Trong tập mới nhất của chương trình 2 ngày 1 đêm,êDươngBảoLâmdùngtừvớiHIEUTHUHAIvànạnxâmhạinamgiớkq bóng đá HIEUTHUHAI bị lột dần đồ từ mũ, áo khoác, áo len tới tất và thậm chí quần. Lý do là đồng đội của anh trả lời không đúng tên bài hát và mỗi lần sai, HIEUTHUHAI phải lột một món đồ trên người. Cuối cùng, nam rapper phải dùng bìa giấy để che đi bộ phận nhạy cảm. Trong khi đó, các thành viên còn lại của 2 ngày 1 đêm liên tục trêu đùa, thậm chí cố gắng giật ra, xé bỏ thùng bìa bất chấp việc HIEUTHUHAI không còn quần áo trên người. Chia sẻ clip HIEUTHUHAI với từ ngữ như "quảng bá clip 18+"Clip, hình ảnh ghi lại màn lột đồ của HIEUTHUHAI sau đó được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, tương tác, bình luận, giúp 2 ngày 1 đêm thu hút hơn sau một mùa giảm nhiệt, xuống dốc phong độ. Thậm chí, Lê Dương Bảo Lâm - thành viên cùng ê-kíp 2 ngày 1 đêm - viết: “Ta chờ ngày này đã rất lâu rồi các em ơi, vô xem Dung mama đập hộp hàng ngon nè” hay “Các em hãy cảm ơn tôi đi vì tôi đã làm thỏa mãn cho các em rồi”, “Tôi có clip không che, ai hóng không?”. Những từ ngữ của Lê Dương Bảo Lâm như "hàng ngon", "không che" bị cho là giống "quảng cáo clip 18+". Trong khi đó, khán giả bình luận: “Tại sao che cái thùng vào như thế. Chơi mà che, làm không thấy gì hết”, “Chảy nước miếng”, “Anh ấy ngon quá”... Dưới bài viết về HIEUTHUHAI là hàng loạt bình luận có tính chất quấy rối. Thậm chí, nhiều khán giả đưa ra những bình luận có phần nhạy cảm, tục tĩu về cơ thể của rapper này. Thực tế, trong trò chơi, HIEUTHUHAI đã được che thân bằng thùng bìa và bởi thế nhiều khán giả cho rằng anh không "trần trụi" trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, phần ngực không được bảo hộ như show Hàn, ngoài ra, điều đáng tranh cãi hơn cả là quá trình ê-kíp yêu cầu nam rapper lột đồ, bất chấp sự ngại ngùng. Ban đầu, anh luôn quay người vào trong hoặc dùng áo che đi thân thể nhưng những người chơi cùng "trêu tới bến" khiến vòng 3 của nam diễn viên cũng bị lộ dù có icon che lại trong bản lên sóng. Khi Zingliên hệ, rapper sinh năm 1999 từ chối trả lời về vấn đề này. Theo giới chuyên môn, trò chơi lột đồ tận dụng yếu tố kịch tính. Nó không giống việc người mẫu mặc bikini khi trình diễn. Thay vào đó, trò chơi kích thích trí tưởng tượng, tò mò của khán giả khi người đối diện, cụ thể là HIEUTHUHAI dần trần trụi. Và trên hết, những bình luận được cho là thiếu văn minh của Lê Dương Bảo Lâm - một người chơi cùng - lẫn một số khán giả càng khiến vụ việc tranh cãi.
"Bảo vệ thân thể thì không có sự phân biệt nam nữ"Một chuyên gia giáo dục - xã hội đặt câu hỏi, nếu đổi lại trong trường hợp HIEUTHUHAI là một nghệ sĩ nữ hoặc phụ nữ bình thường, hành động lột đồ cùng những bình luận của khán giả cho người phụ nữ đó liệu có được dư luận chấp nhận. Hay, nghệ sĩ nữ sẽ bị chỉ trích dữ dội và những người bình luận khiếm nhã về cô ấy được gán tội quấy rối? Tổ chức chống bạo lực tình dục - RAINN - chỉ ra số đông có định kiến đàn ông không thể bị phụ nữ hoặc đàn ông khác quấy rối tình dục. Thái độ và định kiến xã hội cho thấy sự riêng tư về thân thể của nam giới thường không được coi trọng, đánh giá cao. Việc nam giới để lộ cơ thể thường được xem như điều đương nhiên và bình thường. Do đó, hàng loạt bình luận nhạy cảm về HIEUTHUHAI hiện tại chỉ được xem như những lời đùa cợt vô hại. Tuy nhiên, trao đổi với Zing, Thạc sĩ Giáo dục học Chế Dạ Thảo - Trưởng bộ môn kỹ năng Đại học công nghệ TP.HCM - nhận định đối với quyền bảo vệ con người bao gồm bảo vệ thân thể thì không có sự phân biệt nam nữ. Đặc biệt đối với trẻ em nam, nếu không có ý thức tốt về việc cơ thể các em cũng cần được tôn trọng và bảo vệ, dễ dẫn đến nguy cơ bị lạm dụng hoặc xâm hại. “Việc tổn thương tâm lý liên quan đến vấn đề này không phụ thuộc giới tính, độ tuổi hay xu hướng tính dục… Tuy nhiên, những lời nói và hành động có tính chất quấy rối và thiếu tôn trọng đến cơ thể của cá nhân nào cũng đều có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý nhất định”, chuyên gia nhận định. Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc thân thể đàn ông và phụ nữ nên được tôn trọng như nhau, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, mạng xã hội. Ở đây, trò chơi lột đồ có thể được chấp nhận trong quy mô người thân, gia đình, bạn bè. Còn trên chương trình chiếu công khai ở truyền hình có hàng triệu khán giả lẫn tài khoản mạng xã hội ở mọi lứa tuổi theo dõi, trò chơi này được xem là lựa chọn thiếu cân nhắc.
Hệ lụy khi các chương trình lạm dụng yếu tố nhạy cảmCác hành động, lời nói nhạy cảm, thậm chí quấy rối “núp bóng” trò đùa giỡn xuất hiện khá tràn lan trên các chương trình truyền hình Việt nhằm tăng view, thu hút người xem. Nam giới hay nữ giới đều trở thành đối tượng để các hành động như thế có thể diễn ra. Chẳng hạn, Ninh Dương Lan Ngọc, Hương Giang, Hari Won, Lâm Vỹ Dạ thường tương tác thân mật, tán tỉnh và bình phẩm người chơi nam một cách kém tinh tế ở Quý ông đại chiến. Ở chương trình Hành lý tình yêu, Lâm Vỹ Dạ sau khi ăn thử phở do người chơi mang đến đã sờ nắn bắp tay người này, thậm chí chạm vào ngực anh. Ngoài hành động, nữ diễn viên nói thêm “bắp ngon”. Trước đó, Lâm Vỹ Dạ từng gây sốc khi hôn môi Ninh Dương Lan Ngọc ở show Bảy nụ cười xuân. Với nữ giới, các chương trình thường tận dụng câu view bằng cách để họ mặc đồ hở hang. Show thực tế Nữ hoàng quyến rũ từng bị chỉ trích dữ dội vì có nhiều cảnh thí sinh mặc đồ tắm tạo dáng khiêu khích, phản cảm. Đáng nói, chương trình được phát vào khung giờ vàng của HTV7. Trong khi đó, game show Kèo này ai thắng gây tranh cãi khi người mẫu nữ ngậm củ cải có hình dáng nhạy cảm. Nhìn chung, yếu tố nhục dục kích thích đang bị lạm dụng để câu view ở một số game show Việt. Trao đổi về vấn đề trên, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho biết: “Một chương trình truyền hình với đề tài bất kì cũng phải lưu ý hai điều: Một là thông điệp cuối cùng muốn truyền tải cho người xem là gì và hai là đối tượng người xem chịu tác động ra sao với nội dung hình ảnh chương trình thể hiện”. Chị nói tiếp: “Với tính đa dạng lứa tuổi của khán giả như hiện nay, khán giả nhỏ tuổi dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm truyền thông. Việc những hình ảnh và hành động có xu hướng nhục dục tác động mạnh mẽ đến nhận thức của trẻ em về nhiều khía cạnh, ví dụ sự tôn trọng cơ thể, cách thể hiện bản thân, giới hạn của việc phô bày cơ thể ở nơi đông người… Trẻ có thể hiểu sai về việc thoải mái phô bày cơ thể trở nên bình thường hóa và học theo”. Các khán giả gen Z ảnh hưởng bởi đô thị hóa, toàn cầu hóa, công nghệ thì có thể dễ tiếp nhận hơn. Tuy nhiên, nếu các nhà sản xuất thực hiện không khéo léo sẽ gây lệch chuẩn về góc nhìn giới tính và định hình nhân cách. “Các nhân vật tham gia nếu không định hình rõ sẽ dễ bị mất đi hình ảnh tốt đẹp đã dày công xây dựng trong lòng công chúng. Ngay cả khi các nhân vật thấy thoải mái, đã thỏa thuận về lợi ích, không đồng nghĩa khán giả phải 'hưởng thụ theo cách chịu trận'. Ngoài ra, các hình ảnh có thể bị cắt ghép với mục đích xấu. Các chương trình cần cân bằng lại, hiểu rõ giá trị và truyền tải những thông điệp đúng”, chuyên gia nhấn mạnh. (Theo Zing) |