Vài năm gần đây có nhiều nền tảng cho vay biến tướng thành tín dụng đen,ậphộiquỵttiềnứngdụngchovaytíndụngđtintuc24h cho vay với lãi suất cao. Khi người vay không có khả năng trả nợ hoặc trễ hạn, những người đòi nợ theo kiểu xã hội đen xuất hiện, khủng bố tinh thần nạn nhân bằng đủ mọi cách. Chúng gọi điện cho nạn nhân, gọi cho thân nhân và bạn bè, và cả đăng ảnh đòi nợ lên mạng xã hội. Hiện vấn nạn tín dụng đen núp bóng nền tảng cho vay vẫn tồn tại vì nhu cầu của người vay rất cao. Nhiều người cần vay tiền nhanh, khoản tiền nhỏ nhưng không đủ điều kiện vay ngân hàng nên đã tìm đến các nền tảng này. Do các ứng dụng cho vay tồn tại âm thầm nên không ít người đã bị lừa bởi các ứng dụng giả mạo. Một số khác bị bêu xấu vì không có khả năng trả nợ.
Để đối phó với vấn nạn trên, nhiều hội nhóm trên mạng xã hội được lập ra để tố cáo app lừa đảo, dạy cách đối phó với tín dụng đen. Tuy vậy, trong các nhóm này, vẫn có tình trạng biến tướng, lợi dụng đối phó tín dụng đen để lừa đảo các bên cho vay, vay rồi không trả nợ. Trong một nhóm trên mạng xã hội, quản trị viên đăng bài viết công khai: nhận hỗ trợ vay app và “bùng” app, không làm phiền người thân, không đăng hình Facebook.
Nội dung trên đây trở thành tiêu chí hoạt động của nhóm. Các thành viên trong nhóm thường trao đổi cách thức để được duyệt vay từ các ứng dụng, sau đó tìm cách “bùng” tiền. Các ứng dụng khi cài đặt vào điện thoại của người vay sẽ yêu cầu quyền truy cập danh bạ, quyền xem tài khoản mạng xã hội như Facebook hay Zalo. Sau đó, khi người vay không trả tiền, nhóm đòi nợ sẽ gọi điện cho người thân, bạn bè trong danh bạ điện thoại để khủng bố tinh thần, ép người vay trả nợ. Ngoài ra, những người này có thể lấy hình ảnh, thông tin cá nhân và bạn bè trên mạng xã hội của người vay để đăng tải thông tin bêu xấu người quỵt nợ. Đó là chưa kể, một khi người vay không trả tiền, thông tin có thể bị đưa lên hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) của Ngân hàng Nhà nước, dẫn đến khó thực hiện các khoản vay sau này. Với từng trường hợp cụ thể nêu trên, những thành viên trong các nhóm này đều có cách đối phó. Theo hình ảnh chia sẻ, câu hỏi phổ biến trong các nhóm là ứng dụng A, nền tảng B có “nuôi” được không, có “nuốt” hay “bùng” được không.
Thông thường, các nền tảng cho điểm tín dụng từng người dựa trên thông tin thu thập được. Điểm tín dụng sẽ thấp trong lần vay đầu tiên, dẫn đến khoản duyệt vay không cao, thường ở mức vài ba triệu đồng. Khi trả lãi đều đặn và thanh toán khoản vay sớm, một người có khả năng nhận được khoản vay cao hơn ở lần sau. Chính vì vậy, người chưa có kinh nghiệm thường hỏi những thành viên cũ xem nền tảng nào dễ “nuôi”, để được duyệt vay mức cao. Và có dễ “bùng” hay không, sau khi “bùng” có bị gọi khủng bố, có bị đăng ảnh Facebook, bị “dính” CIC hay không. Theo hình ảnh một số người đăng lên nhóm, họ tải thông tin vay cùng lúc lên rất nhiều ứng dụng để có cơ hội vay cao nhất, nhận được tổng tiền nhiều nhất. Sau khi vay được tiền, một số người hỏi cách đối phó với tình trạng bị gọi điện nhắc nợ, bị đăng ảnh lên mạng, bị đến nhà đòi tiền. Để đối phó với việc bị gọi điện, nhiều người cài ứng dụng chặn cuộc gọi, thậm chí tố cáo số điện thoại kia lên tổng đài quốc gia chống cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Một số còn công khai số điện thoại của bên đòi nợ để mọi người gọi điện tấn công. Trong nhiều trường hợp, người chậm thanh toán sẽ gặp tình trạng bị gọi điện đến bạn bè, người thân để bêu xấu. Lúc này, theo các “chuyên gia” trong nhóm, người vay nợ có thể đóng vai nạn nhân, cho rằng mình bị hack tài khoản chứ không vay, đồng thời hô hoán mình là nạn nhân của tín dụng đen. Để đối phó với việc bị đăng thông tin lên Facebook, nhiều người rất công phu khi tạo tài khoản mạng xã hội mới, tạo lập thông tin cá nhân mới. Trong nhóm này, cũng có đối tượng rao bán chứng minh nhân dân, rao bán tài khoản Facebook, nhận tạo giấy tờ giả,... để cung cấp cho các ứng dụng khi duyệt vay.
Do hoạt động tín dụng trên app hiện nay diễn ra phức tạp nên nhiều bất cập vẫn tồn tại. Khá đông người bị tín dụng đen đe đoạ, nhiều người khác bị lừa tiền, và có cả một nhóm lừa ngược lại ứng dụng cho vay để thu lợi bất chính. Mặc dù vậy, rất nhiều người khuyên không nên “bùng” một số nền tảng có tên tuổi tên thị trường, vì các công ty này có liên kết với hệ thống CIC. Nếu cố tình xù sẽ bị gán nợ xấu, không thể vay những lần sau. Mặc dù vậy, một số ít người vẫn khoe đã “húp” được 50-60 triệu đồng từ gần chục app, bất kể app đó có “dính” CIC hay không. Thiên Phúc Nhiều người bị lừa tiền từ ứng dụng cho vay giả mạoKẻ lừa đảo giả làm bên cho vay tài chính, duyệt vay cho nạn nhân, nhưng dùng nhiều thủ đoạn lừa nạn nhân chuyển khoản ngược lại. |