Giả sử bạn có một chiếc Note 7,đượcphátđểthaythếNotecũngbịnổmc vs aston villa bạn đã phải tiết kiệm tiền và dành rất nhiều cân nhắc thì mới mua sản phẩm này. Thế nhưng chưa dùng được bao lâu thì Samsung có lệnh thu hồi Note 7. Dù chán nản nhưng bạn cũng đành mang chiếc điện thoại có-nguy-cơ-cháy-nổ của mình đến cửa hàng để đổi lấy một chiếc điện thoại mới, và lần này là S7 Edge. Không phải là Note 7 nhưng S7 Edge thì cũng không tệ! Thế nhưng “họa vô đơn chí”, khi đang cắm sạc bằng cục sạc chính hãng thì chiếc S7 Edge của bạn cũng bốc cháy đùng đùng. Lúc ấy bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Trường hợp kể trên phải nói là quá thê thảm nhưng nó gần giống với trường hợp của một người sử dụng Note 7 ở Mỹ. Theo thông tin trên trang PhoneArena, thêm một chiếc Galaxy S7 Edge nữa đã phát nổ khi đang được sạc bằng củ sạc đi kèm sản phẩm. Tai nạn gần đây nhất này xảy ra với nhân viên của “một trong những nhà mạng lớn nhất nước Mỹ”. Theo nguồn tin ẩn danh của Phonearena, một khách hàng đã quay lại cửa hàng của nhà bán lẻ chỉ 2 tuần sau khi nhận chiếc S7 Edge mới để thay thế cho chiếc Note 7. Khi sạc chiếc điện thoại này qua đêm bằng củ sạc đi kèm vơi sản phẩm, chủ nhân phát hiện ra máy của mình đã bốc cháy.
Nhà kho căn hộ của bà Wojcicki, nơi 2 người sáng lập của Google khởi nghiệp. Ảnh: Twitter.
Theo nhà báo Wakabayshi, khi đó bà Wojcicki tỏ ra cứng đầu và giận dữ, điều trái ngược với sự thể hiện thường thấy của bà. “Chúng tôi không thể tuyên bố ngay là phải thay đổi mọi thứ và mọi thứ sẽ được giải quyết. Đó không phải là cách vận hành thực tế”, bà Wojcicki thanh minh lúc đó.
Trong một lần có mặt tại trụ sở YouTube ở San Bruno (California), nhà báo Wakabayshi được chứng kiến rõ sự thận trọng của bà Wojcicki. Trong phòng họp, bà ngồi lặng lẽ xem video có tên “Thử thách bao cao su” (Condom Challenge - một người đặt bao cao su đầy nước lên đầu người khác, bao cao su sẽ trùm kín mặt người này).
Video này khi đó đạt 15 triệu view trên YouTube. Bà Wojcicki và các nhân viên cân nhắc xem liệu thử thách này có gây nguy hiểm hay không. Hành vi “nguy hiểm” không dính líu đến trẻ em sẽ được tồn tại trên YouTube, còn hành vi “có nguy cơ gây chết người” sẽ bị gỡ xuống.
Một nhân viên cho rằng Condom Challenge chỉ thuộc loại “nguy hiểm”, nhưng bà Wojcicki không đồng ý. “Chẳng có lý do gì để trùm nylon lên đầu mình như vậy”, bà kết luận. Nhưng video vẫn tồn tại trên YouTube và tiếp tục thu hút hàng triệu lượt view.
'Chị họ đầu tiên trong hoàng tộc Google'
Câu chuyện nguồn gốc của bà Wojcicki không ly kỳ như nhiều CEO tại Thung lũng Silicon. Bà không hề có một ý tưởng độc lạ nào nảy ra khi đang đi học. Bà cũng không bỏ Đại học Harvard để khởi nghiệp, mà đã tốt nghiệp trường đại học này.
Năm 1998, bà cho thuê một phần nhỏ căn hộ đang sống cùng chồng cho 2 sinh viên Stanford mới tốt nghiệp. Hai thanh niên này có tên là Larry Page và Sergey Brin, và họ vừa sáng tạo ra một công cụ tìm kiếm có tên Google.
CEO của YouTube là người thân cận của nhà đồng sáng lập Larry Page. Ảnh: Getty.
Tới một ngày, bà Wojcicki cần tìm một thứ gì đó nhưng không thể tìm được bởi Google lúc đó đang sập. Đó là lúc bà nhận ra mình đã phụ thuộc vào sản phẩm “được 2 anh chàng sống trong gara nhà tôi tạo ra”, như bà kể lại năm 2014.
Năm 1999, bà Wojcicki gia nhập Google, trở thành nhân viên thứ 16 tại công ty và là người quản lý marketing đầu tiên. Bà góp phần giúp Google trở thành một đế chế công nghệ. Năm 2006, bà ráo riết thúc ép Google mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Giá trị của Google hiện nay, theo tính toán của Morgan Stanley, khoảng 160 tỷ USD.
Trong những năm qua, bà Wojcicki đã kiếm được hàng trăm triệu USD và giữ mối quan hệ mật thiết với Larry Page. Một cựu quản lý Google mô tả bà Wojcicki “là người chị họ đầu tiên trong hoàng tộc Google”. Em gái út của bà là Anne, người đồng sáng lập công ty 23andMe và là vợ cũ của Sergey Brin.
Kể từ khi lên nắm quyền ở YouTube, bà Wojcicki luôn tránh né truyền thông, không muốn mình được coi là người nổi tiếng. “Khi đưa ra các quyết định, tôi thường đặt câu hỏi là trong 10 năm nữa, người ta sẽ nghĩ gì. Họ có đánh giá là chúng tôi đã làm đúng không? Tôi có cảm thấy tự hào không? Các con của tôi có nghĩ tôi đã làm đúng không?”, bà Wojcicki cho biết.
'Ước gì hành động sớm hơn'
Nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Wojcicki, YouTube đang đối mặt với vô số vấn đề. Năm ngoái, YouTube phải gỡ video “Tide Pod” và “No lackin”. Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, bà Wojcicki buộc phải đưa ra các quy định hạn chế những video có nội dung xấu. Công việc của bà trở thành “dọn rác”.
Khi trở thành CEO YouTube, bà Wojcicki có nhiệm vụ đảm bảo nền tảng này phải thu hút người dùng xem hơn 1 tỷ giờ video mỗi ngày, tăng gấp 10 lần so với năm 2012. Bà đã làm được điều đó.
Nhưng vào năm 2016, YouTube bắt đầu phải hạn chế dần các gợi ý thu hút người dùng tới những video có nội dung độc hại. Nó giống như là ăn đồ ăn nhanh vậy, nếm thì ngon nhưng cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Khủng hoảng bùng lên với cá nhân bà Wojcicki vào mùa xuân 2017. Tháng 3, nhiều công ty lớn tẩy chay dịch vụ của YouTube vì phát hiện hình ảnh của các hãng này bị lồng ghép trong những nội dung xấu.
Tháng 4/2018, một vụ xả súng diễn ra tại trụ sở YouTube. Thủ phạm là 1 YouTuber bất mãn với các chính sách mới. Ảnh: Twitter.
Tháng 6, ba gã đàn ông lái xe đâm vào người đi bộ ở London (Anh). Một trong ba kẻ này từng xem trên YouTube các nội dung cổ vũ Hồi giáo cực đoan. Phản ứng lại, bà Wojcickitriển khai hàng nghìn nhân viên kiểm tra các video có nội dung gây tranh cãi. Nhân viên YouTube cũng ứng dụng công nghệ AI để dò tìm và phát hiện các nội dung cực đoan.
Đầu năm nay, YouTube tuyên bố đang thay đổi thuật toán để trang web ngừng gợi ý các video kiểu như “thuyết âm mưu”. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều thay đổi trên YouTube. Và thuật toán của công ty cũng có vấn đề. Hồi đầu tuần, khi vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris xảy ra, YouTube nhận nhầm đó là vụ tấn công khủng bố 11/9.
Khi được hỏi tại sao YouTube không hành động sớm hơn để ngăn chặn các nội dung độc hại, bà Wojcicki nói ”ước gì đã làm như thế”. “Nếu được trở về quá khứ, tôi chắc chắn sẽ thúc đẩy công việc đó bởi giờ tôi nhận ra nó quan trọng như thế nào”, bà nói.
Bà Wojcicki cho biết xem những video có nội dung độc hại và phản ứng thù hằn của mọi người trên mạng là điều tồi tệ nhất trong công việc của bà, nhưng cũng là một trong những điều quan trọng nhất.
Theo nhà báo Wakabayshi, những chỉ trích dữ dội nhắm vào YouTube thời gian qua đã khiến mối quan hệ của bà Wojcicki với nhiều nhân vật quan trọng trở nên xấu đi. Ông Marc Benioff, chủ tịch Saleforce, từng mô tả mạng xã hội có hại chẳng kém gì thuốc lá và cần bị giám sát.
Bà Wojcicki có chân trong ban giám đốc Saleforce từ năm 2014 và có mối quan hệ khá thân với ông Benioff. Khi nhà báo Wakabayshi hỏi ông Benioff về bà Wojcicki, ông tỏ ra giận dữ và nói không muốn trả lời.
Một tuần sau đó, ông tuyên bố: “Chúng ta đang rơi vào một cuộc khủng hoảng lòng tin, và nếu chúng ta không tự kiểm soát thì chính phủ sẽ làm điều đó. Nhưng tôi cho rằng thực tế không hề tác động gì đến Susan”.
Đánh giá CEO YouTube như thế nào?
Cách dễ nhất để đánh giá năng lực một CEO là nghiên cứu kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đối với bà Wojcicki và YouTube, đây không phải là điều dễ dàng. YouTube nằm sâu trong Alphabet và kết quả kinh doanh của nó không được công bố.
Các nhà đầu tư không nắm rõ được chi phí và lợi nhuận của YouTube, cũng không xác định được CEO Susan Wojcicki có ảnh hưởng như thế nào tới các con số. Ảnh: Bloomberg.
Các nhà đầu tư không rõ chi phí và lợi nhuận của YouTube, càng không rõ bà Wojcicki có ảnh hưởng như thế nào tới những con số này. Tất nhiên nhiều nhà phân tích đánh giá YouTube vẫn đang ăn nên làm ra với doanh thu năm vào khoảng 15 tỷ USD và đang tăng trưởng khoảng 30-40%/năm.
Ngoài chuyện doanh thu, vị trí của bà Wojcicki được đánh giá là rất vững vàng bất chấp những điều tiếng của YouTube thời gian qua. Trên lý thuyết, bà làm việc dưới quyền CEO Google Sundar Pichai, nhưng thực tế là bà chỉ dưới quyền Larry Page. Bà Wojcicki là một trong những người hiếm hoi của Google có thể gặp Page bất kỳ lúc nào. “Bà ấy sẽ không đi đâu đâu”, một quan chức Google khẳng định.
Sau những khủng hoảng liên tiếp thời gian qua, bà Wojcicki khẳng định những khó khăn sẽ giúp YouTube có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các vấn đề mới. Và chắc chắn những vấn đề và khủng hoảng sẽ tiếp tục ập tới, khi nào mà YouTube còn mở cửa cho người dùng thoải mái upload video.
Bà Wojcicki tâm sự bà gia nhập Google vì muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa với đời mình. Nhưng giờ đây, bà nhận ra rằng di sản của mình sẽ là liệu YouTube có thể xử lý được các vấn đề của nó hay không. “Chúng tôi cần phải cải thiện, chúng tôi sẽ làm tốt hơn. Chúng tôi sẽ phải xử lý các vấn đề”, bà quả quyết.
Nhưng liệu bà có thể "giải độc" YouTube? Nhận xét về phong cách lãnh đạo của bà Wojcicki, nhà báo Wakabayshi đã thể hiện rõ sự nghi ngờ.
Những con dấu khắc tên triều đại mới đang bán rất chạy tại Nhật Bản. Ảnh: New York Times.
Tại nhà máy nhỏ của Hanko 21, một công ty sản xuất văn phòng phẩm ở vùng ngoại ô Tokyo, giám đốc Osamu Takiguchi cho biết hơn 20 công nhân đang phải làm việc thêm giờ để kịp tiến độ sản xuất.
“Chúng tôi bán hết con dấu chỉ 3 ngày sau khi triều địa mới được công bố”, ông Takiguchi cho biết. Ông cũng đang cân nhắc việc thuê thêm nhân công thời vụ để chuẩn bị cho đợt sản xuất cao điểm vào cuối tháng 4.
Sự căng thẳng của việc chuyển đổi niên hiệu đã gợi lên cuộc tranh cãi liệu nước Nhật có nên chuyển hẳn sang sử dụng lịch phương Tây. Lịch phương Tây vẫn được sử dụng trong những công việc ngoại giao hoặc các sự kiện mang tính quốc tế, ví dụ như Olympics 2020. Phần lớn người dân cũng sử dụng lịch này trong cuộc sống của họ.
Một luật sư có tên Jiro Yamane thậm chí đã kiện chính phủ vì cho rằng việc ép người dân sử dụng lịch tương ứng với niên hiệu của Nhật hoàng là vi hiến và không tôn trọng người dân.
“Chỉ có nước Nhật mới tồn tại ở một không gian và thời gian khác, hoàn toàn không phù hợp với văn hóa quốc tế. Vì sao người Nhật vẫn cứ thích dùng lịch này”, ông Yamane nói.
Một trong những cách lý giải có thể là vì người Nhật thực sự thích những thứ cổ, lâu đời. Máy fax vẫn còn được sử dụng rộng rãi tại Nhật. Một trong những cửa hàng hiếm hoi trên thế giới còn bán đĩa nhạc CD cũng nằm ở Nhật.
Triều đại mới, với nhiều người, cũng đồng nghĩa với một khởi đầu mới. Các quan chức chính phủ cho rằng nhiều cặp đôi sẽ đến văn phòng đăng ký kết hôn đúng ngày đầu tiên của triều đại mới.
Chỉ có 1 tháng để chuyển đổi niên hiệu
Người Nhật bắt đầu sử dụng lịch theo niên hiệu hoàng gia do học theo Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7. Từ những năm 1970, chính phủ Nhật ra quy định các cơ quan thuộc chính phủ phải sử dụng lịch hoàng gia. Đến nay, nhiều nước xung quanh Nhật, bao gồm cả Trung Quốc, đã chính thức chuyển sang sử dụng lịch phương Tây.
Lần gần nhất nước Nhật phải chuyển đổi niên hiệu là từ năm 1989, tức là trước cả thời kỳ máy tính hiện đại. Ngày 7/1/1989, Nhật hoàng Hirohito qua đời, và đó cũng là ngày cuối cùng của triều đại Showa (Chiêu Hòa) hay năm Showa thứ 64. Ngày hôm sau là ngày đầu tiên của triều đại Heisei (Bình Thành) hay năm Heisei thứ nhất.
Niên hiệu Heisei được công bố cùng ngày Nhật hoàng Hirohito qua đời, và chỉ trong 24 giờ phần lớn quá trình đổi niên hiệu trên các bảng hiệu hay biểu mẫu đã thực hiện xong bằng tay.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga công bố niên hiệu mới "Reiwa" trong buổi họp báo hôm 1/4. Ảnh: New York Times.
Lần này, việc chuyển đổi đã được lên kế hoạch từ trước. Nhật hoàng Akihito đã công bố sẽ thoái vị từ cuối năm 2017, nên nước Nhật đã có hơn 1 năm chuẩn bị cho việc thay đổi niên hiệu.
Tuy nhiên nhiều công ty đã không làm điều này sớm hơn. Theo khảo sát của METI vào tháng 3/2019, 1/5 số công ty trong tổng số 2.700 công ty được khảo sát chưa làm gì để đổi niên hiệu. Công việc càng phức tạp khi chính phủ Nhật chờ tới ngày 1/4 mới công bố niên hiệu mới, chỉ 1 tháng trước khi nó chính thức được áp dụng.
METI cho biết nhiều văn phòng chính phủ và các tổ chức tài chính Nhật Bản sử dụng những hệ thống máy tính cũ kỹ và có khả năng sẽ gặp vấn đề.
“Một số công ty tư nhân có thể chưa nhận thức được tầm quan trọng, và không biết họ sẽ phải đối mặt với vấn đề gì”, ông Moriya thuộc METI cho biết.
Microsoft cho biết họ sẽ đưa ra bản cập nhật thông qua các hệ thống điện toán đám mây. Tuy nhiên các công ty, tổ chức vẫn sử dụng các hệ thống Microsoft Windows cũ hoặc không cập nhật sẽ gặp nguy cơ rối loạn hệ thống.
Ở nhiều tổ chức, những người phụ trách sẽ phải cập nhật các hệ thống có tuổi đời tương ứng với triều đại Heisei. Việc này có thể sẽ rất tốn kém và mất công sức, và khiến nhiều công ty phải cập nhật lên các hệ thống mới hơn.
“Một số công ty Nhật sử dụng những hệ thống 20, 30 năm tuổi. Nội thất của hệ thống đó khó hiểu như một hộp đen”, ông Moriya nhận xét.
Những công nhân tại một nhà máy sản xuất con dấu tại Chiba, Nhật Bản. Ảnh: New York Times.
Tại nhà máy làm con dấu, ông Takiguchi cho biết đã có đối tác phụ trách cập nhật hệ thống máy tính.
“Tôi được biết họ sẽ chuyển hệ thống của tôi sang lịch phương Tây. Họ bảo rằng nếu lại đổi triều đại lần nữa thì cập nhật hệ thống khổ sở lắm”, ông kể lại.
Cuộc trò chuyện của ông Takiguchi với phóng viên của New York Times tiếp tục trong không khí làm việc khẩn trương, khi những công nhân liên tục thao tác để làm ra những con dấu nhỏ được khắc chữ “Reiwa”.
Mặc dù rất vui vì công việc đang phát triển, ông Takiguchi cho rằng việc đổi triều đại cũng khiến ông mệt mỏi. Năm tài chính của Nhật Bản kết thúc vào tháng 3, và việc thay đổi triều đại diễn ra không lâu sau đó khiến cho ông càng thêm bận rộn.
“Giá mà triều đại mới bắt đầu vào mùa hè thì dễ cho chúng tôi hơn”, ông chia sẻ.
Blythe Masters từng giữ chức giám đốc điều hành tại công ty tài chính J.P. Morgan Chase & Co. Hiện tại, bà đang là CEO của công ty Digital Asset Holdings. Công ty này xây dựng các công cụ xử lý dựa vào mã hóa nhằm cải thiện tính hiệu quả, tính bảo mật, quy trình cũng như tốc độ xử lý các giao dịch chứng khoán và đặc biệt là Bitcoin.
Digital Asset Holdings đang tìm cách áp dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động đặc trung của Phố Wall. Công ty này đã tăng vốn điều lệ lên 60 triệu USD. Một điều thú vị là, khách hàng đầu tiên của công ty chính là J.P. Morgan Chase & Co, hãng tài chính đang thử nghiệm dùng công nghệ blockchain để thực hiện các giao dịch nhanh hơn.
Nhiều người cho rằng, nữ doanh nhân Masters đã khiến Bitcoin trở thành đồng tiền ảo hợp pháp hơn thông qua Digital Asset Holdings cũng như uy tín của bản thân ở Phố Wall. Công ty của bà hiện có văn phòng đại diện tại 3 châu lục trên thế giới.
Dan Morehead
Dan Morehead là người sáng lập Pantera Capital, công ty đầu tiên trên thế giới chỉ đầu tư vào các loại tiền kỹ thuật số. Năm 2013, Pantera đã cho ra đời quỹ tiền số hóa và hiện là một trong những tổ chức sở hữu tiền ảo lớn nhất thế giới. Quỹ này đã mang về khoản lợi nhuận "khủng" lên tới hơn 24.000% cho các nhà đầu tư kể từ khi đi vào hoạt động. Thống kê mới nhất cho thấy, Pantera đã đầu tư vào 43 công ty liên quan đến tiền ảo, từ đầu tư tới giao dịch.
Ngoài việc là cựu nhân viên giao dịch của tập đoàn tài chính Goldman Sachs, ông Morehead cũng từng đảm nhận vị trí lãnh đạo mảng thương mại vĩ mô và giám đốc tài chính tại công ty Tiger Management. Triệu phú này hiện đang có chân trong hội đồng quản trị sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Bitstamp.
Tyler và Cameron Winklevoss
Hai anh em sinh đôi Tyler và Cameron Winklevoss bắt đầu nổi tiếng từ năm 2006, khi kiện CEO Facebook Mark Zuckerberg ăn cắp ý tưởng mạng xã hội của họ. Đến năm 2009, họ được bồi thường 65 triệu USD. Cả hai đã dùng 11 triệu USD trong số này để đầu tư vào Bitcoin năm 2013.
Kể từ đó, giá Bitcoin đã tăng tới 10.000%, chạm mức đỉnh 11.700 USD/đồng hôm 3/12 năm ngoái, giúp tài sản của cặp song sinh nhà Winklevoss vượt 1 tỷ USD. Hai anh em cũng là các tỷ phú Bitcoin đầu tiên trên thế giới. Họ tuyên bố hiện đang nắm giữ gần 1% số Bitcoin đang lưu thông và đã sáng tạo ra một hệ thống tinh vi để lưu trữ chiếc chìa khóa kho tài sản khổng lồ của mình.
Anh em nhà Winklevoss đang tập trung vào xây dựng một hệ sinh thái để thu hút các tổ chức và cá nhân đầu tư tiền ảo. Họ đã trình làng Gemini, sàn giao dịch các loại tiền số hóa đầu tiên trên thế giới. Sàn giao dịch này hiện đang được sử dụng để định giá giao ngay của đồng Bitcoin cho các hợp đồng tương lai tại Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE).
Cặp song sinh Winklevoss cũng thành lập một quỹ hoán đổi danh mục (ETF) để khiến tiền ảo dễ tiếp cận hơn cho các nhà đầu tư mua lẻ.
Michael Novogratz
Tỉ phú Michael Novogratz đã đầu tư gần 30% gia sản của mình vào các loại tiền ảo. Ông bắt đầu xúc tiến đầu tư vào năm 2015 và công bố một quỹ đầu tư tiền ảo trị giá 500 triệu USD, bao gồm cả 150 triệu tiền cá nhân, vào năm 2017. Phạm vi hoạt động của quỹ này khá rộng, bao gồm cả các hoạt động tạo lập thị trường và được so sánh với quy mô của các công ty đầu tư lớn thông thường.
Novogratz hiện cũng là một trong những học giả Bitcoin nổi tiếng. Ông dự báo giá của đồng tiền ảo này có thể lên tới 40.000 USD/đồng vào cuối năm 2018.
Tuấn Anh (Theo Investopedia)
Giải mã thành công bức tranh ẩn chứa Bitcoin trị giá 50.000 USD
Cuối cùng, sau gần 3 năm cũng có người tìm ra được mật mã ẩn giấu bên trong một bức tranh, giúp họ tiếp cận một ví trực tuyến chứa đầy Bitcoin, trị giá 50.000 USD.
" alt="Những triệu phú 'phất' lên nhờ Bitcoin hàng đầu thế giới"/>