Áp lực của những người bán hàng trực tuyến trên TMĐT
Công nghệ bùng nổ và dịch bệnh đã khiến cách thức mua sắm của người dân chuyển đổi mạnh mẽ từ trực tiếp sang trực tuyến. Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) sôi động đã và đang tạo động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp,ÁplựccủanhữngngườibánhàngtrựctuyếntrênTMĐngoại hạng anh 23 24 cá nhân bước chân vào con đường kinh doanh trực tuyến, song cũng tiềm ẩn không ít khó khăn cho những người mới.
Theo báo cáo của một sàn TMĐT, 58% người dùng Việt Nam sẽ tiếp tục mua sắm hàng hóa trên các trang TMĐT bởi sự tiện lợi và thói quen này được duy trì cả sau đại dịch. Trong số đó, có tới 53% khách hàng thừa nhận mua hàng trực tuyến trở thành một phần trong cuộc sống.
Xu hướng kinh doanh trực tuyến cũng trở thành sự lựa chọn phổ biến với người kinh doanh cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ....Tuy nhiên, những người bán hàng mới phải đối mặt với nhiều áp lực.
Quảng bá sản phẩm là một trong những khó khăn người bán hàng trực tuyến phải đối mặt. |
Cạnh tranh về giá lá áp lực đầu tiên những người bán hàng trực tuyến phải đối mặt. Hiện nay, một số sàn TMĐT có tính năng so sánh giá và gợi ý sản phẩm tương tự, người tiêu dùng có thể dễ dàng “cân đo đong đếm” và chọn người bán giá thấp nhất.
Tính năng này tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho người bán mới, bởi số lượng hàng nhập của họ chưa đủ cao để được hưởng mức chiết khấu lớn từ nhà phân phối. Nhằm giảm thiểu chi phí, một số người bán mới nhanh nhạy đã tận dụng các chương trình ưu đãi từ sàn TMĐT hay đơn vị vận chuyển để giảm giá bán và kích thích người mua.
Với các sàn TMĐT và người bán hàng trực tuyến, tốc độ và độ chính xác khi giao hàng luôn là áp lực lớn bởi đây là khâu cuối trong trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Muốn xử lý vấn đề này, người bán nên chọn lựa những đơn vị chuyển phát nhanh có hệ thống trung tâm trung chuyển chuyên nghiệp, được đầu tư công nghệ hiện đại để tăng tốc độ giao hàng và giảm thiểu sai sót khi xử lý. Các đơn vị giao nhận hợp tác với sàn TMĐT hiện nay đều xây dựng các trung tâm kho vận, trung chuyển hiện đại để tối ưu hóa thời gian.
Ngoài ra, những nhà cung cấp, bán hàng trực tuyến còn đối mặt với khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm, xử lý dữ liệu, quản lý đơn hàng hay làm thế nào để mở rộng kinh doanh. Trước những áp lực của người bán hàng trực tuyến, các sàn TMĐT hay đơn vị giao vận đã phát triển và cung cấp nhiều giải pháp hỗ trợ cho các đối tác bán hàng.
Theo đại diện J&T, để giải quyết khó khăn của người bán trong quảng bá, hỗ trợ sản phẩm, đơn vị cung cấp dịch vụ J&T Fresh áp dụng riêng cho mặt hàng nông sản, hàng hóa tươi sống. Theo đó, người nông dân không chỉ nhận được hỗ trợ từ J&T Express trong việc quảng bá và bán hàng trực tuyến mà còn được hướng dẫn đóng gói đúng quy cách đảm bảo chất lượng vận chuyển. Đây được xem là sáng kiến kịp thời cùng nông dân "vượt khó" trong việc tìm kiếm đầu ra, đáp ứng nhu cầu tăng cao về thực phẩm tươi sống của người dân.
Trong khi đó, nhằm hỗ trợ người bán mở rộng kinh doanh, đơn vị này cũng gia tăng độ bao phủ tới khách hàng ở nhiều thị trường, ưu đãi cho người dùng sớm đón đầu xu thế mua sắm toàn cầu. Ông Phan Bình, Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam cho hay: “Chúng tôi hiểu rằng, làm kinh doanh khó 1, thì với người mới kinh doanh trực tuyến, khó khăn đó còn nhân gấp 10. Với những giải pháp của J&T Express, người mới bước chân vào thị trường sẽ có một khởi đầu suôn sẻ trên hành trình chinh phục thế giới kinh doanh trực tuyến".
D.V
Việt Nam mở cổng nộp thuế trực tuyến, chống thất thoát nguồn thu khổng lồ từ TMĐT
Các nền tảng xuyên biên giới (Google, Facebook, Netflix...) hay nhà cung cấp nước ngoài đã có thể đăng ký, nộp thuế trực tuyến thông qua cổng Etaxvn.gdt.gov.vn.