Để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,ừaThiênHuếkhuyếnkhíchpháttriểncácdịchvụđôthịthôlịch thi đấu bóng đá hnay Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập và cơ cấu lại các ngành kinh tế, trong đó có dịch vụ. Đây là một trong những nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) do UBND tỉnh vừa ban hành.
Với nhiệm vụ cơ cấu lại ngành dịch vụ, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu triển nhanh và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh các dịch vụ có lợi thế như: Du lịch, thương mại, xuất khẩu, y tế, giáo dục, logistics...gắn với công nghệ số. Để có thể thực hiện mục tiêu này, tỉnh tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thừa Thiên Huế sẽ huy động các nguồn lực, thành phần kinh tế phục hồi nhanh ngành du lịch, tạo bước phát triển đột phá, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn. Xúc tiến các tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh tại khu nước khoáng nóng. Ưu tiên phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các loại hình dịch vụ vui chơi, tổ hợp trung tâm mua sắm, giải trí, du lịch tâm linh. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các địa phương. Phát triển, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng, có đẳng cấp để nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng và kết nối giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ. Phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành du lịch. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch kết nối các hãng lữ hành lớn ở các thị trường lớn, thị trường mới; chú trọng quảng bá phục vụ cho đối tượng khách du lịch tàu biển. Trong giai đoạn tới, Huế thực hiện chuyển đổi số trong ngành du lịch. Nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác giữa tỉnh với các địa phương trong vùng và cả nước; các quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và Tiểu vùng sông Mê Kông về phát triển du lịch, dịch vụ. Xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Khuyến khích phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, dịch vụ đa chức năng; cơ sở thương mại truyền thống theo hướng hiện đại. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ quan trọng như: tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu. Đồng thời, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, dịch vụ đô thị thông minh; xây dựng Đề án liên kết sản xuất theo chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ... Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử; phát triển mạng lưới tổ chức tín dụng, dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử tự động. D.V Thành phố thông minh sẽ tạo cơ hội cho startup công nghệCác chuyên gia nhận định, Việt Nam đã có những chiến lược phát triển đô thị thông minh và đây là cơ hội cho các startup với các giải pháp, sản phẩm có thể triển khai trên toàn quốc. |