-Ngày càng có nhiều nhà văn đạt được thành công nhờ dịch tác phẩm ăn khách ở quốc gia nơi nguyên tác được xuất bản sang các ngôn ngữ khác. Gần đây,áchnàocũngcóhaiyếutốđanxenvừadởvừahaykểcảdự đoán tỷ số bóng đá hôm nay Khánh Phương có dịch một số sách best seller (bán chạy nhất), chị có thể bật mí về điều này?
Best seller chỉ những cuốn sách được chọn mua nhiều nhất và trở thành một thước đo quan trọng về giá trị, tầm ảnh hưởng của tác phẩm với công chúng. Với nhiều quốc gia, best seller là một tiêu chí để lựa chọn sách. Những yếu tố giúp một cuốn sách bán chạy là chất lượng nội dung tốt, tác giả có nhiều người hâm mộ…
Tuy nhiên, chưa hẳn là tác phẩm best seller ở một quốc gia này lại cũng hút khách ở quốc gia khác. Điều đó còn tùy thuộc vào chủ đề và thị hiếu độc giả.
Gần đây, tôi có dịch 3 cuốn sách đắt khách ở Mỹ, bao gồm: Đắc Nhân Tâm- tác giả Dale Carnegie, Người giàu nhất thành Babylon- tác giả: George S. Clason; Nghĩ giàu, làm giàu- tác giả: Napoleon Hill. Cả 3 tác phẩm đều đã được dịch sang tiếng Việt bởi các dịch giả khác nhau và lưu hành tại Việt Nam nhiều năm qua.
-Chị có áp lực không khi dịch lại những cuốn sách đã được lưu hành tại Việt Nam và làm gì để vượt qua trở ngại đó?
Đúng là ban đầu rất áp lực, nhưng khi bắt tay vào thực tế hoàn toàn ngược lại. Bởi mỗi dịch giả sẽ có cách chuyển ngữ khác nhau, phụ thuộc vào mỹ cảm của từng người. Hơn nữa, những cuốn sách tôi dịch là phiên bản cổ, không phải phiên bản mới như sách đã dịch nên cũng khác biệt. Vì là phiên bản cổ nên từ ngữ khó hơn và cấu trúc văn phong cầu kỳ, phức tạp hơn.
Đôi khi tôi phải tra cứu sách Kinh thánh cổ xưa, những bài thơ-văn cổ, tìm hiểu về tác giả khá kỹ để tìm ra ngôn từ thích ứng. Ban đầu, cũng có e ngại nhưng về sau, vượt qua thách thức rồi lại thấy vô cùng ý nghĩa. Người biên tập và đơn vị bảo trợ động viên, cổ vũ nên tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần và cuốn theo dòng khai mở của từng cuốn sách.
-Theo chị, có cách nào để đọc những tác phẩm này một cách hữu ích nhất?
Bạn nên đọc không phải để giết thời gian mà nâng cao nhận thức, tích lũy vốn sống. Đó là một cách hoàn thiện bản thân một cách nhanh nhất.
Các cuốn sách gọi là best seller chưa hẳn là dễ đọc, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Có thể ngay lúc đọc, không thể hiểu được nội dung truyền tải nhưng ở một hoàn cảnh nào đó, người ta bất ngờ nhớ lại những gì đã đọc rồi chiêm nghiệm với thực tế, từ đó rút ra bài học bổ ích.
Mỗi cuốn sách dù ít dù nhiều đều chứa đựng một thứ mà cá nhân mình hoặc thiếu, hoặc thừa. Thế nên, tôi nghĩ, không có tác phẩm hoàn toàn HAY cũng như hoàn toàn DỞ. Sách nào cũng có cả hai yếu tố đan xen: vừa dở vừa hay, kể cả best seller.
Ba cuốn tôi vừa dịch là sách kỹ năng, phát triển bản thân, giúp bạn đọc có thêm động lực, thôi thúc hành động. Cũng đừng hy vọng quá nhiều trong một thời gian ngắn và đừng trông mong mình sẽ làm được y chang như nhân vật trong sách.
Nếu chỉ đọc đơn thuần mà không áp dụng vào thực tế rất vô nghĩa nên quá trình đọc phải đi đôi với thực hành; hoặc ít ra là đọc đi đọc lại để ngấm dần rồi áp dụng sẽ không rơi vào tình trạng nhàm chán. Kết quả tùy khả năng mỗi người nhưng ít ra, bạn sẽ tìm thấy những chỉ dẫn hoặc thông tin bổ ích để có thêm động lực.
-Cơ duyên nào đưa chị đến với công việc dịch sách?
Từ nhỏ tôi đã mơ ước là phiên dịch, thích đứng trước một đám đông để dịch nói và có cảm giác là người quan trọng. Lớn lên cũng chăm chỉ học ngoại ngữ lắm nhưng không có hệ thống, cấp 2 học tiếng Pháp, cấp 3 học tiếng Anh, đại học theo tiếng Nhật… Chưa kể, lúc yêu anh nào ở quốc gia nào lại tập tọe học tiếng nước ấy (cười). Vì thế, tôi không thực sự giỏi ngoại ngữ.
Sau này đi du học tiếng Anh khá hơn chút nhưng không thể làm được phiên dịch như mơ ước vì công việc này đòi hỏi trí nhớ xuất sắc, trong khi mình nói câu đầu đã quên câu cuối. Hơn nữa, phiên dịch cần sức khỏe tốt mà khi đó, tôi liên miên ốm. Mấy lần thất bại thảm hại khiến sếp thất vọng và tự chán ghét bản thân nên chỉ dừng lại ở phiên dịch cuộc họp nho nhỏ, chém gió vui vui.
Thế nhưng, công việc biên dịch thì Khánh Phương làm nhiều lắm. Cơm áo gạo tiền không tha bất cứ ai, tôi cũng phải bươn chải làm thêm tối ngày, nhận dịch tài liệu rất nhiều. Sau này chuyển ngữ các tác phẩm văn học, dịch truyện, thơ, xuôi - ngược đủ cả. Giờ cũng có trong tay vài chục đầu sách dịch rồi!
-Chị có sống được bằng nhuận bút từ biên dịch không và gặp khó khăn gì khi dịch sách?
Nghề nào cũng phải lao tâm khổ tứ nhưng dịch sách thì không đơn giản chút nào. Trong quá trình chuyển ngữ, tôi gặp không ít trở ngại bởi khó tìm được từ ngữ tương đồng. Ngay cả tiếng Việt, có nhiều tác giả dùng ẩn ý khó hiểu, ý tứ phức tạp và đánh đố, tôi phải tra cứu rất nhiều từ điển Việt-Việt/Việt-Hán để tìm hiểu và sáng tạo theo cách nghĩ của mình giúp cho quá trình chuyển ngữ uyển chuyển hơn. Tốn thời gian lắm, đã vậy tiền công lại ít, chủ yếu tôi làm vì đam mê và sứ mệnh của người cầm bút. Tự nhủ sẽ lấy cần cù bù thông minh, ít tiền phải làm nhiều hơn.
-Thế còn lợi ích của việc dịch sách là gì, thưa chị?
Bản thân quá trình đó cũng là một hình thức đọc, nhưng mang tính chuyên sâu hơn cách đọc thông thường. Chuyên sâu là bởi một câu từ, phải tra cứu ngữ nghĩa và đào sâu thăm thẳm để tìm ra ẩn ý mà tác giả muốn truyền tải.
Dịch giả dù biết rõ từ ấy rồi có khi vẫn phải ngược dòng xem đi xem lại tình huống trước khi quyết định dùng ngôn ngữ chuyển dịch. Thế nên mới nói, dịch giả cũng là đồng tác giả. Trong quá trình chuyển ngữ, dịch giả như đắm chìm vào thế giới của tác giả, vực lại thời khắc, ký ức mà người viết từng trải qua khi đặt bút. Điều này mang đến những cung bậc cảm xúc rất phong phú.
Những lát cắt đời sống kỳ bí và sinh động trong bộ sách văn học trẻSau đại dịch, biến động kinh tế thế giới, sự thịnh hành của trí tuệ nhân tạo đã gợi nhiều suy tư và cảm hứng đến con người. Bốn tựa sách của các cây bút thế hệ mới do NXB Trẻ vừa phát hành thể hiện nhiều góc nhìn mới lạ về cuộc sống.