Chú chó sống giữa đảo hoang có biệt tài săn cá mập Nằm ở một trong những góc xa nhất của trung tâm Thái Bình Dương là một hòn đảo san hô không người ở được gọi tên đảo san hô Palmyra. Nó gồm 50 đảo nhỏ ở độ cao không quá 2m. Đảo san hô Palmyra hình chữ U,úchócóbiệttàisăncámậpđểsinhtồnsốngtrênđảohoanggầnnătin thế giới được bao quanh bởi những rạn đá nông chìm dưới nước với tổng diện tích khoảng 6.475ha và cách quần đảo Hawaii (Mỹ) chừng 1.600km về phía Nam. Hòn đảo được coi là một trong những nơi biệt lập nhất thế giới với số lượng cá mập sinh sống nhiều hơn con người. Không ai ngờ rằng, đảo san hô này lại là ngôi nhà của một nhân vật 4 chân - chú chó Dadu. Trong gần 2 thập kỷ, chú chó thuộc giống chó lông ngắn đã dành những năm tháng cuộc đời chứng kiến sự thay đổi của quần thể trên đảo cũng như các nhà khoa học tới đây nghiên cứu. Dadu được một thủy thủ người Pháp có tên Roger Lextrait đưa tới đảo. Người thủy thủ này làm nhiệm vụ quản lý đảo từ năm 1992 đến năm 1999. Suốt thời gian này, Lextrait có những con chó làm bầu bạn, trong đó có Dadu. Có thời điểm vì nguyên nhân nào đó, Lextrait phải rời đảo và những con chó buộc phải tự lang thang kiếm ăn xung quanh vùng nước. Đây là nơi có nhiều cá mập san hô. Alex Wegmann, nhà khoa học hàng đầu của Nature Conservancy, nhớ lại khả năng săn cá mập của Dadu. Năm 2004, khi còn làm việc tại Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ, Alex tới đảo và được Dadu chào đón. Ông tận mắt chứng kiến chú chó mõm đen có khả năng tung ra cú cắn vào cá mập để săn mồi. "Chỉ cần bạn vừa xuống thuyền, Dadu đã xuất hiện để chào đón", nhà khoa học Alex nhớ lại. Sau đó, con vật cùng ông tới các khu vực nghiên cứu. Suốt quãng thời gian Alex ở lại đảo, Dadu giống như một người bạn đồng hành. "Ở vùng đất biệt lập nhất thế giới, việc có người bạn đồng hành là một chú chó mang tới cảm giác bình thường cho một trải nghiệm rất bất thường. Bạn không thể hiểu cảm giác bị cô lập kinh khủng thế nào. Trước kia Palmyra chưa có Internet vệ tinh và có rất ít kết nối với thế giới thực", nhà khoa học chia sẻ. Bởi vậy khi làm việc trên đảo và có một người bạn như Dadu đồng hành khiến các nhà khoa học thấy mọi thứ trở nên bình thường hơn. Khoảng 70 triệu năm trước, các núi lửa ngầm đã hình thành nên Palmyra và quần đảo Line lân cận. Nơi này trở thành điểm trú ngụ của các loài sinh vật biển và chim trong suốt thời gian tồn tại của chúng. Trong khi đó, các nhà khoa học và nhà thám hiểm thường xuyên lui tới đảo san hô Palmyra cũng như khu vực lân cận để lập danh mục hệ động thực vật bản địa. Tuy nhiên, trong thế kỷ 19 và 20, hòn đảo từng nguyên sơ này đã bị con người tác động nặng nề. Mặc dù vậy, từ năm 2009, nó được bảo vệ và ngày nay đóng vai trò như một "phòng thí nghiệm sống" ở xích đạo. Những năm tháng cuối đời của chú chó cô độc "Việc đưa các loài vật tới đảo hoang dù vì lý do vô tình hay cố ý đều có thể gây ra hậu quả. Một chú chó thuần hóa như Dadu có xu hướng gắn bó với con người, thích ở gần con người và sẽ tác động tới hệ sinh thái bản địa", nhà khoa học Alex nhận định. Cũng như Alex, nhà khoa học Kydd Pollock ra đảo Palmyra làm việc năm 2008, cũng từng có thời gian tiếp xúc với chú chó Dadu. Khi nhớ về con vật này, Pollock cho biết, những năm tháng cuối đời, Dadu vẫn thích ăn cá. Nó còn duy trì tình bạn với một con cá vẩu khổng lồ có tên Rambo. "Mỗi tối, Dadu sẽ ra chỗ mép nước và bắt đầu sủa. Khi đó, con cá Rambo ngoi lên và quẫy đuôi mạnh khiến Dadu như phát cuồng. Đó dường như là hoạt động thường ngày giữa chúng", nhà khoa học Pollock nhớ lại. Ngày 19/10/2013, trên trang chính thức của Liên minh nghiên cứu đảo san hô Palmyra đưa thông tin về cái chết của chú chó Dadu. Cũng giống như những con chó khác từng ở Palmyra, Dadu được chôn cất trên đảo. "Chúng tôi sẽ luôn nhớ tới anh bạn 4 chân này. Dadu sẽ tới thiên đường ở bãi biển phía Bắc. Nơi chào đón Dadu sẽ là khung cảnh hoàng hôn trên biển. Cậu ấy vẫn luôn là người bạn đồng hành hoàn hảo của chúng ta", nhà khoa học Alex chia sẻ. |