TheđườnglênngôicủavịquânvươngmớiCharlesIIIcủngười chơi đội tuyển bóng đá quốc gia argentinao hãng tin Reuters và AP, ông Charles sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi lên nắm quyền ở tuổi 73. Ông là nhà vua lớn tuổi nhất lên ngôi trong dòng dõi có từ 1.000 năm trước và người vợ thứ hai Camilla của ông hiện vẫn là nhân vật khiến dư luận bị chia rẽ. Hiện ngày đăng quang của nhà vua mới vẫn chưa được ấn định. Kể từ khi được chỉ định làm người kế vị ngai vàng từ năm 3 tuổi, Charles là hiện thân của việc hiện đại hóa chế độ quân chủ Anh. Ông là người thừa kế ngai vàng đầu tiên không học tập theo kiểu truyền thống (được các gia sư riêng dạy học), là người đầu tiên có bằng đại học và là người đầu tiên lớn lên dưới ánh nhìn ngày càng gay gắt của giới truyền thông khi sự tôn kính dành cho hoàng gia ngày càng mờ nhạt. Đối với những người không ủng hộ ông, nhà vua mới là một người yếu ớt, gây phiền phức và không được chuẩn bị đầy đủ để giữ vai trò tối cao. Ông bị nhiều người xa lánh vì cuộc hôn nhân đầu thất bại với Công nương Diana - người được công chúng yêu thích, bị chế giễu vì nói chuyện với thực vật và bị ám ảnh về vấn đề kiến trúc và môi trường. Trong khi đó, những người ủng hộ Charles lại cho rằng đó là sự bóp méo những gì ông đã làm và đơn giản là là ông bị hiểu lầm. Và rằng, trong những lĩnh vực như biến đổi khí hậu, ông đã đi trước thời đại. Họ cũng nói, ông là người chu đáo, luôn quan tâm tới người Anh ở mọi tầng lớp xã hội, tổ chức từ thiện của ông đã giúp hơn 1 triệu người thất nghiệp và có hoàn cảnh khó khăn kể từ khi nó được thành lập cách đây gần 50 năm. Nhà sử học Ed Owens nhận xét: "Tân vương sẽ phải suy nghĩ cẩn thận về cách thể hiện hình ảnh như một người của công chúng. Ông không nổi tiếng như người mẹ quá cố...Charles sẽ phải tìm ra cách có được sự ủng hộ của công chúng, được công chúng quý mến, điều vốn là đặc trưng cho mối quan hệ của Nữ hoàng Elizabeth với công chúng Anh". Trong suốt cuộc đời của mình, ông Charles bị kẹt trong một chế độ quân chủ đang cố gắng tìm chỗ đứng của mình giữa một xã hội thay đổi liên tục và bình đẳng hơn, trong khi phải duy trì truyền thống để tạo nên sự hấp dẫn của thể chế. Những căng thẳng đó được thể hiện qua cuộc đời của các con trai ông. Hoàng tử cả William, 40 tuổi, sống một cuộc sống theo nghĩa vụ truyền thống, làm từ thiện và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hoàng tử thứ hai Harry, 37 tuổi, sống ở Mỹ cùng người vợ là cựu diễn viên Meghan, đang tạo lập sự nghiệp mới gắn bó với Hollywood hơn là Điện Buckingham. Hai hoàng tử từng thân thiết giờ chỉ chỉ thỉnh thoảng nói chuyện với nhau. Việc lên ngôi của ông sẽ tiếp sức cho các cuộc tranh cãi về tương lai của chế độ quân chủ hầu như chỉ mang tính nghi lễ của Anh. Nhiều người coi hoàng gia là một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia, một số khác lại cho đó là dấu tích lỗi thời của lịch sử phong kiến. Vua Charles III, người đứng đầu Vương quốc Anh và 14 quốc gia khác, gồm cả Australia, Canada, New Zealand và Papua New Guinea, đã lên tiếng bảo vệ những hành động của mình. "Tôi luôn tự hỏi, can thiệp là gì, tôi luôn nghĩ nó là động lực thúc đẩy", Charles nói trong bộ phim tài liệu hồi 2018 có nhan đề "Hoàng tử, con trai và người kế vị: Charles năm 70 tuổi". Cũng trong cùng bộ phim đó, ông nói, với tư cách là nhà vua, ông sẽ không lên tiếng hay can thiệp vào chính trị vì vai trò là người đứng đầu vương quốc khác với vai trò của hoàng tử xứ Wales. Tân vương của nước Anh cho biết, ông dự định giảm số lượng nhân viên làm việc cho hoàng gia, cắt giảm chi phí và đại diện tốt hơn cho nước Anh hiện đại. |