Tại chương trình đối thoại,ĐạidiệnBộGiáodụckhuyênthísinhkhôngnênthamgiaquánhiềukỳthiriêng ketqua bóng đá tư vấn, hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, hôm nay, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay, ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu các học sinh mong muốn xét tuyển vào các trường có tổ chức kỳ thi riêng hoặc xét tuyển sớm cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường đại học đã công bố trên website. “Bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT, một số trường đại học tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, kỳ thi riêng của Bộ Công an... Tôi không khuyên các em phải tham gia tất cả các kỳ thi riêng đó. Các em nên chọn một hoặc hai kỳ thi riêng để tham gia. Bởi mỗi trường sẽ có những mục tiêu, đánh giá khác nhau trong những khối ngành khác nhau. Nếu chúng ta đã xác định được rõ ngành nghề mình sẽ theo đuổi chỉ nên tham gia một hoặc hai kỳ thi”, bà Thủy nói. Bà Thủy cho biết thêm, phương thức xét tuyển sớm cũng là việc được nhiều thí sinh, phụ huynh quan tâm. “Xét tuyển sớm là làm tăng các cơ hội trúng tuyển của các em. Bởi các em dùng các kết quả không phải kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sớm vào các trường. Các kỳ xét tuyển sớm sẽ diễn ra trước thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, do đó các em cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường để không để lỡ thời điểm nộp hồ sơ. Song, bà Thủy nhấn mạnh, dù tham gia kỳ thi riêng hay đăng ký xét tuyển sớm trên hệ thống của các trường đại học, sau đó, thí sinh vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT. “Bởi khi đó, các nguyện vọng xét tuyển mới được xác nhận có hiệu lực và các em mới có cơ hội để trúng tuyển vào trường đại học mong muốn. Với xét tuyển sớm, nếu thí sinh đã được công bố trúng tuyển sớm vào trường nào đó mình thực sự rất yêu thích, hãy đặt đó là nguyện vọng 1 trên hệ thống của Bộ GD-ĐT và chắc chắn trúng tuyển”. Bà Thủy lưu ý, kể cả được thông báo trúng tuyển nhiều nguyện vọng xét tuyển sớm, thí sinh vẫn cần cân nhắc lựa chọn để đưa ra quyết định cuối cùng chính xác. “Những năm trước đã có những tình huống thí sinh đỗ nguyện vọng 1 nhưng kiến nghị lên Bộ GD-ĐT bày tỏ mong muốn có thể theo học nguyện vọng 5. Lúc đó, Bộ GD-ĐT cũng không thể giúp các em được. Trong trường hợp các nguyện vọng xét tuyển sớm được thông báo trúng tuyển sớm song các em chưa quá thích, hoàn toàn có thể đăng ký nguyện vọng 1 là một ngành khác/trường khác mình thích hơn và đăng ký nguyện vọng xét tuyển sớm ở nguyện vọng 2 vẫn chắc chắn đỗ vào đại học”, bà Thủy nói. Bà Thủy cũng lưu ý thêm, trong quá trình đăng ký xét tuyển, những năm trước đã có trường hợp một số em sau khi điều chỉnh sắp xếp thứ tự nguyện vọng không thực hiện thao tác kết thúc quy trình. Tức làm đến nửa chừng, các em đóng máy, không thực hiện nữa. Do đó hệ thống chưa ghi nhận được nguyện vọng thay đổi của các em. Vì vậy, cần lưu ý thực hiện quy trình đầy đủ từ đầu đến cuối. "Chọn đúng nghề quan trọng như tìm bạn đời" Tại buổi đối thoại, các chuyên gia cũng đưa ra tư vấn chọn ngành học phù hợp, hướng nghiệp cho các học sinh. Là một chuyên gia nhiều năm tham gia công tác hướng nghiệp, ThS Đặng Thị Ngọc Quyên, Trưởng Phòng Hợp tác trường ĐH Anh Quốc Việt Nam, cho hay, với mỗi cá nhân, việc có được một người bạn đời và có được một công việc phù hợp đều góp phần quan trọng vào chỉ số hạnh phúc của cuộc đời. “Điều đó để thấy việc chọn một công việc phù hợp quan trọng đến mức độ thế nào”. Theo bà Quyên, để tìm ra một ngành học phù hợp với bản thân, các bạn trẻ cần thực hiện 5 bước. Bước 1 - Hiểu mình, đó là hiểu mình có những điểm mạnh yếu như thế nào, sở thích, tính cách, điều kiện hoàn cảnh, các vấn đề xung quanh... Bước 2 - Hiểu ngành, các em cần hiểu ngành đó có những yêu cầu đặc biệt gì, đặc điểm ra sao... Bước 3 - Hiểu trường, tức là tìm hiểu môi trường mình theo học trong tương lai như thế nào, văn hóa và chương trình đào tạo thế nào… Bước 4 - Trải nghiệm môi trường học tập, các em gặp gỡ những người làm trong lĩnh vực mình quan tâm, đến thực tế tham quan, tìm hiểu các trường dự kiến thi vào, các ngành nghề định chọn... Bước 5 - Ra quyết định, tức sau khi thu thập tất cả thông tin từ các bước trên, các em viết ra những sự lựa chọn và ra quyết định. Ngành “khát” nhân lực trong vòng 5-10 năm tới Tại buổi đối thoại, nhiều học sinh cũng bày tỏ sự quan tâm đến ngành vi mạch và bán dẫn. TS Lê Đình Nam, Phó Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay, ngành nghề về vi mạch và bán dẫn không phải là một ngành hoàn toàn mới. “Rất nhiều các trường đại học đã đào tạo đến lĩnh vực này. Song, với sự bùng nổ, thay đổi rất nhiều của khoa học kỹ thuật và công nghệ nên nhu cầu, mong muốn nâng cao nguồn nhân lực cho ngành này đặc biệt phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt xu thế hiện nay rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang có xu thế hướng đến thị trường lao động Việt Nam liên quan đến ngành nghề này. Do đó, đây là ngành hứa hẹn rất “khát” nguồn nhân lực trong vòng 5-10 năm tới. Đặc biệt là những nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chất lượng cao”. Theo ông Nam, hiện, ĐH Bách khoa Hà Nội chưa chính thức có mã ngành đào tạo về bán dẫn và vi mạch. Tuy nhiên, trường có rất nhiều ngành có chương trình đào tạo về hướng chuyên sâu liên quan đến ngành này. “Với ĐH Bách khoa Hà Nội, có thể liệt kê một số ngành liên quan đến vi mạch và bán dẫn như: Điện tử - Viễn thông, Vật liệu, Vật lý kỹ thuật... Từ năm 2023 đến nay, ĐH Bách khoa Hà Nội mở thêm 1 chương trình mới là Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano. Ngoài ra, ngành vi mạch và bán dẫn là ngành có tính liên ngành cao. Do đó, ngoài những ngành tôi liệt kê, còn rất nhiều các ngành khác cũng có thể tham gia vào thị trường lao động ở lĩnh vực này”, ông Nam nói. Về yêu cầu đối với khối ngành liên quan đến vi mạch và bán dẫn này, theo ông Nam, ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu sinh viên có kiến thức nền tảng về Toán, Vật lý ở bậc phổ thông. Bên cạnh đó, nếu có những kiến thức, kỹ năng liên quan đến Công nghệ, Tin học, tiếng Anh, các em sẽ có nhiều thuận lợi để phát huy được năng lực tối đa khi theo đ8uổi ngành này. PGS.TS Mai Anh Tuấn, giảng viên cao cấp của Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, đưa dẫn chứng với một sản phẩm bằng miếng mica nhỏ với đường kính khoảng 25cm nhưng có giá trị lên đến 5.000 USD. Theo ông Tuấn, điều đó cũng lý giải vì sao ngành vi mạch và bán dẫn sẽ mang nhiều giá trị và hot trong tương lai. Ông Tuấn cũng cho rằng, dù vi mạch và bán dẫn chưa phải là một ngành chính thức (có mã ngành) nhưng quy tập các ngành có liên quan như: Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật máy tính, Vật lý kĩ thuật, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điều khiển, Công nghệ tin học… Việc việc mở ra ngành này ở Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội năm nay giống như một câu lạc bộ cần quy tụ những cầu thủ rất giỏi để có thể “chiến đấu” trong khu vực và cả quốc tế”. 'Không trường đại học nào bỏ xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ'Trước băn khoăn của thí sinh liệu các trường đại học có bỏ chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, đã giải đáp tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2024, tổ chức sáng nay 17/3. |