Lo ngại về bảo mật là rào cản lớn trong thúc đẩy đám mây tại Việt Nam

时间:2025-01-14 20:12:44来源:NEWS 作者:Công nghệ

Chi tiêu cho Cloud của Việt Nam tăng hơn 64%/năm

Hôm nay,ạivềbảomậtlàràocảnlớntrongthúcđẩyđámmâytạiViệlịch bongs đá hôm nay ngày 22/06/2017 Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) tổ chức hội nghị Điện toán Đám mây Việt Nam - Vietnam Cloud Computing 2017 với chủ đề “Việt Nam và cách mạng 4.0: Thúc đẩy chuyển đổi số với điện toán đám mây”.

Có sự góp mặt  của gần 400 đại biểu với 2/3 là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ứng dụng CNTT và 1/3 là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, nền tảng điện toán đám mây hàng đầu trong nước và quốc tế, hội nghị điện toán đám mây Việt Nam 2017 hướng tới mục tiêu góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường và nền tảng điện toán đám mây tại Việt Nam, thúc đẩy các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chuyển dịch, cung cấp dịch vụ trên nền tảng đám mây, sẵn sàng đón bắt cơ hội của làn sóng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (còn được gọi là cuộc cách mạng số) đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên toàn cầu, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... Theo các chuyên gia, đó cũng chính là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Trong đó, điện toán đám mây đóng vai trò nền tảng khuyến tạo, có tác động lớn đến nhịp độ và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, các tổ chức…

Ông Phó Chủ tịch VINASA Nguyễn Đình Thắng cho rằng, điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết. “Chính phủ cần có những chính sách định hướng cấp thiết, các doanh nghiệp, tổ chức cần có những chiến lược nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng cloud sớm để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế đất nước, đưa Việt Nam tiến nhanh, mạnh trong cuộc cách mạng 4.0 này”, ông Thắng đề xuất.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) nhấn mạnh, có thể khẳng định rằng điện toán đám mây là một xu thế công nghệ tất yếu và trở thành một công nghệ quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhận định hội thảo điện toán đám mây Việt Nam 2017 là cơ hội tốt để các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất giải pháp, kinh nghiệm vượt qua các rào cản thách thức, thúc đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam, ông Phúc cũng bày tỏ: “Qua hội nghị quốc tế này, tôi mong muốn Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ chuyên gia, doanh nghiệp nước ngoài trong việc thúc đẩy và phát triển ngành CNTT nói chung, cũng như lĩnh vực điện toán đám mây nói riêng thông qua sự hợp tác hiệu quả, cùng có lợi của các công ty, tập đoàn công nghệ  quốc tế”.

Theo ông Phúc, hiện Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương của Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hiện tại, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả khảo sát về ứng dụng điện toán đám mây được thực hiện với hơn 500 doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam được PGS. TS. Vũ Minh Khương, Giáo sư Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu trình bày tại hội thảo cũng đã chỉ ra những tiềm năng, cơ hội cho sự phát triển của thị trường điện toán  đám mây tại Việt Nam. Cụ thể, khảo sát đã chỉ ra rằng, trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước có tốc độ tăng chi tiêu cho điện toán đám mây trong giai đoạn 2010 - 2016 cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của ASEAN (49,5%) và thế giới (42,5%).

Nhìn nhận về việc ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp từ góc độ của một đơn vị cung cấp dịch vụ, ông Lê Viết Thanh Luận - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT thuộc FPT Telecom cho hay: “Hiện nay, chi phí đầu tư cho dịch vụ điện thoán đám mây trên thế giới có mức tăng trưởng rất ấn tượng. Đến năm 2020, thị phần hạ tầng Cloud được dự báo sẽ vượt qua cả hạ tầng trung tâm dữ liệu (Data Center) truyền thống. “Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhất là ở một thị trường có tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam”, ông Luận nhấn mạnh.

相关内容
推荐内容