Từ ngày 14 - 17/9, CMC tham gia các hoạt động của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: "Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo".
Tham dự Hội nghị, CMC mang tới các sản phẩm Made by CMC: C-Voice; C-OCR; CIVAMS; Giải pháp CMC Threats Intelligence, được giới thiệu tại gian hàng trong hội nghị lần này. CMC cũng mang tới robot tích hợp các công nghệ AI do CMC nghiên cứu và phát triển để tương tác trực tiếp với các khách mời, đại biểu.
“Các sản phẩm của Viện ứng dụng Công nghệ CMC ATI mang đến Hội nghị không dừng lại ở phạm vi nghiên cứu. Mục tiêu của chúng tôi tập trung vào các giải pháp công nghệ có giá trị ứng dụng cao trong cuộc sống”, TS. Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ CMC chia sẻ.
Đây là đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với thanh niên và giới trẻ Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác quảng bá, giới thiệu đến bạn bè quốc tế hình ảnh đất nước, con người, cũng như thanh niên, tuổi trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo.
Chương trình có sự tham dự của gần 500 đại biểu, trong đó có hơn 300 đại biểu quốc tế đến từ hơn 70 quốc gia tham dự. Hội nghị sẽ bao gồm 3 phiên thảo luận chuyên đề về Chuyển đổi số; Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Thúc đẩy sự tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững và chuỗi các hoạt động khác.
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 là cơ hội để các nghị sĩ trẻ từ khắp nơi trên thế giới thảo luận về các hoạt động của nghị viện nhằm nâng cao vai trò của người trẻ trong việc thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cũng như các giá trị văn hóa và con người. Đây là sự kiện đối ngoại có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn, khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và chủ động của Việt Nam trong IPU - tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới; đồng thời cho thấy sự chú trọng, quan tâm của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề chung toàn cầu của giới trẻ hiện nay. Hội nghị cũng là hoạt động thiết thực triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Đồng thời cũng là cơ hội để tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nhiều đối tác quan trọng.
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC trình diễn loạt công nghệ mới tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầuSự kiện lần này là cơ hội để các lãnh đạo, cán bộ phụ trách các cấp có kinh nghiệm ứng phó với các rủi ro an toàn, an ninh mạng, bảo vệ các nền tảng số quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trực tiếp tham mưu về chuyển đổi số cũng được tỉnh Tây Ninh chú trọng thực hiện thời gian qua.
Đầu tháng 11, Sở TT&TT Tây ninh tổ chức khai giảng Lớp Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ trực tiếp tham mưu về chuyển đổi số trong các cơ quan chính quyền tại địa bàn tỉnh.
Với Lớp đào tạo này, Tây Ninh tập trung vào bốn nội dung chính: Tổng quan về chuyển đổi số và vai trò của công ghệ trong chuyển đổi số; Quy trình làm việc số, năng lực triển khai nền tảng chuyển đổi số của đơn vị; Xây dựng lộ trình chuyển đổi số, tổ chức thực hiện và Quản trị, giám sát, đánh giá hiệu quả quá trình chuyển đổi số.
Trước đó, Sở TT&TT cũng đã tổ chức Lớp Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo tại các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Nội dung của Lớp tập huấn tập trung vào các chuyên đề: Xây dựng và thực thi chiến lược chuyển đổi số; Tầm quan trọng của lãnh đạo đổi mới và hợp tác trong quá trình chuyển đổi số; Bộ công cụ đánh giá về khả năng chuyển đổi số của đơn vị; Quản trị rủi ro trong chuyển đổi số.
Đây là những nội dung tập huấn hữu ích và quan trọng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ tại các cấp, các ngành, cả trong khu vực công và khu vực tư, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ở địa phương và quan trọng hơn hết là vai trò, trách nhiệm cũng như năng lực của cán bộ trực tiếp tham mưu công tác chuyển đổi số.
Tây Ninh cũng là tỉnh được trao giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam 2023” với hạng mục Thành phố điều hành, quản lý thông minh (IOC).
Hiện tỉnh Tây Ninh đang vận hành, khai thác hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung liên ngành giữa các cơ quan như Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố.
Hệ thống này gồm 375 camera, trong đó: 30 camera AI an ninh, 30 camera AI giao thông, 27 camera PTZ tầm xa, 75 camera PTZ và 213 camera an ninh thông thường, được lắp đặt tại 147 vị trí (ưu tiên lắp đặt tại tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường cửa ngõ ra vào tỉnh, nơi dễ xảy ra tai nạn giao thông, điểm đen về tội phạm nhằm bảo đảm an ninh trong khu vực).