Chia sẻ với VietNamNet,ạyhọctrựctuyếncáctrường tưtínhhọcphílich thi dau hom nay bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội cho rằng, hiện nay, một số phụ huynh chưa hiểu rõ về việc học trực tuyến và cho rằng việc học trực tuyến chỉ là thời gian nghe giảng trực tiếp từ giáo viên qua các nền tảng trực tuyến. Nhưng thực chất, việc học trực tuyến không chỉ có thời gian nghe giảng trực tiếp từ giáo viên mà còn bao gồm thời gian học sinh hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao trên các nền tảng học tập, thời gian giáo viên trao đổi và phản hồi về kết quả học tập của học sinh. “Để có được tiếng nói chung với phụ huynh, trường đã có những trao đổi để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong điều kiện học bình thường, phụ huynh cần đóng các khoản phí: học phí, dịch vụ bán trú, dịch vụ đưa đón,... Nhưng trong thời gian dịch bệnh, học sinh học trực tuyến, nhà trường chỉ thu học phí để duy trì tất cả các hoạt động của nhà trường. Trên thực tế, nhà trường vẫn phải trả lương cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán trú... Họ đều là những cán bộ có hợp đồng chính thức với nhà trường nên trong giai đoạn dịch bệnh, trường vẫn phải duy trì đội ngũ, ổn định nhân sự để sẵn sàng đón học sinh quay lại trường khi hết dịch. Bên cạnh đó, Nhà trường vẫn phải bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất. Mặt khác, để việc dạy học trực tuyến hiệu quả, trường cần đầu tư thêm hệ thống phần mềm, nâng cấp hệ thống mạng, đường truyền Internet, đào tạo năng lực giáo viên…” Bà Hiền cho biết, trong thời gian xây dựng kế hoạch năm học mới, trường đã xác định việc học tập của học sinh trong năm học 2021-2022 sẽ linh hoạt giữa 2 hình thức: trực tiếp và trực tuyến, tùy theo tình hình thực tế.
Vì vậy, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội đã thông báo mức học phí học trực tuyến bằng 75% mức học phí học trực tiếp. Theo đó, thời gian học trực tuyến, nhà trường chỉ thu 75% học phí, áp dụng theo từng tuần, tháng. Còn tất cả các khoản liên quan đến dịch vụ bán trú, xe đưa đón,... trường không thu. “Các khoản chi cho cán bộ, nhân viên chúng tôi tự tính trong khoản thu đó, nếu thiếu thì Nhà trường tự bù lỗ”, bà Hiền chia sẻ. “Về phí hoạt động dã ngoại, nhà trường thu thấp hơn năm ngoái do còn số tiền năm ngoái chưa dùng hết. Đến cuối năm nay, nếu vẫn không tổ chức được hoạt động ngoại khóa thì chúng tôi lại hoàn tiền lại cho phụ huynh. Trong hoàn cảnh dịch bệnh, chúng tôi hiểu được những khó khăn của phụ huynh và những phản ứng của họ. Song, về phía nhà trường, chúng tôi cũng phải cố gắng để duy trì và vận hành cả một hệ thống. Thực tế giáo viên dạy học trực tuyến còn vất vả hơn nhiều so với dạy học trực tiếp. Trong tình hình dịch Covid-19, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các bậc phụ huynh để các hoạt động dạy học được triển khai tốt nhất và cũng là sự động viên các thầy cô giáo khi bước vào năm học mới”, bà Hiền chia sẻ. Phí học trực tuyến: “Không phải dạy tiết nào tính tiền tiết đó” Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội cho hay, học trực tuyến rồi kéo theo học phí của loại hình này là điều các năm học trước chúng ta không lường trước được. “Năm học 2019-2020, khi có tin dịch Covid-19 và học sinh phải tạm dừng đến trường và nghỉ 1 đến 2 tháng, tôi đã choáng váng. Sau đó tôi tổ chức cho học sinh học trực tuyến và quyết định không thu học phí học trực tuyến bởi nghĩ chỉ bổ trợ trong một vài tuần. Đồng nghĩa với đó, tôi chấp nhận vay tiền ngân hàng để trả lương cho giáo viên. Nhưng rồi đến cuối năm 2020 mọi việc lại lặp lại, lần này, tôi nghĩ buộc phải thu học phí trực tuyến, bởi nó không còn là chuyện đột xuất nữa mà có thể kéo dài và không biết đến bao giờ mới chấm dứt dịch”, thầy Hòa nói. Theo thầy Hòa, học trực tuyến là việc thích ứng của học sinh, giáo viên và cả phụ huynh với bối cảnh tình hình mới. Do đó việc tính toán học phí học trực tuyến là việc tất yếu. “Năm học 2019-2020 là 3 tháng, năm 2020-2021 là 2 tháng trường không thu đủ học phí như mọi năm nên phải vay ngân hàng mỗi tháng 15 tỷ đồng để trả cho giáo viên. Nhưng giờ đây phải tính đường lâu dài, đó là thu học phí học trực tuyến. Việc này nhằm duy trì dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời dịch; duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ trường,... và cuối cùng là duy trì nhà trường. Trường công lập có ngân sách nhà nước hỗ trợ còn trường ngoài công lập nếu không có học phí thì khó tồn tại. Phụ huynh cứ thử hình dung, vài ba giáo viên chủ nhiệm rời trường, lớp đi là các con đã ảnh hưởng rồi. Nhà trường còn phải đầu tư cơ sở vật chất rồi khấu hao; thay đổi chương trình, phương pháp sao cho phù hợp; mua ứng dụng dạy học; bố trí lực lượng tăng cường, hỗ trợ,... chứ không phải như phụ huynh tính rằng dạy tiết nào tính tiền tiết đấy. Hai bên trường và phụ huynh phải cùng đồng hành, cố gắng và có sự cảm thông”, thầy Hòa chia sẻ. “Đừng để sau đợt dịch này mà các trường ngoài công lập sụp đổ, không thể tồn tại”. Thầy Hòa tính toán, nhà trường sẽ hoàn trả lại chi phí các dịch vụ mà khi học sinh học ở nhà không dùng đến như tiền xe đưa đón; tiền đi trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa; trả bớt tiền duy trì đội ngũ quản lý bán trú, tiền điện, nước,... Cộng tất cả các khoản phí cần trả dao động từ 18-20%. Do đó, nhà trường thống nhất chỉ thu 80% tổng học phí khi học sinh phải học trực tuyến và thông báo công khai (số giữ lại và 20% trả lại gồm những gì) tới các phụ huynh được biết từ đầu năm học này. Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho hay, ngay từ đầu năm học này, nhà trường cũng đã có thông báo giảm 20% học phí khi học trực tuyến và nhận được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. “Vì mỗi năm học, không biết lúc nào học trực tuyến, lúc nào có thể học tại trường, do đó chúng tôi nghĩ phải có chính sách thống nhất ngay từ đầu. Sau khi họp cha mẹ học sinh khối 6 và khối 10 ngày 14/8, phụ huynh đề nghị mức 20% và chúng tôi đồng ý. Các khối lớp khác thì năm ngoái, giảm 10%, năm nay được giảm 20% nên phụ huynh cũng rất ủng hộ. Đến ngày 21/8 này, chúng tôi sẽ họp trưởng ban của 73 lớp và thông qua biên bản”, ông Tùng nói. Theo ông Tùng, việc quyết định giảm 20% học phí khi học sinh học trực tuyến là cố gắng rất lớn của trường. “Bởi chấp nhận mức thu thấp thì giáo viên cũng bị ảnh hưởng. Nhiều giáo viên trẻ quê ngoại tỉnh về công tác, thu nhập thấp ở các môn Lịch sử, Địa lý, GDCD, Thể dục... cũng rất khổ sở với chi phí thuê nhà, ăn ở...”, ông Tùng nói. Thanh Hùng Phụ huynh 'kêu cứu' vì học phí online, Trường phổ thông FPT nói gì?Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT FPT cơ sở Hà Nội gửi 'Đơn kêu cứu' vì không đồng tình mức giảm của nhà trường đối với một số khoản phí khi học online do tác động của dịch Covid-19. |