|
|
Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là quá trình tích hợp và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo,... vào các cơ sở GDNN, tận dụng các công nghệ số thay đổi tích cực cách thức quản lý, làm việc của cá nhân, đơn vị trong hoạt động GDNN cũng như cung cấp điều kiện để GDNN thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả trên nền tảng số. Tuy nhiên, thực trạng còn nhiều bất cập cần giải quyết.
Theo ông Bình, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực (Tiểu ban Giáo dục Nghề nghiệp) vừa tiến hành khảo sát đối với 997 cán bộ quản lý các cấp, 2.108 nhà giáo, 16.671 học sinh, sinh viên các cơ sở GDNN và 138 trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm GDNN với các nội dung chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.
Kết quả cho thấy, hệ thống đã thực hiện việc chuyển đổi số nhưng nhận thức không đồng bộ.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã bước đầu áp dụng công nghệ và học liệu số trong việc dạy, đặc biệt là các khối ngành kỹ thuật, có một số ngành như cơ điện, ô tô... ứng dụng các chương trình mô phỏng, và học liệu điện tử của các hãng lớn (Daikin, Electrolux ...), hoặc được tài trợ (chương trình cơ điện lạnh do Úc tài trợ của Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội) vào dạy học. Tuy nhiên số lượng này còn ít; xét trên yếu tố tương tác qua lại giữa người dạy và người học, phần lớn các công nghệ sử dụng chỉ mang tích chất một chiều: thầy cô sử dụng công nghệ và học liệu để trình diễn cho học viên xem.
Theo kết quả khảo sát online của giáo viên, có 87,8% giáo viên áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông và giờ dạy lý thuyết, 70,7% vào giờ dạy thực hành. Tuy nhiên, có đến 80% giải pháp đưa ra là sử dụng thiết bị và phần mềm trình chiếu, demo video, hình ảnh,...
“Một số nơi ứng dụng công nghệ thông tin một cách rất đơn sơ. Cứ đưa powerpoint lên rồi gọi là chuyển đổi số. Một số nơi khác thì dùng Zoom, Canvas... và gọi là chuyển đổi số mà quên đi cấu phần phương pháp và chương trình. Đơn thuần chỉ có đưa lên, một ông lên cứ nói và ông dưới cứ nghe”, ông Bình chia sẻ.
Ông Bình cho hay, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã bắt đầu số hóa học liệu, một số trường đã hợp tác với các tổ chức bên ngoài để sử dụng thư viện số, ví dụ Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội, Trường CĐ Cồng động Kon Tum... Tuy nhiên, phần lớn học liệu cũng mới chỉ được số hóa dưới dạng các bản PDF, Microsoft Word... và không có tính tương tác.
|
Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ngoài ra, hạ tầng nền tảng đào tạo trực tuyến tại các cơ sở cũng đang theo kiểu “trăm hoa đua nở”.
“Hiện, mỗi trường có một hạ tầng, nền tảng số, chỗ thì dùng Zoom, chỗ dùng Teams, nơi thì Canvas,... Chẳng trường nào kết nối trường nào. Tính ưu việt nhất của chuyển đổi số là chia sẻ, kết nối thì không được thể hiện, kể cả sự tận dụng nguồn lực, cách tiếp cận trong hệ thống giáo dục, chia sẻ cũng không,...”.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo còn áp dụng phương pháp cũ. “Nhà giáo thiếu, thậm chí không có các kỹ năng liên quan đến phát triển chương trình, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng phát triển chuyển đổi số,... Đặc biệt thiếu kỹ năng liên quan đến phương pháp giảng dạy mới”, ông Bình nói.
Theo ông Bình, trong thời gian giãn cách xã hội do Covid-19, nhiều giáo viên đã sử dụng internet để giảng bài, giao bài từ xa. Tuy nhiên phương pháp truyền đạt vẫn như khi giảng bài trực tiếp trên lớp và chưa có thay đổi nào đáng kể về mặt sư phạm cho phù hợp với điều kiện mới. Hầu hết giáo viên còn chưa biết đến các phương pháp giảng dạy online, kể cả các thay đổi đơn giản như lớp học đảo ngược (flipped class) - tức một số nội dung không giảng dạy trước mà để các học viên tự học, tất nhiên trước đó phải cung cấp cho các em những nền tảng nhất định.
Vấn đề quản trị, bài toán dữ liệu,... cũng là bài toán nan giải.
“Chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề. Vẫn giấy tờ là chính, vẫn báo cáo giấy là chính. Nhưng làm sao đầy đủ dữ liệu được khi mà báo cáo giấy. Không có sự đồng bộ từ dưới lên trên nên báo cáo lên cứ khập khà khập khiễng”.
Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp coi chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là giải pháp bao trùm trong quá trình đổi mới và phát triển GDNN, là yếu tố then chốt hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân và yêu cầu tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng GDNN phục vụ phát triển đất nước.
Do đó, toàn hệ thống cần hướng tới những giải pháp để chuyển đổi số một cách hiệu quả như: Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực GDNN; Chỉnh sửa, cập nhật nội dung đào tạo các cấp trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế; Thay đổi phương pháp dạy và học các cấp trình độ GDNN; Phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số; Phát triển nhà giáo số và học viên số;...
Thanh Hùng
Cần nhiều “người thầy” đến từ doanh nghiệp
"Việc hình thành và phát triển đội ngũ người đào tạo là người của doanh nghiệp để tham gia sâu hơn vào giáo dục nghề nghiệp là giải pháp trọng tâm được Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp ưu tiên, chú trọng trong giai đoạn 2021-2030".
" alt="“Một số nơi cứ đưa powerpoint lên rồi gọi đó là chuyển đổi số”"/>
“Một số nơi cứ đưa powerpoint lên rồi gọi đó là chuyển đổi số”
Tại chương trình Đối thoại Trẻ diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề “Tự lập và tự chủ”. |
Có rất nhiều người đến sớm chờ nghe chia sẻ từ bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: Thúy Vy |
Phải biết đặt câu hỏi “Tôi là ai?”
Với nụ cười thân thiện và chất giọng truyền cảm của một người Huế, bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ rằng tự chủ không còn là xu hướng chủ yếu trong xã hội Việt Nam hiện nay. Xã hội hiện nay đang theo kiểu giáo dục thụ động, khiến cho người trẻ cứ nghĩ rằng mình không có vấn đề, nhưng thật ra không phải. Bà cho rằng việc cho con trẻ sống như thế nào là một bài toán kép mà ta phải ý thức.
“Lấy ví dụ như ở Việt Nam, có nhiều đại gia khi con còn bé đã có sẵn ý định cho con đi qua California, Texas để du học, sau đó còn mua sẵn biệt thự, có người hầu hạ, chăm sóc tận nơi, đó là một sự bảo bọc quá mức, chẳng khác nào nhốt con vào trong hầm vàng. Trong khi ở Mỹ khuyến khích trẻ từ 15 đến 16 tuổi tự lập, thậm chí là ra ở riêng.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng “con ông cháu cha”, những đứa trẻ ăn theo thế lực của cha mẹ mà không tự đứng trên đôi chân của mình. Vấn đề là nằm ở cha mẹ, họ đã lợi dụng quyền lực không đúng lúc cho con của mình, như việc liên hệ sửa điểm thi đại học ở Hà Giang, cả quan chức Nhà nước và cả phụ huynh đều nhúng tay vào, đó là sự thiếu bản lĩnh của họ” - bà Ninh nói.
|
Bà Ninh và nhạc sĩ Dương Thụ tại buổi nói chuyện. Ảnh: Thúy Vy |
Từ đó, bà cho rằng con trẻ đã bị tác động rất nhiều bởi sự nuông chiều, bảo bọc quá mức của cha mẹ, khiến chúng nghĩ rằng “dại gì mà tự đứng trên đôi bàn chân của mình”.
Có nhiều người đặt câu hỏi rằng thế hệ trẻ Việt Nam rất thông minh, nhưng tại sao lại không thể tỏa sáng và chiến thắng? Bà Ninh khẳng định đó là do tư duy chưa vững vàng, chưa được khơi dậy và phát huy theo đúng hướng. Bà nói: “Một vật phải mài dũa, được đánh đánh bóng thật kỹ thì mới thành viên ngọc được”.
Bà Ninh còn cho rằng thanh niên Việt Nam chỉ chăm chăm trả lời vấn đề mà không biết đặt câu hỏi. Những câu hỏi mà một số người trẻ dành cho bà phần lớn rất ngô nghê và “bằng phẳng”, không có chiều sâu hay góc cạnh nào sâu sắc.
Nhưng để đánh giá một thanh niên có đầu óc tư duy hay phản biện, bà thấy trước hết là phải biết hỏi. Người nước ngoài hỏi rất nhiều. Bởi vì họ luôn có tư duy không cho những lời thầy cô nói là đương nhiên, là chân lý, là đúng, mà phải qua bộ lọc của chính mình. Làm được điều đó sẽ cho thấy bạn có sự trưởng thành của tư duy.
Và bà muốn tất cả mọi người giành một vài giây tự suy ngẫm câu hỏi quan trọng nhất: “Tôi là ai?”.
Cuộc đời mỗi người là mỗi con đường khác nhau, có con đường bằng phẳng, cũng sẽ có con đường gập ghềnh, nhưng dù là con đường như thế nào đi nữa thì họ phải biết bản thân là ai. Đó là kim chỉ nam trong cuộc sống. Hiểu rõ về bản sắc riêng của mình là một trong những nền tảng cơ bản giúp cho giới trẻ biết cách tự chủ. Người trẻ muốn tự chủ trước tiên phải tìm ra chân dung của mình, văn hóa, bản sắc, ngôn ngữ của mình.
Tự chủ là sống thật và tự tin
Sau khi được hỏi những nhân tố để trở thành người tự chủ, bà Ninh cho rằng đó là sống thật, thực tế, đúng với bản chất chứ không ngụy tạo bởi bất kỳ vỏ bọc nào.
“Hiện nay, người ta thường đổ lỗi cho xã hội hiện đại làm tha hóa bản chất con người. Nhưng thực chất, cuộc sống hiện đại là một lợi thế chứ nó không có lỗi, tất cả tùy thuộc vào con người. Có những người cách họ thể hiện trên mạng xã hội và ngoài đời thật rất chênh lệch nhau, vì nói dối trực tiếp với một người nó sẽ khó hơn là nói dối với một cái laptop.
Sống thật quyết định nên bản lĩnh của một con người, có bản lĩnh thì mới dám tự chủ” - bà Ninh khẳng định.
“Người nước ngoài thường đặt rất nhiều câu hỏi, thậm chí họ còn hỏi một cách dồn dập như muốn làm khó mình, vậy theo bà, trong trường hợp đó thì nên ứng xử như thế nào?” - một khán giả đặt câu hỏi.
“Họ muốn hỏi bao nhiêu thì hỏi, mình vẫn phải bình tĩnh và lựa 3 trong 10 câu hỏi để trả lời, thậm chí có thể hỏi ngược lại họ. Điều này khiến cho người khác cảm thấy mình là một người tự tin và nắm rõ vấn đề thì mới có thể đặt ra câu hỏi cho họ được” - bà Ninh hồi đáp.
Theo bà Ninh, người nước ngoài thường nói với bà sau chuyến du lịch rằng tuy chất lượng phục vụ ở Thái Lan có phần hơn nhưng họ vẫn cảm thấy thích con người Việt Nam hơn bởi không rụt rè và khúm núm.
"Phong thái vững vàng rất có lợi cho giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết nêu lên chính kiến của mình, phải biết nói “không”, đó cũng là một trong những nhân tố khiến chúng ta trở nên tự chủ hơn. Nhưng không nên hiểu tự chủ, tự lập là tỏ ra không ai có thể làm gì được mình mà phải biết học cách lắng nghe. Giới trẻ nên là một người đa chiều, đa dạng, tự tin thì mới không bị chèn ép".
|
Khán giả đặt câu hỏi tại buổi nói chuyện. Ảnh: Thúy Vy |
Bà Ninh còn nói rằng có bốn điều mà người trẻ cần phải rèn luyện để có thể trở nên tự chủ và tự lập.
“Thứ nhất, người trẻ phải phấn đấu để giỏi trong bất cứ chuyên môn nào mà mình mong muốn. Thứ hai, phải luôn luôn tịnh, có nghĩa là giữ một cái đầu lạnh, một trái tim ấm áp. Thứ ba, luôn quan sát, suy ngẫm học hỏi từ trường học, sách vở, học từ cuộc đời và hơn hết là phải biết lắng nghe. Và thứ tư, cần phải lãnh đạo bản thân trước khi lãnh đạo thiên hạ”.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh bắt đầu sự nghiệp với vai trò giảng viên đại học tại Trường ĐH Sorbonne (Paris) và Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn. Sau đó, bà hoạt động ngoại giao hơn 20 năm, chuyên trách về các vấn đề toàn cầu và các tổ chức đa phương. Bà hiện là thành viên hoặc chủ tịch của một số tổ chức và mạng lưới Việt Nam và quốc tế. Ngoài việc gắn bó với các hoạt động hàn gắn vết thương chiến tranh, bà còn tích cực hoạt động trong các lĩnh vực phát triển bền vững, bình đẳng giới, sự vươn lên của thanh niên, và thương hiệu quốc gia – với vai trò Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM và Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam. |
Thúy Vy
Bài phát biểu tốt nghiệp lay động của thủ khoa trường sư phạm
Thanh Việt, thủ khoa năm 2019 của Trường ĐHSP Hà Nội nói rằng "không phải cứ đứng trên bục giảng là được gọi bằng thầy cô".
" alt="Cha mẹ nuông chiều, trẻ Việt 'chẳng dại' tự đứng trên đôi chân của mình"/>
Cha mẹ nuông chiều, trẻ Việt 'chẳng dại' tự đứng trên đôi chân của mình
Trong đó, học bổng thấp nhất là 12.180 USD và cao nhất là học bổng toàn phầnlên tới 104.000 USD. Tính trung bình, mỗi học sinh nhận được mức học bổnghơn 42.000 USD, mà hầu hết do các trường đại học hàng đầu ở Mỹ cấp.
3 học sinh nhận được nhiều học bổng nhất đã chia sẻ những bí quyết riêng củamình. |
Nguyễn Đặng Phương Minh |
Nguyễn Đặng Phương Minh nhận đượchọc bổng ở 9 trường là University of British Columbia, University of Oregon,University of Massachusetts, University of California, University of Washington…Đặc biệt, Howard Univeristy trao cho em học bổng toàn phần ngành sinh học trịgiá 24 ngàn USD/năm.
Khi được hỏi có bí quyết gì trong bài luận để giành được suất học bổng lớn nhưvậy, Phương Minh cười: “Có lẽ tại trường thấy em phù hợp với những giá trị màchính trường muốn hướng đến, đó là sự công bằng trong xã hội, nên đã chọn em”.
Thật bất ngờ khi được biết bài luận của em không hề liên quan đến chủ đề sinhhọc hay y tế, mà về âm nhạc và xã hội. Kết hợp với bảng điểm khá hoàn hảo, bàiluận ấy đã giúp các thầy của Howard Univeristy quyết định cấp học bổng toàn phầncho em.
|
Nguyễn Quang Minh |
Nguyễn Quang Minh được nhận vào 6trường là University of British Columbia, University of Toronto St. George,University of Toronto Scarborough, Ontario, York University, Brock University,trong đó có năm trường cấp học bổng.
Từ Trường THCS Collette chuyển sang ISHCMC - American Academy vào năm lớp 9,Quang Minh nỗ lực phấn đấu và đã nhận được học bổng trị giá 15 ngàn USD của Tậpđoàn Cognita dành cho học sinh lớp 12 xuất sắc nhất.
Quang Minh chọn ngành khoa học máy tính và sẽ tập trung vào phần mềm. Em yêuthích ngành này khi được làm quen trong chương trình IB. Minh cho biết thêm: “Emmuốn mình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm hoặc làmột giáo viên như thầy của em để tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê cho các thế hệsau”.
|
Nguyễn Lâm Duy Bảo |
Nguyễn Lâm Duy Bảo được nhận vào5 trường là Drexel University, York University, Brock University, Simon FraserUniversity và McMaster University.
Đối với Duy Bảo, điểm đặc biệt nhất ở ISHCMC - American Academy là cách thứcthầy và trò tương tác. Thầy cô giống như những người bạn đồng hành, hỗ trợ emtrên con đường thu thập kiến thức, tạo cho em sự tự do và thoải mái trong họctập.
Bảo cho biết: “Nhà trường đã giúp em cảm thấy điểm số không phải là điều quantrọng nhất, mà quan trọng là học được những gì. Chính điều này đã giúp em chủđộng hơn trong việc học tập của mình”.
Duy Bảo chọn học chuyên ngành kinh tế vì cho rằng kinh tế là một phần không thểthiếu của xã hội, là một trong những nhân tố giúp xã hội phát triển.
Ông Eric Hamilton - Hiệu trưởng trường ISHCMC - American Academy cho biết hiện nay trường vẫn đang chờ đợi kết quả học bổng của các học sinh khác. Ông tin rằng, 100% học sinh của trường sẽ được nhận vào trường mà các em mong muốn.
Từ kết quả đáng mừng này, nhà trường sẽ xúc tiến và mở rộng chương trình đào tạo và cấp tín chỉ SUPA của Đại học Syracuse.
ISHCMC - American Academy là trường duy nhất ở Việt Nam thực hiện chương trình này giúp các học sinh có thể nhận tín chỉ đại học trong khi vẫn còn học ở trung học và kết quả được công nhận ở hơn 1.000 trường đại học tại Mỹ. Đây là phương pháp chuẩn bị cho các em vào đại học rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho học sinh. |
" alt="HS trường ISHCMC"/>
HS trường ISHCMC
Theo như phản ánh của người dân, tình trạng rạn nứt, sụt lún ở khu tập thể Bộ Tư lệnh Thông tin đã có từ hơn 10 năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết.Thời gian gần đây, báo điện tử Người Đưa Tin nhận được một số phản ánh của bạn đọc về tình tình trạng xuống cấp trầm trọng của Khu tập thể Bộ Tư lệnh Thông tin, Khu dân cư 22 – tổ 79 (ngõ 8B, phố Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội).
Tiếp xúc với một số người dân đang sinh sống tại khu tập thể trên, chúng tôi đã nhận được một số ý kiến phản ánh về thực trạng của ngôi nhà.
Đa phần ý kiến của người dân đang sinh sống ở đây đều cho rằng, do khu nhà tập thể xây đã lâu nên xuống cấp, tường và trần nhà bị rạn nứt thấm dột. Trong đó có khu đơn nguyên 2,3,4 cầu thang bị rạn nứt phải dùng sắt chống đỡ. Kèm theo đó là một số bức tường ở khu vực cầu thang cũng đã có lần bị đổ phải xây lại.
|
80 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu sinh sống trong tập thể Bộ Tư lệnh Thông tin đang nơm nớp lo sợ vì ngôi nhà xuống cấp trầm trọng. |
Chia sẻ về vấn đề này, bà N.T.Trang (54 tuổi, hiện đang sinh sống tại khu tập thể Bộ Tư lệnh Thông tin) cho biết: “Căn hộ nhà tôi đang ở trên tầng 5 của khu tập thể này, mỗi khi trời mưa là trần nhà và tường lại bị thấm dột, phải lấy chậu hứng nước, tình trạng thấm dột đã nhiều năm nay. Do nước thấm vào tường nên trần nhà và tường trong nhà bị bong tróc vữa, nhiều lúc đang ngồi chơi, cục vữa từ trên trần nhà bất ngờ rơi xuống. Đa phần người dân sống ở khu tập thể đều mong muốn được cải tạo làm mới lại ngôi nhà này để ổn định cuộc sống.
Ở đơn nguyên 4, khu cầu thang rạn nứt có nguy cơ sập nên người dân đã phải mua sắt để chống. Dù đã chống nhưng mỗi khi đi qua vẫn có cảm giác sợ hãi, vì trần cầu thang có nhiều vết rạn nứt không khỏi thấp thỏm, cũng có lần khu vực này tường đã bị đổ rồi nhưng đã được xây lại.”
|
Do có nhiều vết rạn nứt ở cầu thang nên người dân trong Khu tập thể Bộ tư lệnh Thông tin tự đóng góp mua sắt để chống đỡ gia cố. |
Cũng theo ý kiến chia sẻ của ông Mai Thao (80 tuổi, nhà ở tầng 1 khu tập thể Bộ Tư lệnh Thông tin), khu tập thể xuống cấp là do xây dựng đã lâu (từ năm 1979), móng nhà không kiên cố nên bị sụt lún mới dẫn đến tình trạng như vậy. Ngoài ra, ông Thao còn cho hay, hiện ngôi nhà của khu tập thể này cũng đang trong tình trạng bị nghiêng do móng nhà trước kia là một cái ao.
|
Phía gầm cầu thang tiếp giáp với tường có vết rạn nứt rất dài |
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Bình (Tổ trưởng tổ dân phố số 79 KDC 22, phường Ô Chợ Dừa) cho biết: “Dân cư trong khu tập thể Bộ tư lệnh Thông tin có 80 hộ, khoảng hơn 200 nhân khẩu. Mọi người đều là những cán bộ, Đảng viên từng phục vụ trong quân đội nhưng phải sinh sống ở nơi như “ổ chuột”.
Thậm chí có gia đình 4 thế hệ phải sống chung trong cùng một nhà, diện tích khoảng vài chục mét vuông. Rất nhiều căn hộ trong khu tập thể này đều có tình trạng, trần và tường nhà bị rạn nứt, thấm dột. Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1979, do thời gian cũng khá lâu, nhà được xây trên một cái ao và cũng do kết cấu móng không được tốt nên có thể đã dẫn đến tình trạng như vậy.”
|
Cổ trần và trần nhà ở Đơn nguyên 4 Khu tập thể Bộ tư lệnh Thông tin có rất nhiều vết rạn nứt. |
Cũng theo ông Bình, tình trạng nhà tập thể xuống cấp đã được rất nhiều hộ dân có ý kiến kiến nghị lên các cấp để được cải tạo và xây mới. Tuy nhiên, còn có một số vấn đề vướng mắc chưa thể giải quyết được nên chưa có hướng cụ thể. Với người dân sinh sống trong ngôi nhà này, hầu hết đều mong xây mới và vẫn được ở lại nơi này.
|
Vữa trên trần nhà bong ra từng mảng |
“Tình trạng nhà tập thể xuống cấp cách đây khoảng hơn 10 năm nay rồi, vấn đề sửa chữa những điểm bị rạn nứt khu vực hành lang, cầu thang đều do người dân tự nguyện đóng góp kinh phí. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên UBND phường cũng như quận sở tại nhưng các cấp chính quyền cho biết đó là thuộc quản lý của quân đội.”, ông Bình chia sẻ.
Theo Người đưa tin
Phía gầm cầu thang tiếp giáp với tường có vết rạn nứt rất dài" alt="Run sợ nhà tập thể bị nghiêng, cầu thang chực sập ở Hà Nội"/>
Run sợ nhà tập thể bị nghiêng, cầu thang chực sập ở Hà Nội