Apple có lẽ là nhà sản xuất smartphone nổi tiếng và dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên,ưôngkẹkhôngthểnêutêntrongmắtđốitálịch âm 2024 với các đối tác của Táo khuyết, "Apple" là cái tên phải tránh trong các tài liệu để không bị lộ bí mật kinh doanh. Trong tài liệu hoặc báo cáo tài chính của các công ty cung ứng linh kiện, Apple thường được nhắc đến với những tên gọi đầy ẩn ý như "hãng A giấu tên", "khách hàng đến từ Bắc Mỹ". Theo Wall Street Journal, các đối tác sợ lộ bí mật làm ăn với Apple, vì có thể bị trừng phạt khi mất những hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD. Hãng A giấu tên Với các đối tác châu Á, Apple thường được nhắc đến với tên gọi là “công ty trái cây” hoặc “Fuji”, loại táo được trồng tại Nhật. Đôi khi, hãng còn được gọi bằng những cái tên mỹ miều khác như “công ty 3.000 tỷ USD” (nhằm ám chỉ giá trị thị trường của hãng), “đối tác đáng kính đến từ Bắc Mỹ” hoặc chỉ đơn giản là “hãng A vĩ đại”. Tài liệu tháng 1 của O-Film, tập đoàn chuyên sản xuất mô-đun camera cho smartphone, cho biết hãng đã lỗ 426 triệu USD trong năm 2021. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là vì “ngừng hợp tác một khách hàng nước ngoài”. Khách hàng ấy là ai? Đại diện của O-Film không mảy may tiết lộ.
Trái ngược với nhân vật "chúa tể hắc ám" Voldemort trong loạt truyện Harry Potter, hãng A giấu tên không xuất hiện cạnh một con rắn lớn hay ếm những lời nguyền chết chóc. Nhưng sức mạnh của thương hiệu này lại đáng gờm không kém cạnh Voldemort. Apple có thể là người mang đến, cũng có thể là kẻ tước đoạt những hợp đồng linh kiện và dịch vụ điện tử trị giá hàng trăm triệu USD. Đây chính là lý do tại sao những nhà cung ứng luôn e ngại khi nhắc đến tên tập đoàn công nghệ trong những lần phát ngôn. Họ sợ mình vô tình làm lộ những thông tin trọng yếu. Việc cảnh giác không thừa. Trong một tài liệu gửi đến tòa án năm 2014, GT Advanced Technologies nhắc đến thỏa thuận tuyệt mật với Apple. Công ty này, hiện đã phá sản, cam kết sẽ phải trả 50 triệu USD cho mỗi lần làm lộ thông tin. Thỏa thuận này ghi rõ không chỉ thông tin thương mại thông thường, chỉ riêng việc thừa nhận có quan hệ làm ăn với Apple đã là lộ bí mật. Vào năm 2020, sau cách ly xã hội do đại dịch Covid-19, buổi ra mắt sản phẩm mới vào tháng 9 hàng năm của hãng công nghệ hình trái táo cắn dở có phần chậm trễ. Nguyên nhân được cho là đến từ các nhà cung ứng linh kiện. Nhưng không một ai hay biết cụ thể đó là nguyên nhân gì.
Trong buổi báo cáo tài chính vào tháng 6/2020 của hãng sản xuất chip Broadcom, một nhà phân tích cho rằng “mức tăng trưởng của hãng công nghệ giấu tên sẽ chững lại do ‘thời vụ’”. CEO Hock E. Tan của Broadcom ngay lập tức hiểu ra vấn đề. Ông Tan cho biết mình hiểu nhà phân tích đang ám chỉ điều gì. Ông cũng xác nhận Broadcom đang sản xuất chip cho “một thương hiệu smartphone hàng đầu tại Bắc Mỹ”. Hock E. Tan thừa nhận sản phẩm của hãng đó đang bị chậm. Không phải "hãng bí ẩn" duy nhất Samsung hiện là đối thủ đáng gờm của “hãng công nghệ trái cây”. Tuy nhiên, tập đoàn Hàn Quốc đồng thời là nhà cung cấp màn hình và các linh kiện khác cho Apple. Nhân viên làm việc tại Samsung ví von vị khách hàng này là “bạn kiêm thù”. Ngược lại, về phần Apple, nhân viên tại đây chỉ đơn giản gọi Samsung là… Samsung. Tập đoàn Foxconn hiện là nhà cung ứng, sản xuất linh kiện chính cho Apple. Mới đây, bản báo cáo hàng năm của tập đoàn, tuy dài 860 trang nhưng chỉ nhắc đến tên vị khách hàng thân thiết một lần duy nhất. “Hãng A” nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách những đối tác quan trọng của Foxconn, đơn giản vì bảng được xếp theo thứ tự từ A - Z.
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), cũng chỉ nhắc đến đối tác này 2 lần trong báo cáo hàng năm, nhưng với vai trò là người phát hành trái phiếu của TSMC, không phải khách hàng. Khi được hỏi về vấn đề này, người đại diện của TSMC tránh nhắc đến tên thương hiệu. “Một trong những phương thức chủ chốt để xây dựng lòng tin ở khách hàng là phải bảo vệ thông tin tuyệt mật của họ”, bà cho biết. Apple không phải là công ty duy nhất nhạy cảm khi bị các đối tác gọi tên. Thực tế, Apple khá minh bạch về danh sách đối tác. Hàng năm, hãng vẫn phát hành bảng danh sách đối tác, có khoảng 200 cái tên của mình. O-Film, hãng cung ứng mô-đun camera, cho biết ngoài việc ngừng hợp tác với “đối tác nước ngoài”, doanh thu của công ty còn bị ảnh hưởng bởi “H”. Nhà sản xuất linh kiện mô tả “H” là một hãng smartphone tại Trung Quốc bị cấm vận về nguồn cung chip. Không cần tìm hiểu quá sâu, có thể biết hãng H này là Huawei, tập đoàn bị Mỹ áp lệnh trừng phạt vào năm 2020. Một vị khách VIP của O-Film tên “Tim” đã ghé thăm dây chuyền sản xuất của công ty tại Trung Quốc vào năm 2017 và hết lòng khen ngợi camera selfie. Ông cũng chia sẻ dòng trạng thái “Cười lên nào” trên Weibo của mình.
Đến khi chính phủ Mỹ cho O-Film vào danh sách đen, mối quan hệ hữu hảo này cũng biến mất. O-Film sau đó chỉ nhắc rất ngắn gọn về thông tin này trong tài liệu gửi lên tòa án. Tuy nhiên, vẫn có người không ngại công khai gọi tên hãng A giấu mặt này. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dành hẳn 1 phút trên bản tin thương mại để nói về vấn đề của O-Film, đồng thời nhắc tên vị khách hàng đã ngừng hợp tác với O-Film tới 6 lần. CCTV dùng câu chuyện này để kêu gọi các nhà cung ứng tránh phụ thuộc vào một thương hiệu duy nhất. (Theo Zing) Smartphone ngày càng đắt đỏ, công lớn của AppleNăm 2021, doanh thu smartphone toàn cầu chạm mốc 448 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2020, giá bán trung bình cũng tăng 12%, lên 322 USD. |