Con trai ông Trump cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Bùi Ann
(Dân trí) - Con trai cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, nếu Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, điều này có thể kéo theo một cuộc xung đột hạt nhân.
Trong một bài viết chung đăng trên trang The Hillngày 17/9, con trai của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, Donald Trump Jr., và cựu ứng viên Robert F. Kennedy nêu quan điểm rằng, Washington nên mở các cuộc đàm phán trực tiếp với Moscow ngay lập tức và ngừng ngộ nhận việc Nga kiềm chế với việc họ yếu đuối.
Họ cảnh báo, việc Mỹ và các đồng minh cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công Nga sẽ gây ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.
Với tiêu đề "Đàm phán với Moscow để chấm dứt chiến tranh Ukraine và ngăn chặn sự tàn phá hạt nhân", bài báo lập luận, Mỹ phải tập trung tìm kiếm một lối thoát ngoại giao cho một cuộc chiến đáng lẽ không được phép xảy ra. Nội dung bài báo cũng cáo buộc Nhà Trắng theo đuổi một chính sách mà phía Nga cảnh báo sẽ dẫn đến xung đột.
"Một số nhà phân tích Mỹ tin rằng Nga đang nói đùa. Họ đang nhầm lẫn giữa sự kiềm chế với sự yếu đuối. Về bản chất, họ đang ủng hộ một chiến lược bên miệng hố chiến tranh", ông Kennedy viết.
Mỹ đã liên tục mở rộng phạm vi cung cấp vũ khí cho Kiev, từ pháo phản lực HIMARS và bom chùm đến xe tăng Abrams, máy bay chiến đấu F-16 và tên lửa ATACMS tầm xa. Ông Trump Jr và ông Kenedy cho biết mỗi hành động như vậy đang "kéo thế giới đến gần bờ vực diệt vong".
"Logic của họ dường như là nếu bạn chọc một con gấu 5 lần và nó không phản ứng, thì có thể chọc nó mạnh hơn lần nữa mà vẫn an toàn. Một chiến lược như vậy có thể hợp lý nếu con gấu đó không có răng", 2 người bình luận.
Họ đề cập đến việc Nga là một cường quốc hạt nhân và đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu an ninh bị đe dọa.
"Hãy tưởng tượng nếu Nga cung cấp tên lửa cho một quốc gia khác, huấn luyện và cung cấp thông tin để tấn công sâu vào lãnh thổ Mỹ. Mỹ không bao giờ dung thứ cho hành động đó và chúng ta cũng nên nghĩ về Nga như vậy", họ nói.
Bắn tên lửa Mỹ vào Nga chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc đáp trả hạt nhân, nguy cơ xung đột hạt nhân hiện nay đã đủ để các bên phải dừng lại trước khi quá muộn
Theo 2 tác giả, Mỹ không thể mạo hiểm bước vào một cuộc chiến hạt nhân vì vậy việc giảm leo thang xung đột Ukraine quan trọng hơn bất kỳ vấn đề chính trị nào mà nước Mỹ cần tranh luận.
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đổ vỡ vào mùa xuân năm 2022. Hai bên cáo buộc lẫn nhau đưa ra những yêu cầu không thực tế. Kể từ đó, Mỹ khẳng định một thỏa thuận hòa bình phải đáp ứng các điều khoản của Kiev, đồng thời nhiều lần cam kết hỗ trợ và trang bị vũ khí cho Ukraine chừng nào còn cần thiết.
Con trai chị Q. (áo xanh nhạt) trong giờ thể dục ở trường hiện nay
Sau hơn hai năm chờ đợi mòn mỏi, hồ xin đi Mỹ của chúng tôi chính thức bị từ chối. Thời điểm ấy, công việc IT (freelancer) của chồng tôi gặp một số khó khăn như số lượng việc giảm xuống, tiền thù lao giảm, … Bản thân tôi cũng vừa mới chuyển việc sang công ty mới đang trong thời gian thử việc lương còn thấp. Tiền tiết kiệm chúng tôi đã chi gần hết cho các thủ tục sang Mỹ và thất bại rồi.
Mặc dù rất thất buồn và thất vọng nhưng vợ chồng tôi lập tức nghiên cứu phương án khác để cho con được du học càng sớm càng tốt. Chúng tôi đã lên mạng tìm kiếm thông tin, hỏi những người thân quen, vào các diễn đàn trên mạng xã hội xem có ý tưởng nào không.
Khi biết được tâm sự của tôi, một người bạn đang làm việc tại Malaysia (Malay) đã tư vấn cho tôi về cuộc sống, môi trường học tập và văn hóa của đất nước này. Cũng may cho chúng tôi, công việc của chồng tôi có ưu điểm là không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Hơn nữa chúng tôi đã tìm hiểu, tính toán trước và thấy rằng công việc của chồng có thể đảm bảo khả năng tài chính cho cả nhà khi sang Malay.
Vừa có hướng đi mới khả quan, một mặt chồng tôi làm hồ sơ xin nhận việc vào các công ty quốc tế có chi nhánh tại Malay. Mặt khác, tôi vừa đi làm vừa lo làm thủ tục xin sang Malay theo diện working visa.
Chỉ sau hơn hai tháng, mọi thủ tục của chúng tôi đã làm xong. Tôi xin nghỉ việc trong sự tiếc nuối vì đó là công việc rất phù hợp mà bấy lâu tôi mong muốn. Tuy nhiên vì nghĩ tới tương lai của con, vì kế hoạch dài hạn của cả gia đình tôi vẫn từ bỏ.
Năm 2013, ngay khi đặt chân vào Malay, không kịp hân hoan vì lần đầu được ra nước ngoài hay có thời gian ngắm nhìn cảnh vật mới lạ của nước bạn, việc đầu tiên tôi nghĩ tới và phải làm ngay là tìm một chỗ trú ngụ cho cả gia đình. Chúng tôi bắt taxi về thành phố có chi nhánh công ty mới nhận chồng tôi vào làm và bắt đầu hỏi han về việc thuê nhà ở.
Chất lượng và giá thuê nhà ở Malay khiến chúng tôi rất bất ngờ. Vợ chồng tôi thuê căn nhà gần 80m2 có hai phòng ngủ chỉ với 6 triệu VNĐ một tháng. Thế là ngay trong ngày đầu tiên, gia đình tôi đã tạm “ổn định” tại nơi đất khách quê người.
Cuộc sống ở Malay
Chúng tôi xin cho con vào học một trường quốc tế vì gia đình tôi không có quốc tịch Malay và con tôi chưa biết nói tiếng Anh. Nếu như giá thuê nhà hoặc mua thức ăn ở đây được xếp vào diện rẻ so với ở Việt Nam, thì tiền học phí cho con lại rất đắt. Song bù lại, chỉ sau một ngày tới trường mới, con trai tôi đã tỏ thái độ yêu thích lớp học.
Quả thật, lúc trước chúng tôi không hề đặt mục tiêu đưa con Malay. Song khi đã sang và sinh sống, cả gia đình tôi rất yêu thích và mong muốn được ở lại. Nhưng một lần nữa, chúng tôi lại thất vọng vì không tìm được cách để được nhập quốc tịch Malay. Như vậy là con tôi cũng sẽ chỉ được tạm thời học tập ở đây, điều đó làm chúng tôi không yên tâm.
Mỗi ngày nhìn con vui vẻ, tự tin giao tiếp với tất cả mọi người đến từ nhiều nơi trên thế giới, tôi lại thêm quyết tâm tìm bằng được cách nào đó để con được học tập tại môi trường con yêu thích.
Năm 2014, chồng tôi nhận được lời mời của một công ty tại Mỹ nhưng nếu nhận thì phải sang Costa Rica làm việc. Tôi tìm hiểu và biết rằng, dù có sang Costa Rica thì chúng tôi cũng vẫn trong tình trạng không được nhập quốc tịch như ở Malay, con tôi vẫn phải học trường quốc tế đắt đỏ. Đồng thời hầu như không có cơ hội để từ đó chuyển sang Mỹ. Thế là chúng tôi vẫn tiếp tục ở lại Malay và tìm cơ hội mới.
Trong khi tôi ở nhà làm nội trợ vì không tìm được việc làm phù hợp thì công việc của chồng tôi khá thuận lợi. Công ty cử chồng tôi sang Anh để theo khóa huấn luyện lên Leader. Cũng vào lúc này, tôi quyết định sẽ sang Mỹ theo con đường du học. Chỉ có cách như vậy, chúng tôi mới được ở cùng nhau, con trai tôi sẽ được học tập và sống trong môi trường mà con muốn. (Sau hơn một năm ở Malay, con đã nói thành thạo tiếng Anh, tự tin giao tiếp và bày tỏ tâm tư tình cảm của mình).
Cuộc phiêu lưu vẫn chưa dừng lại
Năm 2014, tôi rời Malay về Việt Nam để làm thủ tục sang Mỹ. Cũng phải mất gần nửa năm tôi mới làm xong thủ tục và xin được visa. Sang Mỹ được gần một tháng gia đình tôi mới được đoàn tụ. Bởi tôi là người được cấp visa du học còn chồng và con thuộc diện “ăn theo”. Có thể nói đây là thời gian khó khăn nhất, vì lần đầu tiên gia đình tôi xa nhau lâu đến vậy, tôi ở Mỹ cũng phải thuê nhà tốn kém mà chồng và con tôi ở Malay cũng phải thuê nhà.
Nhiều bạn bè và người thân đã khuyên tôi nghĩ lại, đừng nên đánh đổi cuộc sống ổn định, cơ hội thăng tiến công việc với cuộc phiêu lưu chưa biết kết quả chắc chắn. Ngoài ra, cuộc phiêu lưu đã tiêu tốn hết cả tiền nong dành dụm của hai vợ chồng. Cứ có bao nhiêu tiền là lại đổ vào các chuyến đi, trong khi thu nhập của gia đình giảm do chỉ có một người đi làm. Mỗi lần đến miền đất mới chúng tôi phải làm lại từ đầu, từ thuê nhà, mua sắm đồ đạc đến làm quen với văn hóa, …
Hiện tôi đang học chuyên ngành Marketing mà mình yêu thích tại trường ĐH ở Seattle, Washington và chỉ còn hơn một năm nữa là ra trường, con trai tôi học ở một trường tiểu học công lập tại địa phương. Chồng tôi làm lập trình viên cho một công ty tin học đa quốc gia. Ngoài chi phí cho việc học của tôi và tiền thuê nhà, chúng tôi nhận được trợ cấp của chính phủ Mỹ cho mọi sinh hoạt khác: học phí của con, dịch vụ y tế, … thậm chí cả quần áo, thức ăn chúng tôi cũng xin được trợ cấp.
Dù cuộc phiêu lưu chưa dừng lại vì chúng tôi vẫn chưa có quốc tịch Mỹ, nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, điều làm tôi hài lòng nhất là sự trưởng thành từng ngày của con trai. Từ một cậu bé nhút nhát, ghét đến trường học, sẵn sàng đánh bạn để giành đồ chơi, bây giờ con tôi đã rất tự tin trong cuộc sống, yêu lớp học và luôn cư xử lịch sự. Tôi nói vậy không có ý phân biệt, chỉ là chia sẻ một trong nhiều lựa chọn để cho con được lớn lên với những đức tính tốt đẹp sẵn có.
Thông tin nhân vật
Họ và tên: NTQ
Sinh năm 1984
Hiện đang sinh sống và học tập tại Seattle, Washington
(TheoMinh Minh/khám phá)
XEM THÊM:
>> Chuẩn bị du học từ mẫu giáo" alt="Mẹ Việt và hành trình nhọc nhằn cho con du học từ năm 4 tuổi"/>
Ca sĩ thấy có lỗi với đấng sinh thành vì làm họ buồn lòng. Trong giai đoạn bế tắc, cô tìm đến các đàn anh như Dương Ngọc Thái, Lương Gia Huy và Nguyên Vũ giãi bày, được mọi người động viên.
"Tôi bị la rằng nghệ sĩ yêu nhau thường kín tiếng, còn Saka Trương Tuyền thì ngược lại", cô bày tỏ. Nữ ca sĩ sĩ tự hứa với gia đình sau này có yêu cũng sẽ không công khai để bảo vệ tình cảm cá nhân.
Sau chia tay, Saka không nghĩ đến chuyện tình yêu. Cô tập trung sức lực cho công việc nghệ thuật. Ca sĩ vừa cho ra mắt MV Ai quên được tình đầu, song ca cùng Nguyên Vũ.
Saka cho hay, ca từ của bài hát này rất giống tâm trạng bản thân khi yêu. Trong quá trình thu âm và quay hình, cô đã khóc vì đồng cảm.
Saka Trương Tuyền vốn hâm mộ Nguyên Vũ từ nhỏ, luôn mong có cơ hội làm việc cùng anh. Khi nhận được ca khúc, cô liền ngỏ lời mời đàn anh song ca. Dù lần đầu làm việc, cả hai ăn ý từ diễn xuất đến hòa giọng, mang lại hiệu ứng tốt cho MV.
“Tôi muốn tạo cho Saka động lực, tiếp lửa đam mê cho em trong hành trình nghệ thuật. Hai anh em sẽ còn tiếp tục kết hợp với nhau trong những sản phẩm khác nếu có ca khúc phù hợp và nhất là vẫn còn duyên…”, anh nói.
MV 'Ai quên được tình đầu' của Saka Trương Tuyền và Nguyên Vũ
Ngọc Huyền, Kim Tiểu Long dự cưới nghệ sĩ Trọng Nghĩa ở tuổi 52
Hôm 4/10, nghệ sĩ cải lương Trọng Nghĩa tổ chức lễ thành hôn ở tuổi 52 với cô dâu trẻ. Ngọc Huyền, Phương Loan, Kim Tiểu Long đã có mặt trong ngày vui của đồng nghiệp.
" alt="Cháu gái NSƯT Kim Tiểu Long buồn vì bị nói ‘3 năm 2 đời chồng’"/>
Những ngày qua Scarlett Johansson được nhắc đến nhiều với vụ kiện chưa từng có tiền lệ với hãng Disney liên quan đến bom tấn 'Black Widow' cô đóng chính.
Với Hollywood, Scarlett Johansson là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ vàng có tài năng và nhan sắc nổi bật.
Mỹ nhân sinh năm 1984 không chỉ khiến fan ngộp thở khi diện bộ đồ đen bó sát của Góa phụ đen trên màn ảnh mà còn luôn làm thảm đỏ bất cứ sự kiện nào cô tham dự cũng bị đốt cháy với những bộ đầm khoe đường cong nóng bỏng.
Nữ diễn viên sở hữu vóc dáng đồng hồ cát nên rất chuộng những bộ váy bó sát bằng chất liệu mềm hay xuyên thấu, cut out để khoe đường cong rực lửa.
Scarlett Johansson từng được ví là Marilyn Monroe thời hiện đại. Trong nhiều bức ảnh nữ diễn viên trông khá giống với bom sex một thời.
Thân hình gợi cảm của Scarlett Johansson khiến fan điên đảo.
Nữ diễn viên hiện đang sống với người chồng thứ 3 là Colin Jost. Trước đó cô đã ly dị với Romain Dauriac và tài tử Ryan Reynolds.
Scarlett Johansson đã sinh con với người chồng thứ 2 và hiện đang mang bầu bé thứ 2 với người chồng hiện tại. Tuy nhiên cô chưa bao giờ để lộ hình ảnh của con.
Khó có thể kể hết những danh hiệu sắc đẹp mà nữ diễn viên đã giành được suốt những năm qua. Năm 2006, ở tuổi 22, Scarlett Johansson giành danh hiệu Mỹ nhân gợi tình nhất thế giới của tạp chí Esquire, hạng nhất trong danh sách 100 phụ nữ sexy nhất thế giới của FHM năm 2006.
Scarlett Johansson được tạp chí Playboy chọn là ngôi sao gợi cảm nhất thế giới năm 2007, giành vị trí Người đẹp có vẻ đẹp tự nhiên nhất thế giới năm 2011.
Scarlett Johansson cũng là nữ diễn viên có phim mang về doanh thu cao nhất mọi thời và đứng thứ 10 trong danh sách các ngôi sao ăn khách nhất khi tổng các phim cô đóng đã thu về 3,327 tỷ USD.
Scarlett Johansson cũng luôn là ngôi sao hot bậc nhất trên thảm đỏ, được các hãng thời trang danh tiếng cũng như những tạp chí hàng đầu săn đón.
Qua nhiều năm, nhan sắc và vẻ gợi cảm của Scarlett Johansson không mấy thay đổi.
Quỳnh An
Scarlett Johansson kiện hãng phim lớn nhất Hollywood
Scarlett Johansson quyết định đâm đơn kiện Disney với lý do hãng này đã phá hợp đồng.
" alt="Thân hình như tạc tượng của Scarlett Johansson"/>
Giáo viên bàn về dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể
Đó là, đối với bậc Tiểu học, thời lượng tiết học của lớp 1 và 2 từ 30 - 35 phút, trong khi các lớp 3 – 4 - 5 lại từ 35 - 40 phút thì đánh trống chuyển tiết như thế nào?
Số tiết học trung bình là 30 - 31 tiết/ tuần được áp dụng như thế nào đối với trường học dạy 1 buổi/ ngày?
Dự thảo chương trình đề cập phấn đấu dạy 2 buổi/ ngày, nếu dạy 1 buổi/ngày và cắt các môn giáo dục địa phương, hướng dẫn tự học cũng không thể học hết số tiết đã quy định. Đối với trường dạy 2 buổi/ ngày, nếu dạy tăng cường tiếng Anh, tiếng Anh tích hợp sẽ phải tăng tiết như thế nào?
Đối với bậc THCS, bộ môn Khoa học tự nhiên tích hợp 3 môn Lý - Hoá – Sinh học, là tích hợp ba môn cho một giáo viên dạy hay chia ba môn cho 3 giáo viên dạy?
Nếu tích hợp ba môn cho một giáo viên dạy thì giáo viên được chuẩn bị như thế nào, vì giáo viên dạy môn Lý không thể dạy được môn Sinh, ngược lại dạy Sinh cũng không dạy được môn Lý?
Việc giảm tiết có đi cùng giảm tải nội dung giảng dạy không? Ông Thanh cho rằng nếu giảm tiết nhưng không giảm chương trình sẽ tăng tải và đi ngược với nguyên lý giáo dục hiện nay. Theo dự thảo, tuổi nhỏ lại học nhiều hơn tuổi lớn. Cụ thể, học sinh lớp 5 học 1.181 tiết, học sinh lớp 10 hơn 1.000 tiết/ năm, lớp 11 chỉ có hơn 900 tiết.
Môn học giáo dục địa phương sẽ do ai biên soạn sách giáo khoa?
Sách giáo khoa mới như thế nào? Thay đổi chương trình sách giáo khoa có thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá không? Ông Thanh mong muốn sách giáo khoa phải làm sớm để giáo viên nghiên cứu trước, “không thể vào dạy chương trình mới được xem sách giáo khoa, giáo viên vừa dạy vừa xem”.
Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định
Ông Thanh cũng nêu vấn đề giai đoạn nào thực hiện thí điểm chương trình? “Nếu chưa chuẩn bị kỹ nên dời thời gian áp dụng đại trà, nếu không, sẽ lặp lại lịch sử “phá sản” như chương trình phân ban trước đây, học sinh lại phải đưa ra làm vật “tế thần””…
Không đào tạo giáo viên trước, chương trình khó thành công
Hàng loạt những câu hỏi, đề xuất khác cũng đã được giáo viên TP.HCM đặt ra.
Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Quận Bình Thạnh nhận định dự thảo chương trình giáo dục phổ thông đã có nhiều điểm mới, nhưng vẫn có sự chồng chéo.
"Liệu môn Tin học có nằm trong môn Thế giới công nghệ không? Hoạt động trải nghiệm sáng tạo lâu nay lồng ghép vào trong các môn học, nay tách ra thành môn riêng rất khó cho giáo viên.
Khung chương trình dù đã có nhưng trên thực tế phải xem sách giáo khoa như thế nào, vì đối với môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, giáo viên phải dạy chung cả Kinh tế và Pháp luật hay tách ra người dạy kinh tế, người dạy pháp luật?" - bà Cúc đặt câu hỏi.
Bà Cúc cho rằng, yếu tố quyết định thành công của chương trình là nhân lực, trong đó chủ đạo là giáo viên và học sinh, nhưng một số môn học mới chưa đào tạo giáo viên.
“Nếu thực hiện môn học mới mà chưa có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên thực tại, kể cả kế hoạch đào tạo sinh viên mới, sẽ dẫn tới chắp vá. Việc chuyển đổi giáo viên phải được suy nghĩ kỹ, vì không thể có một bộ môn mới mở ra, có quyển sách là giáo viên chỉ đọc và dạy. Phải đầu tư bài bản, chứ không phải cần thì chuyển đổi giáo viên” - bà Cúc nhấn mạnh.
Theo bà Cúc, hiện nay sĩ số lớp học đông, trang thiết bị thiếu thốn, nếu thực hiện đại trà chương trình mới sẽ rất khó khăn...
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
Còn bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh thì cho rằng nếu giáo viên không được đào tạo trước thì chương trình sẽ không thành công, giáo viên khó tiếp cận chương trình nếu SGK không có sớm.
Ông Huỳnh Tấn Thanh, Giám đốc Trung tân Giáo dục thường xuyên Chu Văn An thì nêu tình trạng “hiện nay nhiều giáo viên rất lơ mơ khi xem dự thảo thì làm sao thực hiện trong năm 2018?”.
Ông Thanh cũng nhấn mạnh một số môn mới phải có lộ trình đào tạo giáo viên. "Không thể mời một diễn viên hay nghệ nhân đi dạy nếu không có kỹ năng sư phạm được" - ông Thanh khẳng định.
Theo ông Thanh, nên xem lại thời gian thực hiện chương trình vì hiện chưa có lộ trình cụ thể. Bộ GD-ĐT chưa trả lời câu hỏi có thí điểm hay không? thí điểm từng khối lớp hay từng môn học?
Đối với môn học tự chọn, chương trình cho học sinh chọn hay giáo viên chọn. Môn trải nghiệm sáng tạo sẽ dạy cái gì, ai là người dạy?
“Không thể để tình trạng có một môn học mới rồi đưa giáo viên các môn khác sang dạy” – ông Thanh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở TP.HCM cho biết, trước đây Bộ GD-ĐT cho phép Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam soạn sách giáo khoa riêng, tuy nhiên, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới vừa có ý kiến nếu 63 tỉnh cùng soạn sách giáo khoa là không nên. Vì vậy, Sở vẫn đang chờ chương trình chi tiết của Bộ để phối hợp cùng nhà xuất bản làm sách.
Đối với môn học địa phương, thành phố sẽ biên soạn và Bộ GD-ĐT thẩm định. Những nét đặc sắc, những địa điểm đặc trưng riêng của TP.HCM sẽ đưa vào môn học này như Cần Giờ, Củ Chi, Ngã ba Giồng...
Lê Huyền
" alt="Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Không phải cứ cần là chuyển giáo viên sang dạy môn mới'"/>