Người Việt ăn mặn gấp đôi chuẩn thế giới, Bộ Y tế phải kêu gọi giảm muối trong khẩu phần
Chuyện ăn mặn hại sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch đúng là chuyện biết rồi nhưng vẫn phải nhắc đi nhắc lại vì hệ quả đến muộn, nhiều người vẫn chủ quan.
Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ tới 9,4g muối mỗi ngày, gần gấp đôi so với khuyến nghị: ít hơn 5g muối một ngày từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là con số đáng báo động, khiến nhiều người phải nhìn lại chế độ ăn uống của mình.
Với chế độ ăn quá mặn như hiện tại, chúng ta có thể phải đối mặt với những hệ lụy sức khỏe tác động đến toàn bộ cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng của ăn mặn đến các vấn đề trên da như: mụn trứng cá, khô môi; các vấn đề về đường tiêu hóa: đầy hơi, ảnh hưởng vị giác, sức khỏe đường ruột kém, ợ nóng rát, tăng nguy cơ mắc loét dạ dày và tá tràng; Chế độ ăn mặn cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị yếu xương hoặc gây sưng phù. Chức năng nhận thức có thể bị tác động khi bạn ăn mặn. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng chóng mặt thường xuyên...
Ăn mặn đặc biệt nguy hiểm khi có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch có liên quan; làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh của những người đang mắc các bệnh về tim mạch; khiến người bệnh suy tim bị phù cẳng chân, mu bàn chân, thậm chí phù toàn thân.
Ăn mặn khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đồng thời khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng
Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều người Việt vẫn chủ quan. Năm 2020, Bộ Y tế đã đưa ra lời kêu gọi người dân giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận. Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm cũng đã đề ra mục tiêu giảm 30% mức tiêu thụ muối của mỗi người vào năm 2025, tức là lượng muối ăn của trung bình mỗi người dân giảm xuống 7g.
Để bắt đầu một lối sống mới tốt hơn cho sức khỏe, mỗi người cần có ý thức và hành động cụ thể, thực hiện thói quen giảm mặn ngay từ hôm nay. Vậy làm thế nào để vừa giảm ăn mặn giúp bảo vệ sức khỏe và trái tim mà vẫn tận hưởng từng bữa ăn đậm đà, ngon miệng?
Bí quyết giảm ăn mặn đúng cách
Bát nước mắm luôn giữ vị trí trung tâm trong mâm cơm người Việt và làm nên linh hồn cho món ăn Việt dù là chấm hay tẩm ướp, kho nấu
Với tín đồ “nghiền mặn”, giảm ăn mặn tưởng như không thể, nhưng nếu thực hiện từng bước, từng bước thì chuyện ăn giảm mặn hoàn toàn không khó.
Đầu tiên, cần nhớ rõ “kim chỉ nam” cho việc giảm mặn là “cần phải giảm mặn trong mọi gia vị và đồ ăn”, và cần thực hiện giảm mặn cho mọi lứa tuổi.
Thứ hai, việc giảm mặn cần duy trì thành một lối sống mới. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Để ăn giảm mặn mà vẫn ngon miệng thì nên tập dần dần, tránh việc cắt giảm đột ngột trừ những trường hợp bệnh lý được chỉ định. Vì các trường hợp cắt giảm đột ngột có thể gây mất đi sự ngon miệng, do đó không duy trì được trong thời gian dài, một số trường hợp còn gây ra tình trạng biếng ăn khiến cơ thể không cung cấp đủ dinh dưỡng.
Bạn có thể bắt đầu thói quen giảm mặn bằng việc ưu tiên sử dụng gia vị, thực phẩm có công thức giảm mặn - các sản phẩm này có thể nhận biết bởi logo hoặc thông tin giảm mặn thể hiện trên bao bì. Ví như chuyện chọn nước mắm chẳng hạn, lựa chọn nước mắm có công thức giảm mặn giúp bạn bảo vệ sức khỏe và vẫn giữ bữa cơm ngon đúng điệu món Việt.
Hy vọng với những thông tin này, mỗi người sẽ nâng cao ý thức, có thêm động lực và phương pháp để hiện thực hóa lối sống lành mạnh giúp giữ gìn sức khỏe, bảo vệ trái tim, tránh xa những căn bệnh nguy hiểm. Và đặc biệt là trên con đường theo đuổi lối sống tích cực ấy vẫn giữ được trọn vẹn sự ngon miệng và niềm vui ăn uống.
评论专区