当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Bradford vs Marine, 2h45 ngày 16/1 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Feyenoord vs Utrecht, 20h30 ngày 12/1: Đứt mạch đối đầu ấn tượng
Trần Tuấn Thanh (34 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM), làm cơ khí và Đinh Thị Mỹ Thu (30 tuổi, Quận 12, TP.HCM), làm kế toán. Cả hai đăng ký tham gia chương trình Bạn muốn hẹn hò với mong muốn tìm được nửa kia của mình. Tuy vậy, họ chờ đợi cả năm mà vẫn chưa được lên truyền hình.
Trong thời gian đó, chương trình có tổ chức buổi offline (buổi gặp mặt trực tiếp của những người tham gia chương trình), cả hai vô tình cùng đăng ký tham gia. Bất ngờ hơn, họ cùng chọn nhau giữa rất nhiều người khác trong chương trình.
Như có cơ duyên từ trước, Tuấn Thanh và Mỹ Thu trúng tiếng sét ái tình ngay lần đầu tiên gặp nhau đó. Sau chương trình, họ đã có những buổi hẹn hò riêng để hiểu rõ về nhau hơn.
Cặp đôi Tuấn Thanh và Mỹ Thu. |
Tuấn Thanh cho hay, tính đến nay, anh và Mỹ Thu chính thức yêu nhau được 4 tháng. Chia sẻ với PV, Tuấn Thanh hạnh phúc nói, anh gặp và yêu được Mỹ Thu giống như “trúng số độc đắc” vậy.
Với mối tình cũ, Tuấn Thanh cho biết, anh từng mất rất nhiều thời gian để quên. Tuy nhiên, khi gặp Mỹ Thu, anh thầm cảm ơn tất cả những gì đã qua, đã cũ, giúp anh có thêm nhiều trải nghiệm, để trân quý người phụ nữ hiện tại hơn.
“Tuổi của tôi không còn trẻ nữa. Sau những lận đận tình duyên, tôi mong muốn tìm một người phụ nữ trưởng thành, chín chắn để làm bạn đời. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi biết được Mỹ Thu là người quan tâm đến gia đình. Lúc nào, cô ấy có trách nhiệm và luôn coi gia đình là trên hết. Điều này khiến tôi rất yên tâm và thêm yêu cô ấy”, Tuấn Thanh cho biết.
Với Mỹ Thu, ấn tượng đầu tiên của cô nàng về Tuấn Thanh là sự hiền lành và trưởng thành của anh.
Hiện tại cả hai đều đang bận rộn với công việc. Thậm chí, Tuấn Thanh còn đang làm thêm công việc khác vào buổi tối để có thêm tiền chi trả cho đám cưới của họ sắp tới. Vì vậy, họ thường gặp nhau 2 lần trong một tuần nhưng cả hai đều cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
Cặp đôi cho biết, gặp và yêu sau một tháng, họ dường như họ hiểu rõ về nhau. Trong thời gian yêu nhau, cặp đôi chưa có bất kỳ lần cãi vã nào.
Nếu có mâu thuẫn, Tuấn Thanh cũng cho rằng điều này là bình thường. Vì hờn giận một chút giúp họ thêm hiểu nhau hơn.
Nói về dự định tương lai, Tuấn Thanh cho biết, sau khi kết hôn, họ sẽ ra sống riêng và cố gắng xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc.
“Tôi không có áp lực về việc làm dâu. Tuy nhiên, tôi và anh ấy quyết định ở riêng để vấn đề công việc được thuận lợi hơn. Thi thoảng chúng tôi sẽ về thăm ba mẹ hai bên để không khí gia đình thêm ấm cúng”, Mỹ Thu chia sẻ.
Nói về việc chia sẻ công việc nhà giữa vợ chồng, Tuấn Thanh cho rằng, phụ nữ hiện nay không chỉ bó hẹp trong việc cơm nước ở nhà mà còn phải đi làm, cống hiến cho xã hội. Vì vậy, người đàn ông rất cần chia sẻ với vợ để người phụ nữ của mình có thêm nhiều thời gian cho bản thân”.
Ngoài ra, Mỹ Thu cho hay, cả hai gia đình đều ủng hộ tình yêu của họ. Cặp đôi tiết lộ họ dự định làm đám cưới trong năm 2019.
Mới đây, một cặp vợ chồng người Nhật Bản đã được công nhận là cặp đôi kết hôn lâu nhất còn sống trên thế giới. Bí quyết giữ gìn hôn nhân của hai ông bà được bật mí rằng tất cả là nhờ vào sự kiên trì của người vợ.
" alt="Cặp đôi 'trúng số độc đắc' sau khi mòn mỏi chờ lên truyền hình"/>Cặp đôi 'trúng số độc đắc' sau khi mòn mỏi chờ lên truyền hình
Nắng nóng: Bệnh nhân ung thư kiệt sức, lả đi dưới mái tôn gần 50 độ C
Anna Sebastian Perayil (Ảnh: NBC).
"Công ty chỉ vừa nộp đơn đăng ký với Sở Lao động vào tháng 2/2024, nhưng đã bị chúng tôi từ chối. Bởi từ năm 2007, khi thành lập văn phòng này, công ty đã không hề nộp đơn đăng ký", ông Pol nói.
Cơ quan chức năng đã cho công ty thêm 7 ngày để giải trình về sự chậm trễ này. Nếu có dấu hiệu không tuân thủ pháp luật, khiến người lao động bị thương tích hoặc tử vong thì người đứng đầu công ty có thể sẽ bị phạt tù đến 6 tháng hoặc phạt tiền đến 5.979 USD, thậm chí đối mặt với cả 2 hình phạt.
Theo tờ India Times, Ann Mary, bạn thân của nhân viên kiểm toán nói trên, cho biết trước khi qua đời, Anna đã gọi điện thoại để tâm sự.
Trong cuộc nói chuyện, Anna chia sẻ cô đang suy nghĩ về chuyện nghỉ việc do áp lực công việc "không thể thở nổi". Đêm trước đó, cô đã bị ép tham gia một cuộc họp vào tối muộn. Anna phải làm việc 18 tiếng/ngày và làm cả cuối tuần.
Những lúc quá mệt mỏi, cô đã bày tỏ lo ngại về sức khỏe của mình với bộ phận nhân sự nhưng không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào. Nữ kiểm toán dự định sẽ về thăm gia đình vào cuối tháng 7, nhưng chưa kịp về thì cô đã qua đời.
Thiếu biện pháp bảo vệ
Bà Anita Augusinte, mẹ của Anna, đã gửi thư cho công ty để cảnh báo họ về tình trạng ép nhân viên làm việc quá sức.
Trong bức thư, bà Anita kể rằng Anna đã vượt qua kỳ thi kế toán công chứng vào ngày 23/11/2023 và gia nhập công ty EY India ngày 19/3/2024.
"Anna đã làm việc không biết mệt mỏi tại công ty, luôn cống hiến hết mình để đáp ứng những gì được giao. Dần dà, khối lượng công việc, môi trường làm việc mới và thời gian làm việc dài đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc của Anna.
Con cảm thấy lo lắng, mất ngủ và căng thẳng kéo dài nhưng không bỏ cuộc mà lúc nào cũng thúc ép bản thân tiếp tục nỗ lực. Bởi con cho rằng làm việc chăm chỉ và kiên trì là chìa khóa dẫn đến thành công", bà Anita cho hay.
Lắm lúc, Anna bị giao làm những việc không liên quan đến chuyên môn. Dù bà Antina đã khuyên nhủ nhưng cô gái vẫn làm vì muốn thể hiện sự cống hiến.
Anna làm việc từ sáng đến tối muộn, không nghỉ bất cứ ngày nào trong tuần. Lắm lúc, trợ lý của cấp trên còn gọi cho cô vào nửa đêm để giao việc và yêu cầu cô hoàn thành vào sáng hôm sau. Vì thế, Anna hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, ông Rajiv Memani, Giám đốc EY India khẳng định áp lực công việc không phải là lý do khiến Anna qua đời. Ông cho rằng 100.000 nhân viên đều phải làm việc chăm chỉ. "Anna được phân công công việc như những người khác, cô ấy chỉ làm việc với chúng tôi trong 4 tháng", đại diện công ty nói.
Một nhân viên của EY India chia sẻ rằng họ được thông báo về sự việc của Anna qua email. "Vào lúc cao điểm, chúng tôi phải làm việc 16 giờ/ngày, các ngày bình thường thì 12 giờ/ngày. Chúng tôi không được nghỉ vào cuối tuần hay ngày lễ. Làm việc quá sức là cách duy nhất để được thăng chức ở đây", nhân viên này nói.
Một người lao động từng làm việc cho một trong số các công ty kiểm toán lớn nhất thế giới cho hay cô thậm chí phải làm việc trong lúc bị Covid-19. Nhiều người còn chia sẻ rằng nếu là nhân viên của các công ty kiểm toán lớn, họ phải chấp nhận làm việc từ 14 đến 18 giờ/ngày.
Ông Narayana Murthy, đồng sáng lập phần mềm Infosys, từng nói rằng người lao động tại Ấn Độ phải làm việc 70 giờ/tuần để phát triển đất nước.
Tại nước này, việc thiếu các biện pháp bảo vệ người lao động tại nơi làm việc từ lâu đã là vấn đề đáng lo ngại. Theo dữ liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, 51% người lao động của Ấn Độ làm việc hơn 49 giờ/tuần.
Báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ và nền tảng chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số MediBuddy cho thấy gần 62% người lao động Ấn Độ bị căng thẳng và kiệt sức vì công việc.
Tường Vy
" alt="Nữ nhân viên tử vong vì làm việc 18 tiếng/ngày: Công ty phủi bỏ trách nhiệm"/>Nữ nhân viên tử vong vì làm việc 18 tiếng/ngày: Công ty phủi bỏ trách nhiệm
Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu
Hưởng ứng “Ngày Quốc tế chống đói nghèo” và cũng là “Ngày Vì người nghèo ở Việt Nam” 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức đợt vận động nhắn tin ủng hộ vì người nghèo qua Cổng 1400: “Cả nước chung tay vì người nghèo”.
Mục tiêu đặt ra là vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhắn tin ủng hộ nguồn lực, chung tay thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Mức kinh phí huy động mong muốn đạt từ 5 tỷ đồng trở lên.
Tin nhắn ủng hộ, đóng góp vì người nghèo theo cú pháp: VNN gửi 1409. Với mỗi tin nhắn, người ủng hộ sẽ đóng góp 20.000 đồng vì người nghèo.
Số tiền đóng góp của nhân dân thông qua đợt vận động nhắn tin ủng hộ này sẽ được sử dụng để góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, đặc biệt là đối với các hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số.
Năm 2017, đợt vận động nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được thực hiện từ 17/10 - 31/12/2017. Số lượng tin nhắn ủng hộ người nghèo đạt 221.975 tin nhắn, tương đương hơn 4,4 tỷ đồng. Số kinh phí này đã được dùng để hỗ trợ cho 6 địa phương thực hiện mô hình sinh kế (3 tỷ đồng) và hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho các hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc ít người (hơn 1,4 tỷ đồng).
Trước đó, năm 2016, đợt vận động nhắn tin vì người nghèo đã huy động được hơn 203 nghìn tin nhắn, tương đương hơn 3,04 tỷ đồng. Số tiền này được sử dụng để hỗ trợ 6 địa phương thực hiện mô hình sinh kế cho người dân.
Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, hiện nay trên cả nước có hơn 1,9 triệu hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 8.23% so với tổng số hộ dân cư toàn quốc) và hơn 1,3 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 5.41%) cần được giúp đỡ nhằm ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều không đơn thuần chỉ là giúp người dân đủ cơm ăn, áo mặc, mà còn là việc phải đảm bảo để mọi người có thể tiếp cận được đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu về: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. |
Ngọc Hân - Lan Hương - Thanh Hà
" alt="Kêu gọi nhắn tin chung tay vì người nghèo"/>Hoa hậu H’Hen Niê thành đại sứ ra mắt thương hiệu Sankom
Vẻ đẹp bình yên ở vùng ngoại ô Moscow
(Ảnh: Reuters) |
Đỗ xe sai quy định là một vấn đề xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Để tránh vi phạm luật đỗ xe sai quy định trên đường phố, người dân đã lách luật bằng cách để “nhờ” xe ở các địa điểm công cộng. Đáp trả lại động thái này, một bệnh viện ở Nhật Bản đã đưa ra biện pháp “tiêm phòng miễn phí” cho những người vi phạm cứng đầu.
Bệnh viện đa khoa Seibu hàng ngày đều chứng kiến hàng loạt các vị khách đỗ xe “chùa” ở bãi đỗ của bệnh viện, gây quá tải. Vì điều này, bệnh viện đã phải dựng biển cảnh báo dành cho những trường hợp đậu xe không đúng quy định.
Ngày 26/9 vừa qua, một tài khoản Twitter tên @matsujun5213 đã đăng tải bức ảnh chụp lại biển báo của bệnh viện Seibu với nội dung: “Nghiêm cấm những khách không phải của bệnh viện đỗ xe trong bãi.
Chủ sở hữu những chiếc xe đỗ trái phép sẽ bị phạt 10.000 yên (hơn 2 triệu đồng) hoặc bị tiêm. Ngoài ra, bệnh viện không chịu trách nhiệm về những sự cố, tai nạn, trộm cắp, hoặc các thiệt hại khác phát sinh khi đỗ xe ở đây”.
Biển cảnh báo cho những người vi phạm đỗ xe tại bệnh viện Seibu, Nhật Bản. (Ảnh: Twitter) |
Đây có lẽ là một biển cảnh báo bình thường nếu không có hình phạt “tiêm phòng miễn phí”. Cư dân mạng cũng bị thu hút bởi hình phạt này: “Vì đó là một hình phạt nên tôi đoán việc tiêm thuốc sẽ không có lợi cho sức khoẻ như tiêm vắc-xin”.
Một số người khác nghĩ đây chỉ là cách bệnh viện doạ dẫm những hành vi vi phạm, và thực chất việc tiêm phòng kể trên chỉ là truyền một chất bổ sung vitamin.
Một bình luận viết: “Có lẽ bệnh viện đang có những y tá thực tập cần bệnh nhân để thực hành”. Trong khi đó, một cư dân mạng khác nói rằng mình thà chịu mất tiền phạt còn hơn phải đối mặt với chứng sợ kim tiêm. Số khác lại cho rằng bệnh viện nên có biện pháp đe doạ nặng hơn: “Tôi nghĩ mọi người sẽ tuân thủ luật lệ hơn nếu hình phạt là một cuộc tiêu phẫu thay vì tiêm phòng”.
Hiện tại, bệnh viện vẫn chưa đưa ra thông báo về nội dung việc tiêm phòng miễn phí.
Thầy giáo Minh Jue (31 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó anh sẽ bị mất việc vì công khai giới tính thực của mình.
" alt="Người dân đỗ xe ‘chùa’, bệnh viện cảnh báo doạ tiêm người vi phạm"/>Người dân đỗ xe ‘chùa’, bệnh viện cảnh báo doạ tiêm người vi phạm
Ngày 10/8, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức hội nghị hoàn thiện đề xuất dự án Phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du Việt Bắc; đề xuất sử dụng vốn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản (JICA).
Dự thảo Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, trung du Việt Bắc nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, thu nhập, thay đổi tư duy, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thông qua xây dựng và cải tạo, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, như: đường giao thông, cầu, các công trình thủy lợi, nước sạch, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển tổng hợp cả về du lịch, phát triển làng nghề; nghiên cứu quy hoạch ổn định các khu dân cư, khu hành chính, sơ đồ cảnh báo các vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cao; bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức chủ động của người dân và cộng đồng thích ứng có kế hoạch với biến đổi khí hậu.
Ảnh minh họa |
Phạm vi thực hiện dự án tại 6 tỉnh miền núi, trung du Việt Bắc, những vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ nghèo cao, thường xuyên bị thiệt hại bởi thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…bao gồm: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Dự án có tổng vốn đề xuất là 170 triệu USD, trong đó vốn vay JICA là 150 triệu USD, vốn đối ứng tương đương 20 triệu USD. Dự án sẽ được chuẩn bị từ năm 2018-2020 và thực hiện trong 05 năm (2021-2025). Toàn bộ nguồn vốn ODA (vốn vay và viện trợ không hoàn lại) được sử dụng hoàn toàn cho hạng mục đầu tư vào công trình và được Bộ Tài chính giải ngân trực tiếp cho các tỉnh. Vốn đối ứng được sử dụng cho các hoạt động chi thường xuyên, gồm: quản lý dự án, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, kiểm toán, quyết toán, thiết bị văn phòng và chi khác…
Dự án sẽ được thực hiện theo phân cấp triệt để cho các địa phương và được yêu cầu tham vấn rộng rãi tới người dân vùng hưởng lợi, dựa trên bài học quản lý của các dự án và chính sách của JICA đã được thực hiện thành công ở Việt Nam và các quốc gia khác. Uỷ ban dân tộc thực hiện với vai trò điều phối dự án cấp Trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay và tiến độ dự án.
Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo tại các tỉnh miền núi, trung du Việt Bắc vẫn cao nhất cả nước. Nguyên nhân là do sự phức tạp, chia cắt của địa hình, biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết phức tạp gây ra lũ lụt, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi; Cơ sở hạ tầng thiết yếu từ thôn bản đến trung tâm các xã, thị trấn còn khó khăn. Các tỉnh miền núi chưa có đủ nguồn lực đầu tư tập trung cho vùng đồng bào dân tộc để tạo đột phá về phát triển kinh tế và thay đổi tư duy, tập quán sản xuất. Bởi vậy, việc triển khai thực hiện dự án được cho là cần thiết và cấp bách, đem lại những lợi ích thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số.
N.H - Phương Cúc - Ngọc Cương