-
Soi kèo góc Monza vs Fiorentina, 2h45 ngày 14/1
-
-“Tôi cũng không hiểu là giáo viên, rồi hiệu trưởng, có bao nhiêu người hiểu đầy đủ về Điều lệ cha mẹ học sinh. Hay là bản thân ban đại diện cha mẹ học sinh cũng không biết họ hoạt động theo quy định nào, được phép làm gì, không được làm gì”.
Ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD-ĐT, chobiết như vậy khi trao đổi về câu chuyện “lạm thu tiền trường” vẫn đangnóng bỏng - dù năm học mới đã khai giảng hơn 1 tháng.
Trường thị trấn dự kiến thu tiền tỷ, phụ huynh sốc nặng" alt="'Hay là hội phụ huynh không hiểu điều lệ?'"/>
'Hay là hội phụ huynh không hiểu điều lệ?'
-
- Gắn bó với học sinh Bản Khoang từ năm 2005, cô Bùi Thị Thu Ngàn cho biết: "Nếu không có sự điều động nào từ lãnh đạo cấp trên thì vẫn cắm chốt ở Bản Khoang. Nhiệm vụ trước mắt chỉ mong làm tốt công việc được giao, học sinh tin yêu...“Đã đi dạy thì phải xứng đáng là người đi dạy”" alt="Tâm sự cảm động của cô giáo cắm bản"/>
Tâm sự cảm động của cô giáo cắm bản
-
|
Jimmy Khánh (tên thật Phạm Việt Khánh) đã được trao giải Cánh Diều Vàng ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất qua vai diễn trong phim truyền hình Thương nhớ ở ai. Tuy nhiên, điều anh được chú ý hơn cả là chuyện tình với cô vợ kém 10 tuổi và cao hơn hẳn anh.
Trong đám cưới Jimmy Khánh phải đi giày độn 9cm vẫn thấp hơn cô dâu. Dù lệch về chiều cao nhưng điều đó không ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình hạnh phúc của anh. Cả hai có 2 cô con gái xinh xắn.
Nữ diễn viên Lan Phương được xem là một trong những gương mặt quen thuộc của phim truyền hình sau các vai thành công, mới nhất là bộ phim Nàng dâu order.
Ngoài phim trường, cô được ông xã người nước ngoài chăm lo chu đáo. Chiều cao 2m của chồng Tây khiến Lan Phương trở nên nhỏ bé. Khi tham dự sự kiện, ông xã không ngại hôn vợ trước ống kính.
Dù đã đi giày cao gót, Đoan Trang vẫn thấp hơn hẳn ông xã người Thụy Điển. Nhiều người ghen tỵ với cuộc sống như bà hoàng của nữ ca sĩ. Sau kết hôn, Đoan Trang ít tham gia showbiz hơn. Cô tập trung lui về hậu trường lo cho gia đình nhỏ.
Người mẫu Lê Thúy và ông xã Đỗ An là một trong những cặp đôi "đũa lệch" về chiều cao gây chú ý trong showbiz Việt. Cả hai chênh lệch chiều cao khi nàng cao hơn ông xã... nửa cái đầu. Cuộc sống gia đình họ hạnh phúc vì cả hai ủng hộ công việc của nhau, cùng chăm sóc con cái.
Dù cao hơn hẳn ông xã Minh Khang nhưng Thúy Hạnh luôn rất tự tin và nở nụ cười hạnh phúc.
Bên cạnh việc chênh nhau về chiều cao, các cặp đôi sao Việt còn khác biệt xa về khoảng cách tuổi tác nhưng vẫn hạnh phúc. Nam diễn viên Công Ninh kết hôn cùng bà xã kém tới 22 tuổi. Cô chính là học trò trong trường Sân khấu điện ảnh nơi anh giảng dạy. Làm bố ở tuổi ngoại ngũ tuần, nam diễn viên "Đời cát" chia sẻ: "Có con là một điều kỳ diệu".
Đạo diễn Ngô Quang Hải lên xe hoa lần hai với người đẹp Diệp Hồng Đào kém anh 25 tuổi. Chuyện tình yêu của Ngô Quang Hải và Diệp Hồng Đào từng tốn không ít giấy mực của truyền thông hồi tháng 6.2013. Sau kết hôn, chân dài người Cần Thơ lui về hậu trường.
Cuộc sống hạnh phúc của nhạc sĩ Đức Huy với người vợ kém 40 tuổi cho thấy khoảng cách tuổi tác không là gì với tình yêu.
Đạo diễn Lê Hùng kết hôn cùng người vợ thứ năm kém 32 tuổi. Cả hai có một con trai chung. Bà xã Hoài Thu được các con riêng của chồng yêu thương.
"Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu 2016" Ngọc Duyên kết hôn cùng ông xã hơn cô tới 18 tuổi. Cả hai chào đón con đầu lòng với cuộc sống giàu có về cả vật chất lẫn tinh thần.
Á hậu Thanh Tú hạnh phúc bên ông xã hơn 16 tuổi. Tiến tới hôn nhân với người đàn ông từng trải qua một lần đò và có con riêng, mỹ nhân 25 tuổi nhận không ít phản ứng trái chiều. Vậy nhưng, điều Thanh Tú chứng minh là một cuộc sống gia đình êm ấm.
Chênh lệch của cặp vợ chồng hot nhất làng dancesport khi Khánh Thy hơn Phan Hiển 12 tuổi được cư dân mạng coi là minh chứng cho việc tình yêu vượt qua mọi rào cản tuổi tác.
Kém 17 tuổi không là gì với Lý Hải và bà xã Minh Hà. Họ vẫn có với nhau 4 người con sống hạnh phúc đủ đầy.
(Theo Dân việt)
Lý Hải dẫn vợ và bốn con đến ra mắt phim 17 tỷ của mình
– Nam ca sĩ cùng vợ Minh Hà dẫn theo cả bốn thiên thần nhí của mình đến tham dự trong dự án phim tâm huyết “Lật mặt”. Cả hai vợ chồng anh và các con cũng xuất hiện trong vài phân đoạn với vai khách mời trong phim.
" alt="Những cặp đôi 'đũa lệch' gây xôn xao nhất làng giải trí Việt"/>
Những cặp đôi 'đũa lệch' gây xôn xao nhất làng giải trí Việt
-
Nhận định, soi kèo Gaziantep vs Adana Demirspor, 22h59 ngày 12/1: Điểm tựa sân nhà
-
Tối 28/7, hôn lễ của Cường Đô La – Đàm Thu Trang diễn ra tại một trung tâm tiệc cưới bậc nhất TP. HCM. Để đảm bảo tính riêng tư, đám cưới thắt chặt an ninh tại ngày trọng đại này. Số lượng nghệ sĩ tham dự đa phần là đồng nghiệp thân thiết của “đại gia phố núi” như Kỳ Duyên, Duy Mạnh, Diệp Lâm Anh,...
Màn xuất hiện của nam ca sĩ Ngọc Sơn rất thu hút chú ý của truyền thông và cư dân mạng. Giọng ca “Cây cầu dừa” đã cất công chuẩn bị món quà chu đáo dành tặng cô dâu chú rể. Hình ảnh này đang được lan truyền rộng rãi khắp mạng xã hội.
|
Nhìn qua phần giấy gói quà, nhiều người được một phen không thể nhịn cười vì trông khá giống phần thưởng học sinh giỏi cuối năm. Một khán giả bình luận hài hước: “Thầy giáo trao cặp học sinh giỏi cho học sinh, cô giáo chủ nhiệm đứng chúc mừng". |
Bên cạnh đó, nhiều khán giả không khỏi tò mò về phần quà, đã hài hước trổ tài “đoán mò”.
|
Nhìn lướt qua hình dáng vuông vắn, nhiều người liên tưởng ngay đến chiếc đồng hồ vạn niên. |
|
Hay là một bức tranh mạ vàng chuẩn bị trước cho đêm tân gia. |
|
Một chiếc bàn học nhỏ cho cậu trai Subeo? |
|
Thay vì động phòng hoa chúc, cô dâu chú rể chơi cờ tỷ phú suốt đêm chăng? |
|
Cả bếp từ cũng có mặt trong danh sách “đoán mò”. |
|
“Anh mến tặng hai em cái thớt để làm cá!” – Anh Ngọc Sơn. |
|
Làm cá xong đựng trong khay này! |
Theo Ngọc Sơn chia sẻ, món quà mà anh dành tặng cho cặp đôi là một khánh vàng. Đồng thời đây cũng là thành quả mà chính tay anh đến tiệm gói, hy vọng tình cảm cô dâu chú rể gắn bó bền lâu.
Ngọc Sơn và Cường Đô La quen biết nhau gần 15 năm và đối với Ngọc Sơn, doanh nhân Gia Lai là người rất dễ thương, hiền lành.
Mời xem clip tự tạo của bài viết:
Vũ Khoa
Dương Yến Ngọc phán tại sao Cường Đô La chọn cưới Đàm Thu Trang: 'Là do hợp nụ hôn và mùi cơ thể'
Dương Yến Ngọc phán tại sao Cường Đô La chọn cưới Đàm Thu Trang: 'Là do hợp nụ hôn và mùi cơ thể'
" alt="Món quà 'gây bão' Ngọc Sơn tặng đám cưới Cường Đô La"/>
Món quà 'gây bão' Ngọc Sơn tặng đám cưới Cường Đô La
-
- Trong câu chuyện hàng ngày của gia đình ông Trần Xuân Lương gần đây có thêm các từ “tập huấn chuyên đề”, “đổi mới phương pháp dạy học”, “đào tạo lại giáo viên”, “chủ tịch hội đồng tự quản”, “góc cộng đồng”.
Là Phó Chủ tịch huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh), ông Lương vừa tham mưu với bộ phận tài chính hỗ trợ 330 triệu đồng cho 4 trường tiểu học thực hiện mô hình trường học mới VNEN. Vợ ông là cô giáo trường tiểu học Thạch Bằng, đang dạy học theo mô hình này.
Ông Lương từng là Trưởng phòng Giáo dục trước khi "lên" UBND, nên hai vợ chồng khá hiểu những thay đổi trong nhà trường. Lộc Hà là huyện mới tách ra từ hai huyện Can Lộc và Thạch Hà được 7 năm, nhưng từ thời nhà Nguyễn vốn đã là đơn vị hành chính độc lập (tổng Canh Hoạch, phủ Đức Thọ). Huyện có 45 di tích được xếp hạng (6 di tích quốc gia), với nhiều dòng họ nổi tiếng về con đường khoa bảng như Nguyễn Văn, Phan Huy.
|
Một tổ trưởng lớp 4A Trường tiểu học Thạch Bằng giới thiệu về công việc của mình trong lớp học. Ảnh: Hạ Anh |
Thạch Bằng là trường tiểu học đầu tiên của huyện triển khai mô hình VNEN từ năm học 2013 - 2014. VNEN là một cách tổ chức học tập mà ở đó, bàn ghế trong lớp kê theo từng nhóm 4-6 em quay mặt vào nhau, học sinh tự đọc tài liệu và tìm hiểu kiến thức thông qua sự hỗ trợ của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét và chỉ cho điểm số cuối kỳ, cuối năm,v.v...
Cô Bùi Thị Thanh, giáo viên lớp 4, người đầu tiên của Thạch Bằng tiếp cận với cách dạy học này cho hay, ở các lớp cô từng dạy, HS có thêm sự chủ động trong giao tiếp, kết quả khảo sát đầu năm năm cho thấy học sinh yếu chỉ còn 1%.
“Có lẽ tôi thích dạy VNEN hơn”, cô giáo có thâm niên 19 năm đứng lớp chia sẻ. Dĩ nhiên, cô cũng nói đến những khó khăn như làm sao để tự làm đồ dùng học tập cho hấp dẫn, chuyển đổi cách dạy từ “nói nhiều, một chiều”, sang lắng nghe, quan sát và hướng dẫn học sinh tự học.
Điều mà cô Thanh cũng như một số giáo viên khác băn khoăn là một số nội dung trong tài liệu học tập chưa phù hợp, phần dành cho học sinh khá giỏi còn chưa nhiều, lượng hồ sơ sổ sách chiếm kha khá thời gian của giáo viên,v.v…
Làm thận trọng
Nằm sát nhau, trong khi Nghệ An thực hiện mô hình 'trường học mới" từkinh phí của dự án, Hà Tĩnh triển khai mô hình "trường học mới" chủ yếubằng hình thức tự nhân rộng.
Nămhọc 2012 – 2013, Hà Tĩnh chỉ có trường tiểu học Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên "theo" mô hình trường học mới ở 8 lớp của khối 2 và khối 3 từ kịnh phí dự án. Một năm sau đó, Sở GD-ĐT quyết định nhân rộng tới 12 trường tiểu học trong toàn tỉnh. Đến năm học này, cả tỉnh có 48 trường đang dạy học theo VNEN.
|
Các học sinh Trường tiểu học Cẩm Quang đang làm bài tập nhóm. Ảnh: Hạ Anh |
Ông Nguyễn Hồng Tư, Trưởng phòng Tiểu học của sở cho biết, các hình thức tổ chức dạy học theo mô hình mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ tiểu học, không có yêu cầu quá cao khi chuẩn bị, đa số tiết dạy được thiết kế đơn giản, rõ ràng.
Giọng trầm tĩnh, bà Nguyến Thị Hải Lý, Phó Giám đốc sở chia sẻ những băn khoăn mà mình quan sát trong quá trình đi thực tế:
“Đi dự một số giờ, có lúc tôi vẫnchưa hài lòng vì giáo viên còn làm thay học sinh, có nhiều công đoạn mang tính trình diễn”. Bên cạnh đó, hệ thống phòng học kiên cố xây dựng theo thiết kế cũnên đa số không đảm bảo diện tích để bố trí nội dung của tổ chức lớp học, giáoviên còn lúng túng với cách tổ chức lớp, cách đánh giá bằng nhận xét,v.v..
Trao đổi về điều này, ông Đặng Tự Ân, Bộ GD-ĐT cho biết, Hà Tĩnh đang có “những thứ trong tầm tay” đề áp cái mới vào thuận lợi như: sĩ số lớp học đảm bảo, không bịquá tải, tỷ lệ học 2 buổi/ngày cao, giáo viên chủ động được việc dồn tiết và bố trí thời gian dạy.
Trongtháng 8/2014, Hà Tĩnh đã tổ chức tập huấn cho lãnh đạo, chuyên viên phòng giáodục, hiệu trưởng, hiệu phó và toàn bộ giáo viên đứng các lớp 2, 3, 4 về cách tổ chức dạy học mới này. Học viên vừa nghiên cứu tài liệu chuyên môn, vừa tham quan cách tổ chức, bố trí lớp học và thảo luận về những tình huống phát sinh trong thực tế.
“Năng lực đội ngũ để thực hiện được yêu cầu là mấu chốt quan trọng nhất. Bởi vậy, nơi nào có điều kiện cơ sở vật chất tốt nhưng giáo viên chưa đáp ứng thì Hà Tĩnh cũng xem xét cẩn trọng” – bà Hải Lý cho biết.
" alt="Đất học làm đổi mới giáo dục"/>
Đất học làm đổi mới giáo dục
-
- “Có nên cho tiền người ăn xin?” câu hỏi bất kỳ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống trở thành chủ đề trong tranh biện của hai nhóm sinh viên Hà Nội.
Đêm chung kết VOICE OUT đầy thú vị với chủ đề “Sống trẻ hay sống trễ”dành cho các bạn sinh viên tại Hà Nội đam mê tranh biện vừa diễn ra tối 28/12 tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
“Có nên cho tiền người ăn xin?” - câu hỏi tranh biện của trận chung kết giữa hai đội Chim chuột vàSanta Clause. Chim chuột ở phía ủng hộ và Santa Clause ở phía phản đối đã có gần 2 tiếng tranh biện.
Thành viên của Chim chuột đưa ra khái niệm người ăn xin là những người xin tiền, đồ ăn, quần áo,.. dựa trên lòng thương hại người khác. Ăn xin cũng là một hình thức lao động vi họ bỏ công sức, chịu nắng mưa để tạo ra giá trị bản thân.
|
Không khí trận chung kết VOICE OUT tối 28/12. (Ảnh: Đăng Duy) |
Họ khác người lười lao động khi chỉ ở nhà chờ đợi phúc lợi của chính phủ. Việc làm này không phạm pháp và cho tiền thể thể hiện đạo đức và lòng nhân ái khi xã hội ngày càng nhiều biểu hiện của sự vô cảm, thiếu sẻ chia giữa người với người.
Cho tiền người ăn xin còn vì phúc lợi xã hội chưa đáp ứng đủ cho họ. Những trung tâm bảo trợ, nhà tình thương hay quỹ phúc lợi ít và sự phân chia không đồng đều,…
Ở phía không ủng hộ, các thành viên Santa Clauseliên tục đưa câu hỏi xoáy và phản đối tất cả các ý kiện phía ủng hộ đưa ra.
“Nếu coi ăn xin là hình thức lao động vậy tại sao có khả năng lao động họ không đi làm việc kiếm tiền, lại chỉ trông chờ sự giúp đỡ. Cho tiền ăn xin là hình thức nhân đạo nhưng hiện không ít những hiện tượng lừa đảo ăn xin, giả là tàn tật, bịa hoàn cảnh thậm chí có những đường dây chăn dắt trẻ em,…để vòi tiền” – một thành viên Santa Clause phản bác.
|
Không khí trận chung kết VOICE OUT tối 28/12. (Ảnh: Đăng Duy) |
Những ví dụ như người bà thuê đứa trẻ về làm đạo cụ, bịa hoàn cảnh để xin tiền người đi đường khiến dư luận dậy sóng vài năm trước hay chính bản thân thành viên của nhóm bị người bán tăm lừa để giúp người mù được đưa ra.
Giúp người yếu hơn là truyền thống của người Việt. Nhưng cho tiền, giúp đỡ không đúng đối tượng, đúng cách vừa là lãng phí vừa tiếp tay cho tội ác giúp “công nghệ cái bang” có đất sống.
Chính phủ, nhà nước ngày càng làm tốt hơn việc đáp ứng nhu cầu phúc lợi cho người có hoàn cảnh khó khăn. Các trung tâm bảo trợ xã hội cho người già, neo đơn,…ngày càng nhiều. TP.HCM từ 2015 kiên quyết 2015 sẽ không còn người ăn xin. Họ vào các trung tâm này không chỉ chơi mà làm, tạo ra sản phẩm không đơn giản chỉ ăn xin và trông chờ sự giúp đõ người khác.
Cho tiền người ăn xin còn khuyến khích sự lười biếng, mất tự trọng bản thân, mất mỹ quan. Thay vào bạn có thể nhờ sự can thiệp của chính quyền quy tụ họ vào các trung tâm, giúp họ có một công việc.
Người nào còn sức khỏe và nơi cư trú rõ ràng có thể vận động họ trở về địa phương và tạo việc làm chính đáng cho họ. Hay không phải cho tiền mà thiết thực nhất là cho họ đồ ăn thức uống, thứ họ cần nhất để duy trì cuộc sống vì không thể làm gì.
NhómChim chuột làm rõ hơn định nghĩa người ăn xin, cho rằng họ gồm 2 loại người: không có khả năng lao động, người bị ảnh hưởng thiên tai, lụt lội,…nên ý kiến của Santa Clausechỉ nhìn vào phần đầu tiên người không có khả năng lao động.
“Các bạn nói xã hội gia tăng lừa đảo, lợi dụng tình thương nhưng không có số chính xác. Truyền thông ngày nay tập trung quá nhiều vào những câu chuyện, mặt trái và làm rùm beng nó lên khiến chúng ta nhiều khi chỉ nhìn thấy mặt tối nhưng đó chỉ là mặt nhỏ” – thành viên Chim chuột phản biện.
Việc quyên góp cho các tổ chức để giúp đỡ chưa chắc chắn mang tiền cho đúng người ăn xin mong muốn.
Thành viên Chim chuột thông tin: “Thế giới mới chỉ 10-14% nước đáp ứng các nhu cầu phúc lợi cho người dân mà thôi”. Nhóm cũng dẫn chứng cơn bão Haiyan năm nào khiến hàng chục ngàn người dân bị lụt lội, không biết làm gì hơn ngoài ăn xin vì chuyện không thể lường trước.
Santa Clause hỏi lại: “Vậy tất cả những người là nạn nhân của Haiyan sau đó đều đi ăn xin?”
Nhóm tiếp tục phản biện: Chim chuột đặt ra khái niệm người ăn xin nhưng rồi lại tự đánh nhau khi cho rằng đây là một nghề, là lao động nhưng sau lại cho rằng họ là nhóm người không thể lao động, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của người khác.
Đánh giá cao sự tự tin, thông minh và diễn đạt của hai nhóm tranh biện, song giảng viên Nguyễn Minh đến từ khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: “Cái thiếu của các bạn là đã có gần một ngày chuẩn bị nhưng quá ít bằng chứng, số liệu, dẫn chứng cụ thể, đa phần là nói chay”.
Con số 10-14% lấy từ đâu, có chính xác không. Nhóm Chim chuột cho biết trong số này có cả người vô gia cư. “Như vậy tranh luận đã bị nhiễu bởi số liệu chưa chính xác” – giảng viên Nguyễn Minh kết luận.
|
Chiến thắng cuối cùng thuộc về Santa Clause. . (Ảnh: Đăng Duy) |
Góp ý thêm cho các thành viên 2 nhóm, giảng viên Nguyễn Minh cho rằng trong các cuộc tranh biện không nên đưa những khái niệm trừu tượng như đạo đức, lòng nhân ái,..nếu không có lập luận thật mạnh và chắc chắn. Dẫn chứng số liệu bạn có cần đưa ra càng sớm càng tốt. Các ý khi đưa ra cần có sự hỗ trợ cho nhau.
Sau thời gian thảo luận, Ban giám khảo quyết định nhóm có phần tranh biện tốt hơn, giành chiến thắng cuối cùng là Santa Clause.
Đăng Duy(lược ghi)
" alt="Có nên cho tiền người ăn xin?"/>
Có nên cho tiền người ăn xin?