyền lợi, đặc biệt là có tích hợp chức năng thanh toán tạm giữ.
Tuy nhiên, với Siki.vn, những nỗi lo trên đã được giải quyết và game thủ trên cả nước có thể yên tâm giao dịch chỉ với 01 link duy nhất. Bên cạnh đó, thanh toán qua Siki rất dễ dàng, không cần tài khoản ngân hàng, sử dụng tất cả các phương thức thanh toán như nạp thẻ điện thoại, chuyển khoản, qua ATM… hay dựa trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật và uy tín của ví điện tử hàng đầu Việt Nam là Bảo Kim.
"Siki cho phép người mua và người bán mua bán an toàn mà không cần gặp mặt, đồng thời đứng ra làm trung gian mua bán như một cổng thanh toán trực tuyến. Điều này có nghĩa khi người mua nhận được vật phẩm game đúng như mô tả trong giao dịch thì người bán mới có thể rút tiền ra khỏi hệ thống", ông Bùi Trọng Đạt, phụ trách Siki khẳng định.
" alt=""/>Giao dịch vật phẩm game qua Siki.vn: An toàn và tiện lợiAbsolute Software, một công ty có trụ sở ở Vancouver (Canada) chuyên đưa ra các dịch vụ chống trộm cắp dành cho các doanh nghiệp và người dùng, đã phân tích 13.818 vụ điều tra trộm cắp mà họ thực hiện năm 2011. Họ phát hiện ra có gần 80% laptop bị mất cắp là laptop doanh nghiệp.
Công ty cho biết Luân Đôn là thành phố đứng hàng đầu về nạn mất cắp laptop, tiếp đến là Sonder Felding, Đan Mạch và Paris. Còn ở Mỹ, Chicago chiếm 12,5% các vụ trộm cắp laptop ở 20 thành phố hàng đầu. Tiếp đến là Houston, với 11,9%, và đến là Detroit với 11,3%.
Cao điểm nhất của “mùa vụ” mất cắp laptop doanh nghiệp là vào tháng 6 và 7, có thể vì đó là khi các nhân viên được làm việc di động hơn, vì thế họ có thể để máy đâu đó không an toàn. Những laptop người dùng lại dễ bị mất cắp vào thời điểm tựu trường và trước lễ Giáng sinh.
" alt=""/>Những sân bay quốc tế dễ mất laptop nhất