Lạ kỳ ngôi chùa có nhiều bệnh nhân thoát án tử Mắc trọng bệnh về phổi, được sư cô chẩn bệnh và sắc thuốc. Ông ăn chay, tụng kinh niệm Phật. Nhờ thuốc và nhờ sự thanh thản trong tâm hồn, bệnh của ông ngày càng thuyên giảm và sau 3 năm, đến nay đã khỏi hẳn. " alt="Chuyện 20 con cá điêu hồng thay đổi đời nữ đại gia lừng tiếng"/>
Chuyện 20 con cá điêu hồng thay đổi đời nữ đại gia lừng tiếng
- Từ Hà Nội men theo QL5 chừng 50 km, du khách sẽ đến được làng Nôm (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên). Đây là một ngôi làng yên bình, lưu giữ được những nét văn hóa cổ bậc nhất của người Việt và đi vào thơ ca với câu nói nổi tiếng: “Đồng nát thì về cầu Nôm”.Tiền tỷ cũng không bán nhà cổ Câu nói “đồng nát thì về cầu Nôm” từ xưa đã xuất hiện nhiều trong thơ văn. Bởi xưa kia, nơi đây là địa điểm tập trung thu mua đồng, thép vụn từ các nơi đổ về. Sau đó người ta phân loại và chuyển chúng đến lò để đun chảy, tái sử dụng. Cũng chính vì nghề ấy mà người dân làng Nôm xưa kia có cuộc sống khá “vương giả”, xây được những ngôi nhà khang trang, bề thế và trở thành di sản quý giá của ngày hôm nay. | Ngôi nhà cổ của ông Phùng Văn Long với kiến trúc nhà ngói ba gian đặc trưng |
Nằm ở gần đầu làng, ngôi nhà cổ ba gian nhà ông Long là một trong số đó. Ông Long, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ, cho biết: “Ngôi nhà này được xây từ lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra đã có và cứ truyền từ đời này sang đời khác”. Bà Long, vợ ông, cho biết thêm: “Khi tôi về làm dâu thì căn nhà đã như thế này rồi, đến giờ vẫn không thay đổi gì cả. Những đoàn chuyên gia về đây họ đánh giá tuổi đời của nó không dưới 200 năm”. Bà Long nhấn mạnh: “Có nhiều người họ trả tiền cao lắm, đến hàng tỷ bạc nhưng chúng tôi không bán. Đây là nhà của các cụ để lại, là nhà thờ, sau này con cháu còn về hương khói, mình có túng thiếu đâu mà phải bán?”. | Căn nhà cổ từ nhiều đời nay hiện vẫn được sử dụng |
| Bà Long khẳng định không túng thiếu để phải bán nhà |
Bà Long tâm sự, từ ngày bà về làm dâu, bà nhận thấy rằng làng Nôm ít có biến đổi. Mặc dù kinh tế đã khá hơn rất nhiều nhưng người dân cũng không xây sửa lại căn nhà. Nhiều người đến hỏi mua nhưng cũng không ai đồng ý vì đó là tài sản của tổ tiên. Con cháu dân làng đi lên Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác làm ăn sinh sống nhưng vẫn giữ được bản tính nhân hậu, hòa nhã của làng. Mỗi dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ, trong những căn nhà cổ lại rộn vang tiếng cười sum họp của các gia đình. Tương tự, anh T, con trai của cụ Đích, một trong những chủ nhân của ngôi nhà cổ tại làng Nôm, cho biết: “Mặc dù có sửa qua đôi chút để ở cho tiện hơn, song về cơ bản thì kiến trúc nhà vẫn thế. Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây, ông bà cha mẹ đều ở đây nên sau này dù thế nào vẫn sẽ ở đây”. Ngôi làng, nơi thời gian dừng lại Như bao làng Việt khác, cổng làng Nôm là nơi đầu tiên du khách nhìn thấy trước khi hòa mình vào không gian hoài cổ. Dáng vẻ uy nghi, họa tiết tinh xảo, đậm dấu ấn Việt nhưng làng toát lên sự trầm lắng, u tịch hệt như cuộc sống và tính cách con người nơi đây. | Những hình ảnh quen thuộc của cây đa, giếng nước, sân đình, mái ngói đơn sơ được thấy khắp nơi |
| Cùng những con đường rợp bóng xanh mát của cây cối |
| Dọc hai bên ao làng là những nhà thờ họ Nguyễn, Lê, Đan... |
Không chỉ tôi mà bất kỳ du khách nào sẽ cảm thấy rằng chỉ cần bước qua cánh cổng làng là thời gian như dừng lại, trên từng mái nhà, từng thửa ruộng, từng con đường. Mặc dù đã nhiều thế kỷ trôi qua kể từ khi thành lập làng nhưng mọi thứ dường như vẫn như ngày hôm qua. | Những họa tiết mấy trăm năm rồi mà vẫn rất tinh xảo, điệu nghệ. |
| Chưa một di tích nào ở trong làng phải xây lại hoặc trùng tu lớn. |
Ghé thăm chợ tôi nhận thấy chợ Nôm khác với những khu chợ khác mà tôi đã gặp. Chợ ở đây không phải là những ki-ốt đơn điệu, không phải là những gian hàng được xây bê tông kiên cố mà chỉ là những gian nhà xây gạch đỏ không trát vữa. Màu gạch đỏ qua nắng gió thời gian trở nên đậm hơn. Nhiều chỗ trên tường bị lở, bám rêu phong tạo cho du khách như đi ngược lại quá khứ với những hình ảnh của ông, bà cha mẹ mình đi chợ ngày xưa. | Chợ Nôm với những gian bán hàng đậm màu thời gian |
| Luôn là nơi vui chơi và tụ tập đầy thú vị của lũ trẻ con trong làng |
Vào sâu trong làng, tôi đã thấy cầu Nôm. Cây cầu hiện ra trước mắt tôi sừng sững như một chứng nhân lịch sử, chứ không phải hình ảnh có trong tưởng tượng. Cây cầu gồm có 9 trụ xây bằng đá bắc qua con sông Nguyệt Đức chảy vòng quanh làng. Trên mỗi trụ cầu được chạm khắc đầu rồng tinh xảo trông như những thần bảo hộ cho ngôi làng này được sóng yên bể lặng. Người dân làng Nôm muốn vào ngôi chùa Nôm phía bên kia sông thì đều phải qua cầu. Do đó cũng có thể nói rằng đây là một chứng nhân của lịch sử suốt hơn 200 năm qua. | Cầu Nôm nổi tiếng trong thơ ca Việt Nam |
| Chùa Nôm - ngôi chùa có Tam Quan vĩ đại được xây dựng từ thời Hậu Lê |
Ngoài ra, một di tích nổi tiếng khác trong làng Nôm là đình thánh Tam Giang, thờ một vị tướng của Hai Bà Trưng. Được xây dựng từ năm 1924, đến nay chưa từng trải qua một đợt trùng tu quy mô lớn nào nhưng đình Tam Giang vẫn giữ được nét nguyên bản như vốn có ban đầu. | Đình Tam Giang cổ kính vượt thời gian |
Đình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia năm 1994. Nguyễn Huy Tùng " alt="Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu"/>
Nhà cổ khách trả tiền tỷ, chủ nhân kiên quyết lắc đầu
- Hoa hậu Việt Nam 2014, Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang tận hưởng kỳ nghỉ thú vị trước nắng vàng, biển xanh, cát trắng ở Phan Thiết.Trên trang cá nhân, Hoa hậu Kỳ Duyên vừa chia sẻ những bức ảnh ở Mũi Né, Phan Thiết. Chia sẻ với bạn bè, người đẹp Nam Định cho biết, cô thích cảnh đẹp, thích chụp ảnh đẹp mỗi khi được tới biển. Nhìn những bức ảnh do Kỳ Duyên chụp, ai cũng cảm nhận được biển Phan Thiết thật đẹp, yên bình, sạch sẽ. Ngoài ra, Hoa hậu 9x cũng để lộ thân hình nóng bỏng của cô trong bộ bikini hai mảnh khi tạo dáng bên bể bơi tại một khu nghỉ dưỡng ở Mũi Né, Phan Thiết. Trước thân hình gợi cảm của Kỳ Duyên, nhiều người không khỏi xuýt xoa, khen ngợi. Một số hình ảnh của Kỳ Duyên ở Phan Thiết:
Bị ép sinh con, tôi ly hôn để thoải mái đi du lịch, mua sắmTôi viết những dòng này khi cuộc hôn nhân của chúng tôi đã gần đến giai đoạn kết thúc. Chúng tôi đang chờ phán quyết cuối cùng của tòa… " alt="Kỳ Duyên đẹp nóng bỏng ở biển Phan Thiết"/>
Kỳ Duyên đẹp nóng bỏng ở biển Phan Thiết
Siêu máy tính dự đoán Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1
Play" alt="Sao Kong Skull Island: Cả thế giới sẽ thấy Việt Nam đẹp như thế nào"/>
Sao Kong Skull Island: Cả thế giới sẽ thấy Việt Nam đẹp như thế nào
- Thủ tục Tết nhất ở quê tôi rườm rà, theo thì mệt mà không theo thì người ta nói ra nói vào. Vì thế 3 năm nay, tôi đã tìm ra cách giải thoát cho vợ...Tôi năm nay 43 tuổi, hơn vợ tôi 9 tuổi. Chúng tôi cùng sống và làm việc ở Hà Nội. Tôi làm trong lĩnh vực ngân hàng còn vợ tôi làm việc cho một tổ chức nước ngoài. Lương của chúng tôi khá, ngoài ra, tôi kinh doanh thêm bất động sản nên thu nhập bình quân mỗi tháng của hai vợ chồng cũng khoảng trên dưới 200 triệu. Ở thành phố, được xếp vào hàng đại gia nhưng ngày Tết vợ chồng con cái chúng tôi phải dắt díu nhau về quê ăn Tết. Quê tôi cũng giống như nhiều người dân miền Bắc, ngày Tết có hàng trăm thủ tục rườm rà. Nào thăm hỏi họ hàng, nào tặng quà, mừng tuổi, làm cơm cúng gia tiên, chúc Tết... Bản thân tôi còn thấy vất vả mệt mỏi, vợ tôi là phụ nữ còn khổ sở hơn.
| Ảnh: The Huffington Post |
Ở nơi làm việc, cô ấy đường đường là sếp, nói một câu ai cũng phải nghe nhưng ở nhà tôi, cô ấy là dâu trưởng của cả họ nên Tết nhất, cô ấy không khác gì một người giúp việc. Trước Tết, vợ tôi phải sấp ngửa đi mua sắm, lo toan đầy đủ cho cái Tết nhà chồng. Mùng 1 Tết, trong khi đám đàn ông vẫn còn ngủ thì cô ấy phải dậy làm cơm cúng gia tiên. Xong xuôi, chúng tôi cùng đi chúc Tết họ hàng, anh em nội ngoại. Về đến nhà, tôi có thể ngả lưng hoặc lao vào một cuộc nhậu nào đó nhưng cô ấy thì không. Nếu không dọn dẹp nhà cửa thì vợ tôi phải cắm mặt dưới bếp để nấu cơm, rửa bát phục vụ cho các đoàn khách đến chúc Tết gia đình. Như đã giới thiệu phía trên, gia đình tôi, bố tôi là trưởng họ, tôi là con trai cả trong nhà, cũng là người có chút kinh tế nên mọi người trong làng rất trọng vọng. Ngày Tết, ai cũng kiếm cớ đến chúc Tết để gặp gỡ gia đình tôi. Bố tôi tính thoải mái và thích đông vui nên ai đến nhà ông cũng mời uống rượu. Vì thế, suốt 3 ngày Tết, mâm cỗ cứ mang lên, mang xuống liên tục. Vợ tôi và mẹ tôi nếu không đi chúc Tết thì không thể rời khỏi cái bếp. Nhiều hôm tôi thấy cô ấy ở dưới bếp vừa làm, vừa đưa tay gạt nước mắt mà tôi đau thắt lòng. Thương vợ, 3 năm nay, tôi nghĩ ra một cách giải thoát cho vợ mình. Trước Tết, khoảng 26, 27 tháng chạp, chúng tôi tranh thủ mua sắm quà cáp rồi về chúc Tết bố mẹ đôi bên. Sau đó, vợ chồng tôi đi du lịch. Năm đầu tiên, chúng tôi vào TP.HCM. Năm thứ 2, chúng tôi đón Tết ở Nha Trang. Hai nơi này vợ chồng tôi đều có đông bạn bè. Họ đón Tết không rườm rà như Tết ở miền Bắc. Vì thế chúng tôi rất vui vẻ, thoải mái. Bắt đầu đặt chân lên máy bay, hai vợ chồng tôi tắt điện thoại. Hết kỳ nghỉ lễ, chúng tôi mới mở lại điện thoại để tránh những cuộc gọi làm phiền. Năm đầu, thấy các con đi như vậy, bố mẹ tôi không hài lòng. Thế nhưng tôi giải thích với các cụ rằng, vợ chồng chúng tôi đã mất cả năm lao tâm khổ tứ với công việc, Tết âm lịch là kỳ nghỉ duy nhất và dài nhất của hai vợ chồng. Vì thế chúng tôi cần phải được nghỉ ngơi để có năng lượng cho một năm sung sức. Lâu dần, các cụ cũng quen chưa Tết, các cụ còn gọi điện hỏi, năm nay nhà tôi đi du lịch ở đâu? Vì thế, nhân một ngày rảnh rỗi, thấy các bạn than vãn về Tết, tôi muốn kể cho các bạn nghe chuyện đón Tết của vợ chồng tôi. Hy vọng, các bạn sẽ tìm được một phương án tốt nhất để cái Tết không còn là gánh nặng và mệt mỏi. Mẹ chồng lên ăn Tết, con dâu cho giúp việc nghỉ sớmVợ tôi cho người giúp việc về nghỉ Tết sớm, nhà cửa, bếp núc, quần áo... tất thảy đều để đó, chờ mẹ chồng lên dọn. " alt="Tết khổ đến trào nước mắt của vợ đại gia ngân hàng"/>
Tết khổ đến trào nước mắt của vợ đại gia ngân hàng
- Anh ta nói rằng: "Tôi không hạnh phúc thì cô cũng đừng mơ yên ổn". Em rất sợ, không biết phải làm sao?Xin chào chuyên gia! Hiện tại em đang rất hoang mang, lo sợ không biết phải làm thế nào nên viết tâm sự lên đây nhờ các anh, chị cho em lời khuyên. Em và bạn trai yêu nhau được hơn 3 năm. Trong thời gian đó, chúng em có quan hệ tình dục. Do không phòng tránh cẩn thận, em đã từng có thai 2 lần nhưng vì còn đi học nên em đã không dũng cảm sinh con. Em đang là sinh viên một trường Đại học còn người yêu em làm công nhân. Anh có ngoại hình khá khiêm tốn, gia đình nghèo nhưng có tài ăn nói khéo léo. | Ảnh: Huffington Post |
Thời gian đầu, do vừa lên thành phố học nên em còn nhiều khờ dại. Em tin và yêu anh rất nhiều nhưng 2 năm sau em phát hiện anh đã lừa dối em về bản thân, gia đình. Quá thất vọng em đã đòi chia tay nhưng anh ấy năn nỉ để em tha thứ. Khi em kiên quyết chấm dứt thì anh đe dọa, nếu em không chấp nhận yêu tiếp anh sẽ vào facebook, zalo của em để nhắn tin với bạn bè, người thân em. Anh đe dọa, sẽ cho họ biết em "không còn trinh" và đã bỏ thai nhiều lần. Nghe thế em rất sợ và hoang mang. Khoảng thời gian đó đối với em khủng khiếp vô cùng. Anh ta uy hiếp nên em đành đồng ý quay lại. Lần này, anh ta ép em chiều chuộng trong chuyện quan hệ nhiều hơn. Bản thân em chỉ đồng ý vì bị đe dọa chứ tình cảm của em đã không còn gì. Lo sợ mất em, anh ta chiều chuộng nhiều hơn và ngỏ lời hỏi cưới. Nhưng gia đình em không chấp nhận với lý do anh ta hoàn toàn không tương xứng với em. Chuyện này khiến anh ta bức xúc, bản thân em vốn đã chán ngán nên chúng em càng cãi nhau, giận dỗi nhiều hơn. Cuối cùng em quyết tâm chia tay lần nữa. Em đã nói nhẹ nhàng để anh ta hiểu, dùng mọi lý lẽ để thuyết phục trên cơ sở tôn trọng để không khiến anh ta tổn thương. Nhưng con người đó vẫn giận dữ, bức xúc, anh ta tiếp tục đe dọa sẽ cho mọi người biết chuyện em phá thai. Anh ta cũng buông những lời xúc phạm em một cách nặng nề khiến cuộc sống của em rất ngột ngạt. Anh ta nói rằng: "Tôi không hạnh phúc thì cô cũng đừng mơ yên ổn". Em rất sợ, không biết phải làm sao? Xin mọi người cho em lời khuyên. (Em gái yếu đuối) "Chào em gái! Lúc này, em cần phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề của mình. Với cách hành xử của anh ta, tôi khẳng định, quyết định không tiến đến hôn nhân với người đó của em là hoàn toàn sáng suốt. Tuy nhiên, để chấm dứt quan hệ, em nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng khi nói chuyện với anh ta, không nên chửi bới, nhiếc móc sẽ càng làm anh ta kích động, gây hại cho em. Em hãy khuyên nhủ anh ta, mỗi cuộc chia tay đều mang đến cho cả hai người sự đau đớn, tiếc nuối. Tuy nhiên nếu hôn nhân không có tình yêu đồng điệu từ cả hai phía cũng không thể hạnh phúc. Dù không đến được với nhau, nhưng cả hai nên cố gắng làm sao để chia tay một cách có văn hoá, làm cho đối phương ít tổn thương nhất. Em hãy nói chuyện thẳng thắn với anh ta bằng thái độ chân thành, tôn trọng nhau. Mặc dù vậy, em cũng phải dứt khoát để anh ta hiểu rằng việc uy hiếp, níu kéo mù quáng chỉ khiến cho mọi thứ trở nên trầm trọng và chính anh ta cũng phải nhận lấy hậu quả không tốt đẹp. Những người khác sẽ nói sao khi anh ta dùng chiêu thức "tung hê tình cũ", "không ăn được thì đạp đổ"? Sau khi nói chuyện rõ ràng, em hãy tìm cách cắt hết mọi liên lạc với anh ta, không nên gặp gỡ, gọi điện, nhắn tin, tránh những chuyện cãi vã không cần thiết. Đây cũng là khoảng thời gian để cả hai bình tâm lại. Trường hợp nếu anh ta vẫn kiên quyết tung tin, em nên chia sẻ thật với cha mẹ để tìm sự trợ giúp. Em cũng nên đối mặt với việc nếu anh ta rêu rao với người thân, bạn bè em về những thông tin trong chuyện tình cảm của em. Em hãy hiểu rằng, ai cũng có quá khứ và phải mạnh dạn để đối mặt với nó. Chính sự trốn tránh, sợ hãi của em sẽ làm anh ta càng có cơ hội để đe dọa, gây áp lực. Trường hợp chính anh ta hoặc anh ta thuê người đe dọa, nói xấu em qua điện thoại, mạng xã hội em nên ghi âm, lưu lại những tin nhắn đó để làm bằng chứng buộc tội khi cần thiết. Theo đó, em hãy nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè, bố mẹ và thậm chí là pháp luật nếu bị đe dọa, quấy rối. Chúc em bình tâm và sớm vượt qua mọi chuyện. Chuyên gia Tâm lý " alt="Tâm sự: Tình cũ dùng bí mật quá khứ để ép tôi cưới"/>
Tâm sự: Tình cũ dùng bí mật quá khứ để ép tôi cưới
|
|
|