Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan tập trung xây dựng ứng dụng công nghệ số,ổngcụcHảiquanphêduyệtkếhoạchchuyểnđốisốbang xếp hạng la liga dữ liệu số và các giải pháp công nghệ để điều chỉnh thể chế, tái thiết kế quy trình nghiệp vụ, đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí... Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành xây dựng hải quan thông minh. Tổng cục Hải quan sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ khi triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN nhằm hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (phi giấy tờ). Trong đó, mục tiêu 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử; 95% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số; 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa. | Ngành Hải quan hướng tới xây dựng mô hình thông minh. (Ảnh minh họa: Haiquanonline) |
Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành Hải quan số, trong đó thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về hải quan với hệ thống CNTT có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng toàn diện nhu cầu xử lý tự động tất cả các khâu nghiệp vụ. Để thực hiện các mục tiêu trên, hạ tầng CNTT hải quan cũng được đặt mục tiêu hiện đại hóa. Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thiện kiến trúc phần cứng CNTT theo mô hình điện toán đám mây và đầu tư mới, thay thế, nâng cấp đồng bộ trang thiết bị CNTT cho các đơn vị đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng cốt lõi, phù hợp với kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính và Kiến trúc Chính phủ ngành hải quan. Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan theo tiêu chuẩn Tier 3 để đảm bảo sẵn sàng cho triển khai, vận hành các hệ thống CNTT Hải quan 24/7 an ninh an toàn. Đầu tư nâng cấp, thay thế trang thiết bị, mở rộng băng thông hệ thống mạng của hải quan phù hợp với kiến trúc, lộ trình triển khai hạ tầng truyền thông thống nhất ngành tài chính và kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan. Đầu tư trang bị và kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị... với hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối. Hoàn thiện thiết kế, quy hoạch và tổ chức triển khai, giám sát đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của ngành hải quan theo cấp độ tuân thủ Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng và các qui chế, qui định của ngành liên quan đến công tác an toàn, an ninh thông tin. Mô hình quản lý hải quan thông minh được chú trọng xây dựng theo các xu hướng và chuẩn mực quốc tế đảm bảo ứng dụng các thành tựu công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (như: Al, Big Data, Blockchain, IoT,...). Mô hình hải quan thông minh đảm bảo kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, dữ liệu tích hợp từ khi hàng hoá đến cửa khẩu trong thời gian lưu giữ tại kho, bãi, cảng đến khi thông quan, đưa ra khỏi khu vực giám sát, đưa vào sản xuất hoặc sử dụng theo đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan. Các hoạt động nghiệp vụ được tự động hoàn toàn như: phân tích thông tin trọng điểm, xác định rủi ro, kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ phương tiện vận tải, phân luồng kiểm tra, quyết định thông quan, kiểm tra xác định số tiền thuế phải nộp, quản lý, theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư trong quá trình sản xuất, gia công... Đây được xác định là yêu cầu nghiệp vụ cốt lõi của hệ thống. Mô hình này sẽ ứng dụng các công nghệ mới như IoT, AI, Bigdata, Blockchain để phục vụ cho công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, quản lý dữ liệu, tự động phân tích dữ liệu, hình ảnh và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng. Trong giai đoạn 2021-2025, ngành hải quan sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn nhất trong chuyển đổi số đó là: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan với việc thuê dịch vụ CNTT; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN với việc phát triển hệ thống CNTT theo định hướng xử lý tập trung. Tiếp đến là công tác chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chuyển đổi số trong công tác quản lý nội ngành. Duy Vũ Tổng cục Hải quan nêu 8 nhiệm vụ để xây dựng thành công hải quan sốNăm 2022, ngành hải quan tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu hải quan phi giấy tờ và xây dựng thành công hải quan số, hải quan thông minh trong những năm tiếp theo. |