Với hạ tầng sẵn có từ Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP),ốnpháttriểnKhuđôthịsángtạotươngtáccaophíaĐôwolves – brighton Đại học Quốc gia TPHCM…, Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh hơn, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo trong chiến lược phát triển của TPHCM nhờ sự kết nối chặt chẽ từ các trung tâm nghiên cứu, đào tạo nhân lực trình độ cao, ứng dụng KH-CN trong sản xuất. Đẩy nhanh dự án Công viên khoa học Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố là chiến lược phát triển có tầm nhìn 20 năm, được phân chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2020-2022), ban hành kế hoạch, khung phát triển tổng thể, các quy định về quy hoạch…; Giai đoạn 2 (2022-2030), xây dựng công trình tại các trung tâm đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhóm và tạo mạng lưới liên kết; Giai đoạn 3 (2030-2040), quảng bá dự án quy mô quốc tế, thiết lập mạng lưới hợp tác toàn cầu. Theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã, Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông được kỳ vọng là khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố và vùng TPHCM trong các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao với nhiều mục tiêu quan trọng: thu hút 50.000 dân cư đến sinh sống và làm việc, trong đó có khoảng 20.000 kỹ sư và chuyên gia; số lượng các phát minh, sáng chế tăng trưởng 100% sau 5 năm; hình thành quỹ đất phát triển khoảng 1.000ha, tập trung chính vào các trụ cột kinh tế sáng tạo có sẵn như SHTP… PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý SHTP, cho biết, qua hơn 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển, SHTP đã triển khai đồng bộ 7 phân khu chức năng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghệ cao (CNC). Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98) sẽ giúp thúc đẩy Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố sớm hình thành, trong đó có Công viên khoa học. Đến nay, SHTP đã thu hút được 160 dự án. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm CNC tăng dần hàng năm: năm 2021 đạt 20,9 tỷ USD, năm 2022 đạt 23 tỷ USD, và dự kiến năm 2023 đạt 26 tỷ USD. “Nghị quyết 98 mở ra nhiều cơ hội thuận tiện hơn cho các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục tham gia vào hoạt động của SHTP vì thành phố sẽ có nhiều cơ chế để thu hút lực lượng chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trên thế giới về làm việc, đóng góp tại SHTP. Đội ngũ trí thức đang làm việc tại SHTP đã phát huy tốt vai trò, kinh nghiệm và có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của các đơn vị trong SHTP, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu, làm chủ công nghệ ở một số lĩnh vực với các sản phẩm CNC đang được thương mại hóa và giúp mở rộng quan hệ quốc tế…”, PGS-TS Nguyễn Anh Thi chia sẻ. Với dự án Công viên khoa học, Nghị quyết 98 sẽ thúc đẩy hình thành công viên này nhanh hơn nhờ các cơ chế, chính sách đặc thù. Dự án Công viên khoa học công nghệ sẽ thực hiện trong 10 năm, giai đoạn 2024-2034, quy mô diện tích 194,8ha với các phân khu chức năng. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14.700 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 13.700 tỷ đồng, vốn huy động doanh nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng. “Nghị quyết 98 đang từng ngày đi vào cuộc sống nên trong thời gian tới, việc xây dựng Công viên khoa học sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt tháo gỡ những khó khăn, góp phần phát triển công nghiệp của thành phố và hình thành nên bức tranh tổng thể của Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông”, PGS-TS Nguyễn Anh Thi bày tỏ. Hình thành trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam Trong Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, SHTP là trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học, nghiên cứu phát triển, tự động hóa sản xuất, thiết kế đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm mang tính đột phá. SHTP cùng với Đại học Quốc gia TPHCM, trung tâm CNTT và công nghệ giáo dục mở rộng khả năng nghiên cứu, sáng tạo thông qua việc tăng sự hợp tác và cọ xát với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau... Hai khu này sẽ hình thành nên trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam, tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo với chi phí hạ tầng rẻ nhất để khuyến khích các hoạt động kinh tế khởi nghiệp. |