Số lượng các ứng dụng độc xuất hiện và giăng bẫy người dùng trên quầy Google Play ngày càng tăng và cách duy nhất để bạn tự vệ là cài ngay một ứng dụng bảo mật tốt,Ứngdụngđộcồạttấncôbang xep hạng ngoại hạng anh thận trọng khi tải các ứng dụng mới, luôn để mắt đến các bản sao kê thẻ tín dụng ngân hàng. Là Giám đốc nghiên cứu các hiểm họa của Blue Coat Systems, Andrew Brandt sử dụng một máy chủ Internet "bình mật ong" - thuật ngữ mà dân bảo mật vẫn dùng để chỉ những máy chủ nhử mồi - để bắt quả tang tại trận các mã độc "nhăm nhe". Máy chủ giám sát của Brandt sẽ cho phép ekip phân tích của ông theo dõi và ghi lại nhất cử nhất động của hacker mà không phải lo ảnh hưởng chút nào đến những dữ liệu hay hệ thống thực. Brandt cho biết gần đây ông đã đụng độ với một ứng dụng độc. "Tôi đã tải một ứng dụng không liên quan (đến ứng dụng độc đó) vài tiếng trước. Bỗng dưng không hiểu từ đâu chui ra, tôi nhận được một tin nhắn cám ơn mình vì đã đăng ký sử dụng ứng dụng độc với mức cước 4 USD/ tháng". Có vẻ như mã độc này đã xoay xở để tự đăng ký sử dụng dịch vụ bằng chính điện thoại của Brandt mà không thèm xin phép chủ nhân thiết bị. Nếu như không nhận được tin nhắn cảm ơn, Brandt sẽ không nhận ra mình đang bị móc túi cho đến khi xem hóa đơn tiền cước cuối tháng. Vụ việc này đã nhấn mạnh hai việc cần làm ngay để người dùng tự bảo vệ chính mình: theo dõi sát sao sao kê thẻ tín dụng và ngân hàng, đồng thời phản ứng tức thì với những khoản cước "trên trời rơi xuống". Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ bị mã độc tấn công thì cách hữu hiệu nhất vẫn là cài đặt ứng dụng bảo mật. Không có hàng rào bảo vệ này thì điện thoại và dữ liệu cá nhân của bạn lưu trong đó sẽ hoàn toàn hớ hênh trước bàn tay của hacker. "Xu hướng BYOD (dùng chung một smartphone cho cả công việc lẫn nhu cầu cá nhân) đang khiến cho đội ngũ kỹ thuật viên doanh nghiệp, tổ chức không thể ngăn chặn các tác nhân bên ngoài tiếp cận mạng nội bộ", Brandt giải thích. Theo số liệu thống kê mới đây của hãng bảo mật RiskIQ, số lượng ứng dụng hiểm độc trên quầy ứng dụng Google Play đã tăng tới 388% chỉ trong thời gian từ 2011 đến 2013. Tỷ lệ ứng dụng độc bị Google xóa bỏ mỗi năm, dù vậy, lại giảm từ 60% trong năm 2011 xuống chỉ còn 23% vào năm 2013. Hiện tại, số ứng dụng độc trên Google Play đã nhảy vọt từ 3% (2011) lên 13%. Những ứng dụng độc này có thể ghi lại lịch sử cuộc gọi, nhắn tin của bạn, sao chép tự động danh bạ, thông tin tài khoản, thẻ SIM. Chúng có thể hiển thị quảng cáo trên thanh thông báo và hộp thư SMS, thậm chí là thay đổi trang chủ trình duyệt. Một số ứng dụng độc còn bật cả clip quảng cáo dạng âm thanh khi bạn gọi điện.
|