Lược dịch bài viết của tác giả Maddie Stone,êđồcổAppletừchốisửamáytínhcủatôbundesliga 2024 trang Medium. Tôi làm việc trên chiếc iMac 2012 từ 8 năm nay. Nó vẫn hoạt động tốt cho đến một ngày, quạt tản nhiệt bên trong quay rất ồn mỗi khi vào chế độ ngủ. Dù đã hết bảo hành từ lâu, tôi vẫn gọi cho Apple để được trợ giúp. Lúc này tôi mới biết chiếc iMac 2012 của mình đã được đưa vào danh sách "hàng cổ" (vintage). Không được hỗ trợ trực tiếp, nhân viên bảo tôi liên hệ trung tâm dịch vụ ủy quyền Apple (AASP) gần nhất. Khi gọi đến, nhân viên nói sẽ kiểm tra máy của tôi, nhưng không chắc là có thể sửa được. Do đại dịch bùng phát, trung tâm của anh ta đã "ngâm" nhiều máy trong 3 tuần, nên thời gian chờ kiểm tra sẽ rất lâu. Tôi chỉ có 2 lựa chọn: tìm một nơi khác để sửa, hoặc mang máy đến AASP rồi chờ vài tuần chỉ để được kiểm tra tình trạng.
Khi nào thì Apple xem máy tôi là "hàng cổ"? Dù nhân viên hỗ trợ của Apple khuyên tôi mang đến trung tâm dịch vụ mà họ giới thiệu, tôi quyết định tìm giải pháp khác. Khi một thiết bị điện tử có tuổi đời lâu, nó sẽ không được nhà sản xuất hỗ trợ. Với tình hình đại dịch bùng phát như hiện nay, mọi thứ còn khó khăn hơn. Thực chất tôi vẫn có thể sống với lỗi quạt quay ồn trên chiếc iMac này, nhưng có vô vàn sự cố khác mà nếu không sửa chữa, người dùng sẽ không thể làm việc, học tập một cách bình thường. Tình hình đại dịch đã phơi bày sự thật: nhà sản xuất không phải lúc nào cũng là lựa chọn duy nhất để sửa chữa sản phẩm, đặc biệt khi chúng đã có tuổi đời nhiều năm. Theo Apple, những thiết bị được xem là "cổ" khi nó bị ngừng bán trong 5-7 năm. Nếu thời gian ngừng bán lâu hơn 7 năm, chúng sẽ được xếp vào diện "lỗi thời" (obsolete), không được nhận bất cứ hỗ trợ nào từ nhà sản xuất nữa. Đó là khác biệt giữa hàng lỗi thời và hàng cổ. Nếu thiết bị nằm trong danh sách hàng cổ, chúng vẫn có thể được sửa chữa bởi Apple Store hoặc AASP nếu còn linh kiện, hoặc pháp luật yêu cầu. Một người bạn của tôi, Rob Link, nói rằng Apple không quan tâm đến những người muốn được sửa chữa thiết bị cổ. Anh ta là người ủng hộ quyền tự sửa chữa sản phẩm, sở hữu tiệm phân phối linh kiện cho iPhone, iPod và iPad. Link từng liên hệ một AASP hỏi mua linh kiện cho thiết bị Apple cũ, nhưng câu trả lời là không.
Tại sao Apple không mặn mà sửa thiết bị cũ? AASP là các trung tâm được Apple ủy quyền sửa chữa thiết bị, có thể nhập linh kiện, sử dụng công cụ kiểm tra của Apple. Dù AASP được phép sửa thiết bị hết bảo hành (gồm thiết bị cổ), Adrian Avery-Johnson, chủ một tiệm sửa đồ công nghệ tại Oregon (Mỹ) nói rằng Apple không khuyến khích họ làm như vậy. Táo khuyết đưa ra chính sách khen thưởng dựa trên tốc độ hỗ trợ nhanh chóng với những thiết bị còn bảo hành hoặc AppleCare. Theo Avery-Johnson, đó là gánh nặng đối với các AASP trong việc quản lý chuỗi cung ứng linh kiện cho những thiết bị cũ, đặc biệt khi thời gian sửa máy cũ có thể giúp họ chiếm thiện cảm từ Apple bằng cách sửa thiết bị còn bảo hành. Gay Gordon-Byrne, giám đốc Hiệp hội Sửa chữa (Repair Association) cho biết hàng Apple "cổ" chỉ là tên gọi khác của "ngừng hỗ trợ". Theo người này, hầu hết nhà sản xuất đều định ngày ngừng hỗ trợ dịch vụ cho sản phẩm, như của Apple là 5 năm từ khi bán ra. Rõ ràng Apple muốn người dùng nâng cấp thiết bị trong 5 năm nếu không muốn gặp khó khăn khi hỗ trợ. Chính Apple cũng thừa nhận họ mất tiền do sửa thiết bị, do đó việc Apple không khuyến khích các trung tâm dịch vụ nhận sửa thiết bị hết bảo hành cũng khá dễ hiểu.
Muốn sửa cũng không được Sara Behdad, phó giáo sư Đại học Florida đã nghiên cứu vòng đời thiết bị/rác thải điện tử, cho biết chi phí duy trì chuỗi cung ứng để sản xuất linh kiện cho sản phẩm cổ, lỗi thời là trở ngại để Apple sửa chữa chúng. "Ngay cả khi Apple muốn sửa một sản phẩm được bán từ 5 năm trước, chi phí để nhập hoặc sản xuất linh kiện cho chúng là cả một vấn đề", Behdad chia sẻ. Tất nhiên, người dùng không nên bỏ cuộc nếu Apple không nhận sửa thiết bị cổ. Nhiều cửa hàng bên thứ 3 sẵn sàng hỗ trợ bạn với những linh kiện mới hoặc đã qua sử dụng (lấy từ máy khác). Theo Link, không thể nào một linh kiện cho sản phẩm Apple lại không tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới. Tóm lại, khó khăn khi sửa thiết bị cũ không phải việc có linh kiện hay không, mà đến từ khả năng sửa chữa của chúng. Về mặt thiết kế, trong thời gian qua Apple đã giới thiệu các sản phẩm mỏng và nhẹ hơn. Để có được độ mỏng ấy, những linh kiện thường được tích hợp vào bo mạch chủ (kể cả RAM, ổ cứng) và không thể thay thế, khiến việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn. Không chỉ vậy, chip bảo mật T2 trên những đời MacBook mới còn là thách thức lớn với những tiệm chuyên sửa đồ Apple.
Đó là những gì mà Jessa Jones, chủ tiệm sửa đồ Apple tại New York trải qua. Một khách hàng gửi cô chiếc MacBook 2008 không lên nguồn để khôi phục ảnh từ ổ cứng. Cô chỉ cần lấy ổ cứng từ chiếc MacBook bị hỏng rồi kết nối với máy khác là xong. Sau đó, Jones nhận một chiếc MacBook 2017 cũng với yêu cầu khôi phục dữ liệu. Tuy nhiên trên chiếc máy này, ổ cứng bị hàn lên bo mạch, và bo mạch thì đã hỏng. Kết quả, Jones phải tốn hàng trăm USD mua dụng cụ chuyên dụng để lấy dữ liệu. Công cụ này đã không còn tác dụng trên những chiếc MacBook 2018 và mới hơn. "Nếu đó là MacBook 2020, có lẽ dữ liệu sẽ không thể khôi phục được", Jones chia sẻ. John Bumstead, chủ doanh nghiệp RDKL chuyên thu mua và sửa MacBook cũ, cho biết sẽ có nhiều sản phẩm không thể sửa chữa, tệ hơn là trở thành rác thải điện tử. Trở lại chiếc iMac bị hỏng quạt, tôi đã tìm thấy linh kiện thay thế do iFixit cung cấp với giá chỉ 25 USD. Sẽ đòi hỏi một chút cẩn thận khi tự thay linh kiện, nhưng có còn hơn không. (Theo Zing) Apple dùng chiêu để ép người dùng mua AirPodsDù AirPods đang là mẫu tai nghe thành công nhất trên thị trường, Apple vẫn muốn nhiều người dùng mua sản phẩm này hơn. |