Địa điểm: Việt Quốc. Thời gian không rõ... ... ... Có sinh tất có diệt,ệnTiênMôtrịnh văn quyết đã sống ắt rồi sẽ phải chết, đấy là cái lẽ thường xưa nay. Nhưng thế nhân ham sống sợ chết, nào mấy ai có thể bình thản đối mặt cùng sinh tử? Xưa cũng tốt mà nay cũng vậy, hầu hết ai nấy đều sợ hãi cái chết. Họ không biết sau khi mình chết rồi thì sẽ đi về đâu, hoá ra thành gì. Và cũng bởi chính vì là không biết, chính vì là không rõ nên từ trong tâm trí, họ bắt đầu vẽ ra những cõi vô minh, những vị thần linh, thiên đình, địa ngục... Người này đến người khác, đời này qua đời khác, thuyết nối thuyết, những cõi vô minh cùng chư vị thần linh cứ thế mà chồng chất lên nhau, trở thành một nhận thức, cũng là tri thức chung. Từ đấy, hậu thế truyền lưu, người người tin tưởng, cho rằng trên trời có thần minh, dưới đất có âm binh, ngày đêm cúng bái, tố khổ cầu phúc... Bắt đầu từ đây, thế nhân hướng tới trường sinh giai thoại... Sinh, lão, bệnh, tử, chẳng ai là tránh được. Hạt giống đâm chòi, tất có ngày rồi sẽ héo úa, lá rụng cành khô, lụi tàn trong đất. Bất hoại duy chỉ thần tiên. Muốn trường sinh, ắt phải tu tiên. Mang theo suy nghĩ ấy, thế nhân đời này qua đời khác cặm cùi tìm kiếm, truy cầu phương pháp tu tiên luyện đạo. Ngặt nỗi tiên đạo hư vô mờ mịt chẳng khác nào kim chìm đáy bể, há đâu lại dễ dàng thấy được? "Trường sinh bất tử", bốn chữ này vẫn còn xa vời lắm. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa rằng công sức bao đời của thế nhân đều đã phí công vô ích. Trong vạn loài, người là linh trưởng thông minh nhất, ngộ tính cao nhất; bằng vào tuệ căn của mình, con người dù chưa ai thực sự đạt đến cảnh giới trường sinh nhưng chí ít đã tìm ra được những con đường tiếp cận cánh cửa thần minh, sống đến một hai ngàn năm cũng là không hiếm. Trải qua ngàn vạn năm tiền nhân dốc hết tinh lực truy cầu, đến nay phương pháp tu tiên luyện đạo đã tồn lưu vô số. Nắm giữ và truyền dạy, không đâu khác ngoài tông môn... Thiên hạ ngày nay, môn phái tu tiên có ở khắp nơi, nhiều không kể xiết, nhưng tiếng tăm vang dội nhất thì phải kể đến sáu cái tên: Bái Nguyệt Giáo, Thiên Kiếm Môn, Âm Phong Cốc, Cửu Hoa Cung, Lam Yên Tự và Tam Tiên Đảo. Trong đó, Âm Phong Cốc và Bái Nguyệt Giáo bị xem là tà môn ngoại đạo. Việc này xét âu chẳng lạ. Tư tưởng khác nhau, phương thức tu hành khác nhau, phân biệt vốn dĩ tất yếu. Âm Phong Cốc và Bái Nguyệt Giáo, môn hạ của hai phái này trước giờ hành sự đều thường bất chấp đạo nghĩa, lại hay dùng thủ đoạn hiểm độc đối phó người khác, bị gán cho hai chữ "tà đạo" kỳ thực không oan. Có tà tất phải có chính. Nếu Bái Nguyệt Giáo và Âm Phong Cốc là đại diện cho lối tư tưởng tu luyện cực đoan, thực dụng thì Thiên Kiếm Môn, Cửu Hoa Cung, Lam Yên Tự và Tam Tiên Đảo, bốn đại phái này lại đi theo hướng trái ngược, chú trọng đạo nghĩa, thuận theo tự nhiên. Nhất là Thiên Kiếm Môn... Thiên Kiếm nằm ở phía nam nước Việt, toạ lạc trên núi Ngũ Đài, được hợp thành từ năm ngọn núi nhỏ là Kim Kiếm Phong, Trúc Kiếm Phong, Mặc Kiếm Phong, Liệt Kiếm Phong và Tương Kiếm Phong, lần lượt tương ứng với năm chi mạch. Trong đó, chủ mạch thì chính thị Kim Kiếm Phong. Bàn về gốc gác, Thiên Kiếm từ khi thành lập, tính đến nay đã được ba ngàn năm có lẻ. Tổ sư khai phái danh gọi Lý Bất Tri, là một nhân vật truyền kỳ của giới tu tiên luyện đạo, hết sức thần bí. Thậm chí cho tới bây giờ, khi mà ông đã viên tịch từ hơn hai ngàn năm trước, những nghi hoặc về ông vẫn chưa có lời giải nào thoả đáng. Thế nhân chỉ biết Lý Bất Tri ông là người tộc Kinh, sáu mươi tuổi ngang trời xuất thế, một người một kiếm tung hoành Việt Quốc, trung nguyên ngoại vực, đầu nam cuối bắc không chỗ nào là chưa từng đi qua, chưa từng đánh qua. Thiên hạ ngày ấy, bất kể là đại nhân vật nào, người thuộc tộc nào, hễ cứ nghe đến ba chữ "Lý Bất Tri" đều liền động dung, chẳng kính thì sợ. "Tu tiên đệ nhất nhân" của hai ngàn năm trước, nếu không phải Lý Bất Tri thì không còn ai xứng. Chuyện xưa là vậy, bằng xét ngày nay... Lý Bất Trí thì tất nhiên đã mất. Ông dù đạo pháp thâm huyền, công tham tạo hoá, siêu phàm nhập thánh thì rốt cuộc vẫn chỉ là phàm nhân, ngàn năm dương thọ chung quy là hữu hạn, cái chết làm sao tránh khỏi? Hiện, tồn lưu có chăng là những gì ông để lại. Thiên Kiếm Môn chính là một trong số đó. Thời của Lý Bất Tri, với một thân đạo thuật thâm huyền của mình, việc ông khai tông lập phái, đem nó phát dương quang đại thì đã quá hiển nhiên, chả có gì đáng nói. Bằng tại hôm nay, sau khi ông đã mất được hai ngàn năm... Cũng không rõ bởi do trời cao chiếu cố hay nhờ Lý Bất Tri thuở xưa tinh tế an bài hậu sự mà suốt hai ngàn năm qua, sau bao cuộc bể dâu, Thiên Kiếm Môn vẫn sừng sững toạ lạc trên đỉnh núi Ngũ Đài, hùng cứ một phương Việt Quốc. Năm chi mạch của nó là Kim Kiếm Phong, Trúc Kiếm Phong, Mặc Kiếm Phong, Liệt Kiếm Phong và Tương Kiếm Phong cũng ngày một hưng thịnh, môn nhân có tăng không giảm, anh tài thực chẳng hiếm... ... ... Cách chân núi Ngũ Đài sáu mươi dặm về phía đông bắc... |