Điều này thể hiện qua những thay đổi tích cực trong thanh toán không tiền mặt,ĐồngNaiChuyểnđổisốtừgiàlàngngườiuytíâm lịch hôm nay bao nhiêu nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng…
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia lớp tập huấn về kiến thức pháp luật, phòng chống lừa đảo qua không gian mạng, do Ban Dân tộc tỉnh tổ chức. Ảnh: S.Thao
Không chỉ môtô, xe máy mà nhiều chủ ôtô cũng tìm mua dụng cụ cứu hộ bình ắc-quy. Ảnh: Quang Võ.
Chia sẻ thêm, anh Hoàn cho biết cách cửa hàng vài chục mét có một khu chung cư, rất nhiều xe máy và ôtô tại đây bị chết bình. Do không có người hỗ trợ nên anh phải trực tiếp đến thực hiện kích bình khi được yêu cầu trợ giúp.
Xe máy thì được đẩy lên khỏi hầm rồi đưa sang cửa hàng để xử lý, còn với ôtô thì anh Hoàn đưa cho bảo vệ mượn bộ kích bình để cứu hộ. “Bữa giờ cứu mấy chục chiếc rồi, có gần chục xe phải thay bình vì sạc hết được và chết luôn bình”, anh Hoàn kể.
Hầu hết người liên hệ giúp đỡ từng sử dụng dịch vụ tại cửa hàng thường xuyên nên anh Hoàn không nhận tiền công những lần cứu hộ cho cư dân chung cư, xem như hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn.
Anh Quang Võ, chủ cửa hàng phụ kiện môtô Anemoi (Bình Thạnh, TP.HCM), xác nhận rằng đang có nhiều người tìm mua bộ sạc bình hơn trong khoảng một tháng qua, bao gồm cả người mua về sử dụng cho môtô và ôtô.
“Trước đây tôi có bán thăm dò bộ sạc bình nhưng nhu cầu thấp nên đã ngưng từ trước khi dịch bệnh bùng phát. Còn khi mở đặt hàng trở lại 3 tuần gần đây thì đã bán liên tục được 5 bộ”, anh Quang nói.
Bộ dụng cụ cứu hộ ắc-quy mà anh Quang kinh doanh tập trung vào việc sạc lại điện cho bình sau thời gian dài không sử dụng. Thiết bị có giá gần 1,4 triệu đồng, đi cùng chức năng tự ngắt khi sạc đầy cũng như chẩn đoán tình trạng ắc-quy, giúp cảnh báo thay bình kịp thời.
Cần cân nhắc nhu cầu sử dụng
Theo anh Quang Võ, loại dụng cụ chuyên dành để sạc bình ắc-quy phù hợp nhất cho môtô, vì tại Việt Nam hầu hết môtô ít được sử dụng thường xuyên. Trong thời gian không vận hành kéo dài, người dùng có thể sử dụng bộ sạc để nạp lại bình, tránh ắc-quy bị yếu và sẵn sàng đưa xe vận hành trở lại khi cần thiết.
Trong khi đó, các thiết bị kích bình ắc-quy tần suất sử dụng ít nên anh Quang không khuyến khích người dùng mua loại thiết bị này. Theo anh, bộ kích bình nên trang bị mang theo trong các chuyến đi xa, nhất là với các mẫu xe dùng bình ắc-quy đã cũ để phòng hờ trục trặc.
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng có thể mua dụng cụ sạc hoặc kích bình ắc-quy. Ảnh: Long Thành Lê.
Ngoài việc tìm hướng xử lý ắc quy cạn bình, người dùng cũng nên quan tâm đến việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ xe máy và ôtô trong thời gian ít hoạt động. Chẳng hạn đề nổ máy xe 1-2 lần mỗi tuần, xem xét tình trạng hoạt động của các chức năng cơ bản như đèn, xi-nhan, còi, lốp xe…
Khi điều kiện cho phép, nên đưa xe đến garage, cửa hàng dịch vụ để kiểm tra tổng quan và thực hiện các hạng mục bảo dưỡng quan trọng như thay dầu động cơ, dầu hộp số (dầu láp), châm nước làm mát...
Theo ZingNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những cảnh khó đỡ khi 'xế yêu' cả tháng không được dùng tới
Nội thất mốc meo, lốp xe bẹp dí, ắc-quy hết sạch điện hay thậm chí là thấy cả một đàn chuột trong khoang máy là những cảnh tượng "khóc dở mếu dở" nhưng cũng có thể xảy ra với bất chiếc xe nào trong thời gian này.
" alt="Người dân TP.HCM tìm đủ cách cứu xe chết máy vì bị hết bình ắc"/>
Dọc con đường dẫn vào trung tâm xã, tiếng đục, đẽo gỗ vang lên đều đều. Biển hiệu giới thiệu về xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ treo dày đặc.
Chậu hoa, cây cảnh khoe sắc dọc hai bên đường bê tông.
Bên cạnh các ngôi nhà 3 tầng bề thế, biệt thự lớn nhỏ nằm san sát là nhiều tòa lâu đài xa hoa, tráng lệ trong khuôn viên rộng lớn khiến nhiều người phải trầm trồ.
Nổi bật trong số đó là lâu đài Lan Khoa Khuê của vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Khuê (SN 1958) và Nguyễn Thị Lan (SN 1961).
Lâu đài màu trắng được một số người dân ví von là ‘bạch ngọc’, tức viên ngọc màu trắng của xã. Ngoài cổng là hai bức tượng sư tử cỡ lớn, hàng rào được làm bằng nhôm hợp kim mạ đồng. Theo tiết lộ của chủ nhân, dinh thự được xây dựng hơn 9 năm với kinh phí hơn 50 tỷ đồng.
Gần nhà ông Khuê là dinh thự 3 tầng bằng đá và gỗ của một tỷ phú tên Tịnh.
Hàng rào dinh thự tạc bằng đá xanh nguyên khối, cổng làm từ gỗ quý.
Phía trong, gia chủ cho thiết kế sân vườn đẹp mắt với tiểu cảnh, núi đá phong thủy. Dinh thự mang đậm nét kiến trúc văn hóa Việt Nam với mái đao uốn lượn.
Một biệt thự 3 tầng khác đang gấp rút hoàn thiện. Một người lớn tuổi trong xã cho biết, dinh thự thuộc sở hữu của vị đại gia kín tiếng. Từ khi khởi công xây dựng, ông ít khi lộ diện.
Dinh thự mang kiến trúc Pháp với các phù điêu đắp nổi, cổng bằng thép mạ đồng. Nhiều hạng mục đã làm xong nhưng chủ nhân chưa ưng ý vẫn đập đi sửa lại với chi phí không hề nhỏ.
Hai biệt thự bề thế của chủ cơ sở sản xuất gỗ.
Chủ nhân lâu đài 4 tầng sơn màu vàng này là tỷ phú chuyên buôn đồ cổ. Trên mái có 1 tum là nơi lưu thông không khí và đắp cột chống sét.
Một siêu biệt thự đang xây dựng, hoàn thiện phần ngoại thất.
Căn nhà 3 tầng thiết kế cầu kỳ với tay vịn cầu thang trổ hoa uốn lượn, chất liệu bằng đồng mạ vàng, hệ thống cửa gỗ lim.
Là địa phương có nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống, kinh doanh phát triển nên xã Hải Minh được đánh giá là khu vực có số lượng người giàu nhiều nhất ở huyện Hải Hậu.
Anh Nguyễn Đức Nam, người dân xã Hải Minh, chia sẻ: "15 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh đồ gỗ rất phát đạt, nhiều gia đình mua đất mở rộng sản xuất vì thế nhu cầu mua đất ngày càng lớn. Giá đất ở đây tăng cao, trung bình từ 40 - 45 triệu/m2".
Ông Phạm Văn Phú, Bí thư đảng ủy xã Hải Minh, Hải Hậu, cho biết: "Sản xuất đồ gỗ là nghề truyền thống của xã Hải Minh từ năm 1990. Hiện xã có khoảng 1000 đến 1200 hộ sản xuất và kinh doanh đồ gỗ trên tổng số trên 4700 hộ dân. Trong đó, không ít những cơ sở có quy mô lớn (có 70, 80 lao động hoạt động thường xuyên).
Đồ gỗ của Hải Minh tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài bởi vậy kinh tế của xã cũng được nâng cao. Số hộ khá giả của xã chiếm đến 60-70% (tiêu chí hộ khá giả là thu nhập gấp 1,5 lần thu nhập bình quân 43,5 triệu/người/năm)".
"Trên địa bàn xã có hơn 10 lâu đài của các đại gia trong ngành sản xuất gỗ hoặc kinh doanh các ngành đường biển. Các hộ khá giả này cũng thường xuyên làm từ thiện, ủng hộ xây dựng quê hương. Ví dụ vừa qua xã vận động người dân ủng hộ làm đường, gia đình ông Tịnh ủng hộ 150 triệu đồng. Vào dịp Tết, nhiều hộ cũng ủng hộ gia đình nghèo từ 30 - 40 triệu đồng để ăn Tết. Các hộ này cũng tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và các nơi khác với mức thu nhập ổn định. Nhờ kinh tế phát triển, người dân xã Hải Minh cũng có điều kiện đầu tư cho giáo dục và y tế", ông Phú cho biết thêm.
Rời tòa lâu đài 7 tầng, con gái đại gia Nam Định sống ra sao?
Sau đám cưới bạc tỷ cùng số hồi môn 'khủng' là 200 cây vàng, cô dâu Nam Định đang có tháng ngày mật ngọt của cuộc sống lứa đôi.
" alt="Làng tỷ phú ở Nam Định, cách vài chục mét có một dinh thự"/>
Chia sẻ với VietNamNet về lý do thực hiện bộ hình này, Mai Ngọc cho hay: "Tôi muốn lưu giữ những khoảnh khắc của hiện tại. Bởi tôi luôn nghĩ rằng cơ mặt của một người là thứ không thể nói dối. Cuộc sống của bạn có nhiều niềm vui hay nỗi buồn, con người của bạn tràn đầy nghị lực phấn đấu hay thường xuyên chán chường bỏ cuộc, tất cả rồi sẽ được lưu hết trên cơ mặt".
"Gương mặt của bạn rồi sẽ được người khác khen là trẻ hơn tuổi, hay cảm thương vì già trước tuổi, cũng là do từng lựa chọn mà bạn quyết định. Mười năm qua từ lúc 20 tuổi cho đến giờ, tôi thấy mình thật sự rất may mắn và hiện tại hạnh phúc với chính mình. Những bức ảnh này sẽ luôn nhắc tôi nhớ để tiếp tục phấn đấu", nữ BTV nói thêm.
Mai Ngọc cho biết, cô phát hiện, khi chưa 30 tuổi, cô mang trong lòng nhiều câu hỏi về mốc thời gian này. "Nhưng khi tuổi 30 ập đến, nó như lằn ranh giới nhắc tôi nhớ mình đã không còn quá trẻ để mơ mộng, giờ là phải nhìn nhận mọi thứ rõ ràng hơn biết những gì mình cần làm, phải làm và học cách bớt ôm đồm, buông bỏ những thứ không thật sự phù hợp", Mai Ngọc nói.
Nữ BTV cho biết thêm, trước kia cô cũng rất sợ tuổi 30 nhưng hiện tại thấy mọi thứ vẫn bình thường như vậy, có chăng chỉ là cách mình nghĩ và nhìn nhận về cuộc đời của mình. "30 tuổi như nhiều người nói là đi 1/2 cuộc đời rồi. Họ tự hỏi bản thân đã làm được gì, và tiếp tục lên mục tiêu cho mình trong 10 năm nữa, để đến năm 40 tuổi nhìn lại và có thể cười hạnh phúc", Mai Ngọc nói.
Là một nữ BTV xinh đẹp của VTV, Mai Ngọc chia sẻ bí quyết để cô luôn tươi trẻ là luôn sống đúng với chính mình, ăn món mình thích, lấy người mình yêu và làm điều mình muốn. Ngoài ra, việc chăm chỉ tập thể thao cũng giúp cô tươi trẻ và giữ dáng rất nhiều.
Mai Ngọc sinh năm 1990, cao 1m72, từng được gọi là "cô gái thời tiết" nổi tiếng nhất của VTV thời điểm 2015. Cô từng được xướng tên ở hạng mục "MC xinh đẹp nhất VTV" trong cuộc thi Vẻ đẹp VTV năm 2016. Năm 2019, Mai Ngọc là biên tập viên bản tin Thời sự chương trình "Việt Nam hôm nay" lúc 17 giờ 30 của VTV. Mới đây nhất cô tiếp tục lọt vào top 5 đề cử MC ấn tượngcủa giải VTV Awards 2020.
Hà Lan Ảnh: NVCC
Mai Ngọc tái hiện PTV, MC Thời sự của VTV qua 50 năm
Nhân dịp VTV tròn 50 tuổi, BTV Mai Ngọc đã tái hiện lại hình ảnh những người dẫn chương trình từ những năm 1970 đến năm 2020 khiến nhiều khán giả thích thú và yêu mến.
" alt="BTV Mai Ngọc ghi lại khoảnh khắc thanh xuân xinh như minh tinh"/>
Những hành vi vi phạm dù nhỏ cũng có thể bị phát hiện qua hệ thống camera giám sát. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Nếu như những năm trước, hình ảnh ô tô xe, máy vô tư vượt đèn đỏ khi thiếu vắng bóng dáng của lực lượng chức năng xảy ra “như cơm bữa” thì trong năm vừa qua, hành vi “xấu xí” này đã có xu hướng giảm đáng kể, nhất là tại các thành phố lớn.
Danh sách ô tô vi phạm bị phát hiện qua hệ thống camera giám sát liên tục được cập nhật trên các cổng thông tin của Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông các địa phương và Cục Đăng kiểm khiến nhiều tài xế buộc phải nghiêm chỉnh tuân thủ.
Chỉ cần một pha vượt đèn đỏ, một lần đi sai làn, một cú "mát ga", hay dừng đỗ sai quy định là vài hôm sau, phương tiện có thể bị "bêu tên" lên các cổng thông tin.
Từ tâm lý “sợ” bị phạt, cánh lái xe đã hình thành thói quen tham gia giao thông một cách ngay ngắn, trật tự hơn.
Nhường đường cho người đi bộ
Tuy việc nhường đường cho người đi bộ sang đường tại nơi quy định đã được ghi rõ trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành, nhưng trên thực tế, rất hiếm tài xế quan tâm đến vấn đề này. Tuy vậy, một tín hiệu đáng mừng là ngày càng nhiều người điều khiển ô tô, xe máy đã chủ động nhường đường cho người đi bộ.
(Nguồn video: Mạng xã hội)
Trong năm vừa qua, hình ảnh những lái xe đi chậm, thậm chí dừng hẳn lại để người đi bộ sang đường liên tục được chia sẻ trên báo chí và mạng xã hội, giúp lan toả những điều tốt đẹp phía sau tay lái.
Một cái gật đầu hay giơ tay cảm ơn của người đi bộ sang đường an toàn có lẽ là phần quà đáng giá nhất cho mỗi tài xế biết nhường nhịn.
Ưu ái cho “lái mới”
Ở nhiều nước trên thế giới, những người mới có bằng lái xe khi ra đường được dán một tem nhận diện và nhận được một số ưu ái nhất định. Tại Việt Nam trong năm vừa qua, nhiều lái mới cũng chủ động dán tờ giấy trên xe dạng như “Lái mới, xin thông cảm!”.
"Ưu ái" nhường đường cho lái mới là hành động đẹp của nhiều lái xe. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Tuy chưa hề có quy định trong Luật nhưng khi nhìn thấy tờ giấy này trên một chiếc xe nào đó, đa số tài xế khác đều có xu hướng nhường nhịn, cảm thông.
Hơn ai hết, họ hiểu rằng, để trở thành một “lái cứng” thì ai cũng từng phải trải qua những ngày đầu bỡ ngỡ khi đường, rất cần sự ưu ái trong một số tình huống. Đó là cách hành xử văn minh!
Có thể thấy, để xây dựng và hình thành một vài thói quen tốt trong cộng đồng cần rất nhiều thời gian để tuyên truyền, vận động và đặc biệt là không thể thiếu những chế tài xử lý.
Một thói quen tốt được hình thành bởi lý do gì đi chăng nữa thì đó vẫn là điều đáng mừng. Thói quen tốt khi được lan toả sẽ là những gam màu sáng, điểm tô cho bức tranh văn hoá giao thông muôn màu sắc.
Hoàng Hiệp
Hãy chia sẻ video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nóng trên đường: 'Toát mồ hôi' với những pha xe máy ngã trước mũi ô tô
Đang đi nhanh, chiếc xe máy loạng choạng rồi lao thẳng vào ngay trước đầu ô tô - đó là một trong những tình huồng thót tim vừa xảy ra trong những ngày cận Tết.
" alt="Văn hoá lái xe: Những gam màu sáng trong một năm qua"/>
Lực lượng CSGT linh động tạo điều kiện cho xe di chuyển đến trung tâm đăng kiểm, nhưng chốt phòng dịch tại địa phương có thể vẫn gây khó vì áp lực nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Văn Hùng
Trả lời báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT cho biết sẽ xin ý kiến lãnh đạo Bộ Công an và làm việc với đại diện Bộ GTVT để có giải pháp thông báo đến CSGT các địa phương.
Tuy nhiên, ông Trung cũng lưu ý, việc xe hết hạn kiểm định chỉ có thể linh động tạo điều kiện cho di chuyển đến trung tâm đăng kiểm, còn xe tham gia giao thông trên đường vào mục đích khác vẫn phải xử lý theo quy định.
Do đó, nếu không thực sự cần phải dùng đến ô tô, người dân nên chờ hết giãn cách xã hội mới đi đăng kiểm.
Nghị định số 100/2019 của Chính phủ có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt từ 2-3 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng. Mức phạt tăng lên từ 4-6 triệu đồng đối với xe hết hạn từ 1 tháng trở lên." alt="Đi đăng kiểm mùa dịch, nơi mời gọi, chỗ chốt chặn bảo không cần thiết"/>