TheáchphòngtránhđầyhơivàchướngbụngdịpTếtNguyênĐálich thi đấuo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Nai, ruột người có nhiều lợi khuẩn phân giải thức ăn tạo ra chất bã và hơi xen lẫn; cơ quan tiêu hóa thải ra một lượng khí có thể tích 600-2.000 ml mỗi ngày. Ruột co bóp, sôi bụng, hơi được đẩy ra ngoài qua hậu môn. Đây là điều bình thường.
Người bị chướng bụng, đầy hơi thường xuyên xuất hiện chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn, bụng chướng, ậm ạch khó chịu, một số người còn bị táo bón. Triệu chứng khó chịu càng nổi bật sau khi ăn.
Theo các bác sĩ tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), nguyên nhân đầy hơi, chướng bụng bắt nguồn từ những thói quen không tốt như:
- Ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (giàu tinh bột; nhiều chất xơ; nhiều chất béo, gia vị; sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga...) gây rối loạn vận động ống tiêu hóa;
- Ăn không đúng cách: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng thức ăn lẫn với hơi; ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi... Loạn khuẩn trong đường tiêu hóa làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3 tới 5 giờ đồng hồ. Nếu quá thời gian đó mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng; thậm chí có nguy cơ tiêu chảy.
Ngoài ra, bệnh còn gặp ở những người bị các bệnh rối loạn tiêu hóa lâu năm, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, hẹp hang vị, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa chức năng, táo bón mạn tính.
Chướng bụng còn xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm khác: tắc ruột, do nhiễm ký sinh trùng Giardia, bệnh Crohn - một bệnh viêm mạn tính ở đường ruột, tăng trưởng vi khuẩn quá mức ở ruột, kém hấp thu.
Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng hoặc dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau... làm lợi khuẩn đường ruột suy giảm trầm trọng, hại khuẩn phát triển mạnh, sinh ra nhiều khí hư gây đầy hơi, chướng bụng.
Thực phẩm thường khiến đầy hơi
Có một số loại thức ăn khi tiêu hóa sản sinh ra nhiều khí hơn loại khác. Đậu là thực phẩm đứng đầu bảng gây ra triệu chứng đầy hơi, vì vỏ hạt chứa những chất đường không tiêu hóa được.
Muốn làm giảm hiện tượng đầy hơi do đậu, cần ngâm kỹ hạt đậu khô với nước và rửa sạch đậu trước khi nấu, giúp loại bỏ hết lượng đường không tiêu hóa được ở vỏ đậu.
Một số thức ăn khác cũng sản sinh ra nhiều hơi là bắp cải, súp lơ, cải xoong, cải xoăn, hành tây, tỏi, các loại quả có hạt.
Tránh đầy hơi, chướng bụng ngày Tết
Để tránh đầy hơi, sôi bụng ngày Tết, thầy thuốc khuyên người dân cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều. Ăn miếng nhỏ, tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày.
Nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa. Sau bữa ăn nhiều đạm nên ưu tiên một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê. Ăn thêm 1-2 hủ sữa chua và uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp tống các độc tố gây tiêu hóa kém.
Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, kẹo, bánh ngọt; Bỏ thói quen nhai kẹo cao su khiến bụng tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi; Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn.
Dùng tay xoa bóp, massage bụng theo chiều kim đồng hồ để làm tăng nhu động dạ dày, ruột giúp việc tiêu hóa, tránh ứ đọng thức ăn tốt hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập hít sâu để thư giãn, làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.
Đừng để phát bệnh vì ăn Tết
Để tránh tình trạng cơ thể mệt mỏi, thậm chí mắc thêm bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, sau kỳ nghỉ Tết, người dân cần lưu ý chế độ ăn uống hợp lý.