Loạt cảnh nóng trong 'Trò chơi vương quyền' bị 'đào bới'

时间:2025-01-14 20:11:34来源:NEWS 作者:Công nghệ

Trò chơi vương quyền” với những cảnh nóng,ạtcảnhnóngtrongTròchơivươngquyềnbịđàobớlich bong da anh cảnh khỏa thân “bạo liệt”, là điều không xa lạ đối với những ai theo dõi loạt phim đình đám này. Thậm chí nhiều fan còn đùa tếu rằng nếu có một tập phim hoàn toàn không có cảnh 18+, hẳn sẽ là một sự lạ…

 “Trò chơi vương quyền” bất ngờ vấp phải làn sóng chỉ trích

{ keywords}

 

Trước đây, “Trò chơi vương quyền” đã vấp phải nhiều đợt chỉ trích dữ dội khi thực hiện những cảnh nóng gây tranh cãi. Dù vậy, sau tất cả, sức hấp dẫn của loạt phim vẫn cuốn người xem đi tiếp và scandal lại chìm lắng xuống.

Thậm chí, loạt phim còn nhiều lần đạt được thành công lớn tại giải Emmy (giải thưởng danh giá nhất của truyền hình Mỹ) với những kỷ lục được xác lập về số lượng đề cử, số lượng giải thưởng rinh về. Dù vậy, trong thời gian gần đây, khi phần 6 đã khép lại và phần 7 còn chưa ra mắt, bất ngờ, làn sóng chỉ trích loạt phim lại dâng cao.

Chuyện cảnh nóng, cảnh khỏa thân táo bạo xuất hiện trong phim truyền hình Mỹ đã là chuyện quá quen thuộc, nhưng với “Trò chơi vương quyền”, sự táo bạo này đã lên đến một mức độ gây tranh cãi, khiến ngay cả những người xem phương Tây cũng phải bẽ bàng về tần xuất và mức độ của những cảnh 18+ quá… bạo liệt.

Những cảnh như vậy xuất hiện tràn lan, thừa mứa, từ nhân vật chính đến nhân vật phụ (hoặc thậm chí siêu phụ, chỉ thoáng lướt qua màn ảnh), từ tình tiết có tác động tới mạch phim cho tới những tình tiết vô thưởng vô phạt chẳng có tầm quan trọng gì…

Và mỗi khi một cảnh 18+ xuất hiện trên màn ảnh, điều chắc chắn là một thân hình phụ nữ lại bị phô bày, đó là chưa kể trong “Trò chơi vương quyền”, còn có khá nhiều cảnh tấn công tình dục đối với phụ nữ, mà đáng kể nhất là những đợt tranh cãi nổi lên xoay quanh cảnh cưỡng bức xảy đến với các nhân vật nữ quan trọng, như “Mẹ Rồng” Danaerys Targaryen (và Khal Drogo ở phần 1), Cersei Lannister (và Jaime Lannister ở phần 4), Sansa Stark (và Ramsay Bolton ở phần 5)…

Vào cuối tuần qua, tại một cuộc họp báo của Hiệp hội Phê bình Truyền hình Mỹ, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi dành cho Giám đốc Chương trình của HBO - đơn vị đặt hàng sản xuất loạt phim “Trò chơi vương quyền” - đề nghị ông này giải thích tại sao “Trò chơi vương quyền” lại có quá nhiều cảnh nóng, cảnh khỏa thân và cảnh cưỡng bức như vậy.

Từ trước đến nay, khi đứng trước những lùm xùm tranh cãi kiểu này, phía nhà đài và ê-kíp sản xuất loạt phim, bao gồm cả các diễn viên, vẫn luôn giữ im lặng, nếu bắt buộc phải lên tiếng, họ sẽ nói theo chiều hướng bênh vực, bào chữa, có lợi cho loạt phim.

Đương nhiên, Giám đốc Chương trình của HBO cũng vậy, ông khẳng định những cảnh nóng bạo lực này không có ý phân biệt về giới và nhân vật nam tham gia vào những cảnh này sẽ luôn phải gánh chịu những bi kịch. Dù vậy, đây không phải một lý giải thuyết phục.

Cách lập luận của đại diện HBO đã khiến các tờ báo Mỹ ngay lập tức phản bác lại, rằng cái kết bi kịch xảy đến với các nhân vật nam không bị “gợi dục hóa” như những điều khốn khổ xảy đến với các nhân vật nữ. Nếu Khal Drogo và Ramsay Bolton đều chết vì trận mạc thì những bẽ bàng đã xảy đến với các nhân vật nữ là những bi kịch hoàn toàn khác.

Thực tế, sức hấp dẫn mà “Trò chơi vương quyền” tạo ra đối với người xem một phần nằm ở chính các cảnh 18+ xuất hiện tràn lan, đầy rẫy và dần trở thành một thứ gia vị kịch tính khiến phim trở nên gay cấn hơn.

Tờ Huffington Post cho rằng việc một bộ phim phải dựa quá nhiều vào các thể loại cảnh nóng là một dấu hiệu cho thấy sự nghèo nàn, dễ dãi trong cách xây dựng chuyện phim.

{ keywords}

Những cảnh nóng gây tranh cãi nhất trong “Trò chơi vương quyền”

Ở phần 5, cảnh cưỡng bức xảy đến với nhân vật Sansa Stark là một cảnh không được đề cập đến trong tiểu thuyết nguyên gốc.

Trước đó, Sansa với tư cách người thừa kế hợp pháp của nhà Stark đã kết hôn với Ramsay Bolton với hy vọng đây sẽ là một bước đi giúp cô trả thù cho những bi kịch xảy đến với gia đình mình.

Tuy vậy, trong đêm tân hôn, Sansa đã phải chứng kiến tất cả nỗi kinh hoàng trong tính cách điên rồ của người mà giờ đây cô phải gọi là chồng.

Không chỉ vậy, Ramsay còn bắt Theon Greyjoy, kẻ trước đây là tâm phúc sau đó lại trở thành phản phúc của nhà Stark, chứng kiến toàn bộ. Dù góc quay nhanh chóng chuyển từ Sansa và Ramsay sang gương mặt khốn khổ đầm đìa nước mắt của Theon, nhưng vẳng lại trong khuôn hình vẫn là tiếng kêu cứu của Sansa…

Cảnh phim này ngay khi lên sóng đã bị chỉ trích bởi xét trên khía cạnh chuyện phim, đây là một cảnh thừa thãi ngớ ngẩn, không đóng góp gì thêm vào việc xây dựng tính cách nhân vật.

Trước đó, người xem đã biết rằng Ramsay là một tên tâm thần điên loạn, rằng Theon/Reek đã bị “bẻ gãy” dưới sự hành hạ của Ramsay, rằng Sansa đã trở thành cô gái kiên cường sẵn sàng chịu đựng tất cả để trả thù cho gia tộc.

Với cảnh cưỡng bức Sansa, không có bất cứ nội dung nào mới về xây dựng nhân vật được đưa vào. Nếu nói cảnh này khiến nhân vật Sansa trở nên mạnh mẽ hơn thì không phải, bởi trước đó cô đã thù hận cả gia tộc Bolton.

Nếu bảo cảnh này giúp Theon thoát ra khỏi “Reek” hèn mạt cũng không đúng, bởi những hành hạ mà Ramsay thực hiện trước đó đối với Theon/Reek còn kinh khủng hơn nhiều.

Ê-kíp làm phim đưa thêm cảnh cưỡng bức Sansa vào, một cảnh hoàn toàn không có trong tiểu thuyết, chỉ vì muốn có thêm một cảnh 18+ gây xôn xao. Trước đây, trong hình ảnh một cô gái yếu đuối, bất lực, Sansa đã từng suýt bị một nhóm đàn ông ở đô thành King’s Landing cưỡng bức, cảnh này cũng từng bị quay kỹ lưỡng một cách thừa thãi khó hiểu.

{ keywords}

 

Ở phần 1, “Mẹ Rồng” Danaerys Targaryen cũng từng phải chịu nỗi khốn khổ tương tự khi bị gả bán cho Khal Drogo, để rồi sau đó, như để “bù đắp” cho “Mẹ Rồng”, chuyện phim lại để Danaerys và Khal Drogo yêu nhau (dù chẳng mấy thuyết phục).

Ở phần 4, khi con trai cả Joffrey của cặp đôi loạn luân - Nữ hoàng Cersei Lannister và em trai song sinh Jaime Lannister - bị ám sát, khi đứng bên linh cữu con, Jaime đã có cảnh nóng với Cersei bất chấp việc Cersei phản kháng dữ dội.

Đây một lần nữa lại là cảnh không có trong nguyên gốc tiểu thuyết. Dù cách làm phim truyền hình ăn khách rất khác với cách viết nên bộ tiểu thuyết ăn khách, nhưng cách câu kéo phản cảm của loạt phim “Trò chơi vương quyền” với những cảnh nóng gây tranh cãi đã khiến loạt phim phải nhận hàng loạt “gạch đá”.

Dù tranh cãi lùm xùm mặt báo, nhưng tỉ suất người xem qua các phần phim vẫn không ngừng tăng lên suốt từ năm 2011-2016. Hiện tượng này bị xem là một tiền lệ xấu, một khía cạnh đáng thất vọng của một loạt phim truyền hình ăn khách bậc nhất trong lịch sử nền công nghiệp giải trí lớn nhất thế giới.

Theo Dân trí
相关内容
推荐内容