Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương và một số đơn vị có liên quan về công tác quản lý chất lượng cột điện bê tông cốt thép ly tâm sử dụng trong truyền tải điện.Cụ thể Bộ Xây dựng cho biết ngày 25/9 vừa qua, Bộ đã tổ chức cuộc họp với đại diện các bên liên quan đến sự cố hàng trăm cột điện bị đổ gãy do bão số 5 vừa qua. Tham dự có đại diện Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung và các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng.
|
Cột điện có trạm biến áp đổ sập ngay trước nhà dân ở TT- Huế |
Qua đó, đại diện các đơn vị, chuyên gia đã báo cáo và trao đổi các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về nguyên nhân sự cố gãy đổ cột điện.
Kết quả khảo sát cho thấy, hệ thống lưới điện trung và hạ áp trên toàn quốc có sử dụng cột điện bê tông cốt thép (BTCT), trong đó có cột điện BTCT ly tâm được đầu tư xây dựng bởi nhiều chủ thể khác nhau, diễn ra trong nhiều giai đoạn. Các tiêu chuẩn thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật hiện hành về cơ bản là khá đầy đủ.
Tình trạng gãy đổ các cột điện BTCT, trong đó có cả các cột điện BTCT ly tâm dự ứng lực được sản xuất trong thời gian gần đây có nhiều nguyên nhân.
Về nguyên nhân khách quan, do số lượng cột điện BTCT là rất lớn, có nhiều nguồn gốc khác nhau, được xây dựng bởi nhiều chủ thể trong nhiều giai đoạn và do các tác động bất lợi như cây đổ, sạt lở đất.
“Nguyên nhân chủ quan là do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định; thiếu tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực cột điện BTCT theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành” - Bộ Xây dựng thông tin.
|
Theo Bộ Xây dựng, ngoài nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan là do việc thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng, bảo trì còn những tồn tại, chưa đáp ứng quy định... |
Bộ Xây dựng cho biết đã đề nghị Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại các loại cột điện hiện hữu đang khai thác trong hệ thống; có các biện pháp, kế hoạch và lộ trình phù hợp để gia cường, sửa chữa, thay thế các cột có nguy cơ không đảm bảo an toàn chịu lực trước mùa mưa bão.
Bộ Xây dựng cũng lưu ý EVN quy định các đơn vị thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng cột BTCT, trong đó có cột BTCT ly tâm khi chế tạo, lựa chọn và thi công lắp dựng phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về thiết kế kết cấu, nền móng (bao gồm TCVN 5574: 2018 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 2737: 1995 - Tải trọng và tác động…).
Bộ Xây dựng cũng cho biết cần xem xét giao đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và năng lực phù hợp thực hiện tính toán kết cấu, lập bản vẽ thiết kế điển hình đối với các loại cột điện BTCT để đảm bảo an toàn và đồng bộ.
Theo số liệu của EVNCPC - thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, do ảnh hưởng từ bão số 5 đã làm 616 cột điện ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam bị gãy, đổ và nghiêng.
Về nguyên nhân, EVNCPC cho biết, do ảnh hưởng bão nên cây xanh bật gốc ngã vào cột tạo nên lực tác động kép bất thường (gió bão, cây đổ vào đường dây) làm quá khả năng chịu đựng của kết cấu cột, xà sứ, dây… dẫn đến hư hỏng kết cấu hạ tầng lưới điện và gãy trụ.
Ngoài ra, một số vị trí nằm ngoài khu dân cư có gió giật mạnh làm xoáy và đứt các dây néo cũng là nguyên nhân làm gãy đổ cột.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10, trả lời câu hỏi của báo chí đặt ra với 2 Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng về chất lượng của hơn 600 cột điện ở miền Trung bị gãy do bão số 5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, về quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng là đơn vị phụ trách. Bộ Công Thương là đơn vị quản lý Nhà nước trong lĩnh vực về điện cùng với chủ sở hữu của Tập đoàn EVN là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo ông Hải, Bộ đã yêu cầu ngành điện và EVN trực tiếp rà soát, phân tích, đánh giá sự cố. Đồng thời, phải đề xuất giải pháp tổng thể trong thiết kế, quản lý xây dựng, mua sắm và quản lý vận hành các công trình này.
Trong cơn mưa bão số 5 vừa qua, có tới hơn 600 cột điện đồng loạt bị “hạ gục” ở khu vực miền Trung, riêng tại Thừa Thiên Huế có 272 cột điện bị gãy. Đây là điều chưa từng xảy ra trong vòng 10 năm qua.
Hồng Khanh
Bộ Công Thương lý giải việc hàng trăm cột điện gãy đổ dù bão không mạnh
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10, báo chí đã đặt câu hỏi tới 2 Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng về chất lượng của hơn 600 cột điện ở miền Trung bị gãy do bão số 5.
" alt="Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân cột điện gãy đổ trong bão số 5"/>
Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân cột điện gãy đổ trong bão số 5
Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội thảo “Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BXD (Quy chuẩn 06:2020) về an toàn cháy cho nhà, công trình; QCVN 04:2019/BXD nhà chung cư và các QCVN liên quan khác”.Quy chuẩn 06:2020 được Bộ Xây dựng ban hành vào tháng 4/2020 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020.
Tại Hội thảo, các cơ quan quản lý đã chia sẻ các quy định, quy chuẩn mới nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu xây dựng nắm rõ hơn các yêu cầu thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định, thẩm duyệt, nghiệm thu thiết kế xây dựng, phòng cháy chữa cháy (PCCC) và bàn giao công trình đưa vào sử dụng theo đúng quy định của 2 quy chuẩn mới ban hành là Quy chuẩn QCVN 06:2020 về an toàn cháy cho nhà, công trình và Quy chuẩn QCVN 04:2019 nhà chung cư và các quy chuẩn liên quan khác.
|
Theo quy chuẩn 06:2020, nhà cao tầng trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng |
TS Hoàng Anh Giang - Phó Giám đốc Viện Chuyên ngành Kết cấu xây dựng (Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – IBST) cho biết, trước đây quy định về PCCC công trình được thực hiện theo quy chuẩn QCVN 06:2010. Tuy nhiên, quy chuẩn này chỉ áp dụng cho nhà dưới 25 tầng (75m), cho nhà có 1 tầng hầm và còn thiếu nhiều quy định đối với nhà công nghiệp cũng như có những vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn.
Trong khi đó, thực tế phát triển nhà ở hiện nay, số tòa nhà có chiều cao vượt 75m, có nhiều hơn 1 tầng hầm ngày càng nhiều tại các đô thị. QCVN 06:2020 được Bộ Xây dựng ban hành mới đây được soát xét, có bổ sung, điều chỉnh với nhiều điểm mới. Như tại quy định chung, phạm vi điều chỉnh chiều cao đến 150m, chiều sâu đến 3 tầng hầm (trừ trường học và bệnh viện)…
Quy chuẩn mới này cũng quy định rõ nhà có chiều cao trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn, trên tầng lánh nạn phải bố trí gian lánh nạn đảm bảo yêu cầu tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng. Không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ trên tầng lánh nạn…
Tuy nhiên, theo Thượng tá Bùi Quang Việt - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an), hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy, chữa cháy quy định về giải pháp an toàn cháy, điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với các loại hình nhà ở công trình, hiện nay còn chưa đầy đủ, một số quy định chưa phù hợp hoặc chồng chéo và khó áp dụng trong quá trình thực hiện.
|
Vietracimex bị Bộ Công an xử phạt vi phạm PCCC. Dự án Hinode City chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy…chủ đầu tư cho hàng trăm cư dân về ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật |
Nêu ý kiến tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, công tác phòng cháy, chữa cháy cho công trình xây dựng, đặc biệt là nhà cao tầng luôn là việc cần được quan tâm hàng đầu để đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh mạng cho người sử dụng.
Để hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, Bộ Xây dựng cùng Bộ Công an sẽ hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn và làm rõ các kiến nghị cũng như bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác quy hoạch lại hệ thống quy chuẩn trong thời gian tới.
Trên thực tế, hiện nay vẫn có nhiều cơ sở, công trình cao tầng chưa đảm bảo về PCCC. Mới đây, theo Công an TP Hà Nội, từ ngày 10/7/2020 đến ngày 16/7/2020, các lực lượng chức năng Công an TP đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 45 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC và cứu nạn cứu hộ.
Đáng chú ý, trong danh sách cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có các chung cư đã đưa vào sử dụng từ lâu như Toà nhà The Sun thuộc Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Toà nhà CC2 thuộc Khu đô thị mễ Trì Hạ (quận Nam Từ Liêm) hoặc dự án Dự án Công viên giải trí, trường học và tổ hợp nhà ở, thương mại dịch vụ Golden Place A…
Hay tại dự án Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (tên thương mại là Hinode City) ở 201 Minh Khai (Minh Khai, quận Hai Bà Trưng), cuối tháng 6 vừa qua, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) - chủ đầu tư dự án do ông Võ Nhật Thăng làm đại diện pháp luật 103 triệu đồng đối với 2 hành vi vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư dự án Hinode City đã thi công, lắp đặt không đúng thiết kế về PCCC đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt và đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.
Nhật Minh
Doanh nghiệp của ông Võ Nhật Thăng bị Bộ Công an xử phạt vi phạm PCCC
Tại dự án Hinode City (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đại diện pháp luật là ông Võ Nhật Thăng đã thi công, lắp đặt không đúng kế về PCCC; đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa nghiệm thu PCCC.
" alt="Nhà cao tầng trên 100m phải có tầng lánh nạn"/>
Nhà cao tầng trên 100m phải có tầng lánh nạn
Liên quan đến việc chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) trên địa bàn Thành phố, chiều 15/9, ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM đã có những chia sẻ những khó khăn về vấn đề này. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Sở TN&MT là cơ quan đầu mối chủ trì, giải quyết. Đơn vị xác định là “người trong cuộc” để chủ động đẩy nhanh tiến độ. Với những bức xúc của doanh nghiệp và người dân khi thực hiện thủ tục liên quan đến việc cấp sổ hồng tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố.
“Khi có sự chậm trễ, chúng tôi rất thấu hiểu, bởi nếu người dân mua nhà ở và đã thanh toán nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư thì yêu cầu được cấp sổ hồng kịp thời là rất chính đáng”, Giám đốc Sở TN&MT nói.
|
Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng nói về những vướng mắc ảnh hưởng đến công tác cấp sổ hồng cho người dân. |
Tính đến tháng 8/2020, trên địa bàn TP.HCM có tổng cộng 291.644 trường hợp đăng ký đất đai. Trong đó, 282.591 trường hợp đăng ký biến động và 9.053 giấy chứng nhận đăng ký biến động lần đầu. Toàn thành phố đã cấp 1.558.821 giấy chứng nhận, đạt 97,91%.
Về những khó khăn trong việc cấp sổ hồng, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, vướng mắc lớn nhất ở khâu xác định giá đất để người sử dụng thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước.
Vừa qua, UBND TP.HCM đã có kiến nghị Bộ TN&MT và Bộ Tài chính xem xét, tháo gỡ vướng mắc trong việc thẩm định giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính trên địa bàn Thành phố.
Những khó khăn chính ảnh hưởng đến công tác cấp sổ hồng như: Thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá; thời hạn hiệu lực của chứng thư thẩm định giá; xác định giá đất trong quá khứ; các phương pháp xác định giá đất khi thẩm định giá; việc xác định giá đất tại một số vị trí đắc địa; cấn trừ các khoản chi phí tạo lập đất vào nghĩa vụ tài chính…
“Dự án hoàn chỉnh pháp lý, Sở TN&MT sẽ giải quyết ngay việc cấp sổ hồng. Còn những vướng mắc phát sinh ở cấp độ Thành phố, Sở đã kiến nghị UBND Thành phố xem xét, họp bàn để có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc xác định giá đất cụ thể”, ông Thắng nói.
Thống kê sơ bộ của Hiệp hội BĐS TP.HCM, hiện trên địa bàn Thành phố có khoảng 27.390 căn hộ và nhà ở thuộc 60 dự án của 16 chủ đầu tư chưa được cấp sổ hồng.
|
Đại diện 16 doanh nghiệp BĐS nhận sổ hồng. |
Cũng trong chiều 15/9, Sở TN&MT TP.HCM tổ chức lễ trao 1.000 sổ hồng tại các dự án bất động sản trên địa bàn Thành phố cho 16 chủ đầu tư hoàn thành hoàn chỉnh đầy đủ các quy trình, thủ tục đầu tư, xây dựng theo quy định.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Đức Hải – Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, việc trao 1.000 sổ hồng cho 16 chủ đầu tư hôm nay là rất bình thường với công việc quản lý Nhà nước của Sở TN&MT. Nhưng vì sao hôm nay lại tổ lễ trao tập thể?
Bởi lẽ trong quá trình thực hiện trao này, Thành phố gặp rất nhiều khó khăn, từ hồ sơ pháp lý, quá trình thẩm định giá đất, thông tin qua – lại giữa các sở ngành… Trong đó, khó khăn nhất của Sở TN&MT là những yếu tố pháp lý không thuộc thẩm quyền của Thành phố cũng như của Sở.
Tuy nhiên, Sở TN&MT đã cùng với các sở ban ngành vượt qua những khó khăn này. Thời gian tới, Sở TN&MT cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp sổ hồng bởi đây là quyền lợi chính đáng của người dân.
Sổ hồng chung cư: Dân kể khổ, chủ đầu tư than khó, cán bộ… lúng túng
Ngoài nguyên nhân chủ quan của chủ đầu tư, việc chậm cấp sổ hồng căn hộ chung cư còn đến từ những vướng mắc về quy trình, thủ tục pháp lý…
" alt="Lần đầu tiên TP.HCM trao sổ hồng tập thể cho doanh nghiệp BĐS"/>
Lần đầu tiên TP.HCM trao sổ hồng tập thể cho doanh nghiệp BĐS