Giống Liu, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc, những người vốn đã không mặn mà với chuyện lấy chồng, cảm thấy bất hạnh trong hôn nhân. Không chỉ khó khăn trong việc cân bằng công việc với cuộc sống gia đình, họ ngày càng bất mãn với những chính sách công khiến mình bất lợi như quy định "30 ngày hòa giải" trước ly hôn có hiệu lực từ đầu năm nay.
|
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc không mặn mà lấy chồng, sinh con. Ảnh: Steven Ribet. |
Hối hận nhưng không thể ly hôn
Năm 2020, gần 20% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ hối tiếc vì lập gia đình, tăng mạnh so với 12% vào năm 2017 và 9% vào năm 2012, theo Khảo sát Cuộc sống Tươi đẹp hàng năm của Trung Quốc.
Trong khi đó, chỉ 7% nam giới hối hận vì đã cưới vợ vào năm ngoái.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Cục Thống kê Quốc gia, Tổng công ty Bưu chính Trung Quốc và Trường Phát triển Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh. Mẫu khảo sát được phát cho 100.000 hộ gia đình trên khắp Trung Quốc qua đường bưu điện.
Trái ngược với sự gia tăng bất mãn trong hôn nhân, tỷ lệ ly hôn ở quốc gia tỷ dân đang có xu hướng giảm.
Năm 2009, tỷ lệ ly hôn trên kết hôn là 20%, tức cứ 5 đôi kết hôn, sẽ có 1 cặp ly hôn. Đến năm 2019, tỷ lệ này là 50%, song năm ngoái giảm còn 45%, theo số liệu của Bộ Nội vụ.
Thông thường, phụ nữ là người đề nghị ly hôn. Theo số liệu của Tòa án Nhân dân Tối cao, hơn 73% các vụ ly hôn trên khắp Trung Quốc trong năm 2017 đều do người vợ đề xuất.
Để hạn chế tỷ lệ ly hôn, từ 1/1/2021, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một đạo luật yêu cầu các cặp vợ chồng phải trải qua "thời gian hòa giải" 30 ngày trước khi hoàn tất việc chia tay.
Trong một cuộc khảo sát của CCTV vào năm ngoái, gần 47% đàn ông Trung Quốc cho biết họ đã tham gia làm việc nhà trước khi kết hôn, so với 46% ở phụ nữ. Nhưng tỷ lệ này đã thay đổi sau khi kết hôn, với 46% nam giới và 48% phụ nữ đảm nhận công việc gia đình.
Zhu Nan, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Tâm lý của Đại học Macau, nói: "Các nhà nghiên cứu cho thấy chính sự phân chia lao động gia đình không đồng đều (thường thiên về nam giới) có liên quan đáng kể đến sự bất mãn trong hôn nhân".
Zhu cũng chỉ ra rằng cuộc khảo sát do CCTVthực hiện có thể không chặt chẽ về mặt phương pháp so với các nghiên cứu hàn lâm nên kết quả của nó không phản ánh chính xác thực tế.
Vừa kiếm tiền, vừa lo việc nhà
Tại Mỹ, 51% đàn ông đã kết hôn cho biết họ hài lòng với cách phân chia công việc gia đình, so với tỷ lệ 40% ở nữ giới, theo nghiên cứu năm 2019 được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew.
56% đàn ông hài lòng với cách nuôi dạy con cái của vợ. Nhưng chỉ 42% phụ nữ chấp nhận cách chăm sóc con của chồng.
Huang Yuqin, giáo sư xã hội học tại Đại học Khoa học và Công nghệ miền Đông Trung Quốc, cho biết, tại Trung Quốc, những người vợ đang phải gánh vác hầu hết công việc nhà và vấn đề nuôi dạy con cái.
Tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ Trung Quốc vẫn ở mức cao trên 60%, một trong những mức cao nhất châu Á - Thái Bình Dương, vì vậy nhiều bà mẹ vừa phải đi làm, vừa quán xuyến việc nhà.
"Phụ nữ đầu tư tâm sức và thời gian cho gia đình nhiều hơn chồng… Sự bất mãn nảy sinh khi trách nhiệm hai bên không đồng đều", bà Huang nói.
|
Gánh nặng việc nhà, chăm sóc con cái đổ dồn lên người phụ nữ. Ảnh: Getty. |
Phụ nữ ở độ tuổi 36-45 là những người cảm thấy bất mãn nhất. Bà Huang lý giải có thể do họ đang ở giai đoạn mệt mỏi nhất của cuộc đời.
Hou Hongbin, nhà văn nữ quyền ở Quảng Châu, còn chỉ ra một vấn đề khác. "Chính quyền đã cấm nhà trai tặng quà đính hôn, nhưng không cấm của hồi môn từ nhà gái. Khi xảy ra bạo lực gia đình, chính quyền địa phương thường dung túng cho hành vi đó và phụ nữ không có nơi nào để tìm kiếm sự bảo vệ".
Phụ nữ cũng chịu nhiều áp lực hơn trong việc sinh con khi chính phủ Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con vào năm 2015 và bắt đầu khuyến khích các gia đình nuôi hai con trong bối cảnh dân số già đi nhanh chóng, bà Hou nói thêm.
Đối với Liu, một người mẹ không cảm thấy hạnh phúc, cuộc sống của những người bạn độc thân luôn là điều cô ngưỡng mộ và ao ước.
“Tôi không thể phủ nhận rằng mình rất ghen tị với họ, ít nhất là ở giai đoạn này. Họ thuộc về chính họ, có thời gian của riêng mình để giải trí hoặc phát triển sự nghiệp", cô nói.
Theo Zing
Nhiều người già lên mạng tìm loại hình giải trí
Năm 2020, các ứng dụng di động đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng người dùng lớn tuổi ở Trung Quốc đang "khát" các hình thức giải trí.
" alt="Phải gồng gánh việc nhà, phụ nữ Trung Quốc bế tắc trong hôn nhân"/>
Phải gồng gánh việc nhà, phụ nữ Trung Quốc bế tắc trong hôn nhân
Vợ chồng tôi năm nay ngoài 35 tuổi. Chồng tôi là trưởng phòng của một công ty lớn. Ngoài ra, anh còn góp cổ phần với mấy người bạn mở một công ty riêng.Tôi làm nhân viên kế toán cho một nhà hàng. Nhờ công việc của chồng, gia đình tôi có cuộc sống tương đối đầy đủ. Cách đây 7 năm, chúng tôi có con gái đầu lòng.
Khi con gái được hơn 5 tuổi, tôi muốn sinh thêm cháu nữa để tiện công chăm sóc nhưng chồng tôi chần chừ. Anh nói, anh muốn tôi tập trung lo lắng, dạy dỗ con gái.
Nếu chúng tôi có thêm con nữa sẽ lơ là, khiến cháu tủi thân. Trong lúc đó, tôi lại muốn sinh sớm để sau này tránh cảnh sinh con thứ khi tuổi cao, nhiều rủi ro trong thai kỳ, sinh nở. Vì chuyện này, chúng tôi cãi nhau rất lớn.
|
Ảnh: Đức Liên |
Khi con gái được 7 tuổi, kinh tế ổn định, gia đình hai bên thúc giục, chồng tôi mới đồng ý để tôi mang thai con thứ hai. Từ khi tôi mang thai, anh chăm sóc khá chu đáo. Tuyệt nhiên tôi không nhận thấy sự khác lạ nào từ chồng mình cho đến ngày chuyện ngoại tình của anh bị bại lộ.
Thật đáng buồn, tôi biết được điều này lại do một người khác nói ra chứ không phải bản thân tôi cảm nhận được sự thay đổi của chồng.
Người qua lại với anh là cô nhân viên cùng công ty. Cô ta khá xinh xắn, ít tuổi hơn chồng tôi rất nhiều. Là nhân viên mới vào nên cô được chồng tôi giúp đỡ, tạo điều kiện. Làm việc chung, lâu dần, họ nảy sinh tình cảm với nhau.
Cô ta không đòi hỏi chồng tôi nhiều về vật chất, trái lại cô ta yêu cầu chồng tôi sự quan tâm, tình cảm. Vì vậy anh rất trân trọng người tình của mình. Từ tin nhắn trong điện thoại của chồng, tôi biết được họ gặp nhau từ 2 năm trước và cũng từng đó thời gian họ tán tỉnh, hẹn hò với nhau nhưng tôi không hề hay biết.
Đây cũng là khoảng thời gian, tôi ngỏ ý muốn sinh thêm con nhưng chồng tôi không đồng ý. Hóa ra, anh bận đưa cô ta đi ăn uống, du lịch, bận nghĩ cách để hài lòng gái trẻ. Cũng có thể, anh không muốn tôi có thai vì sợ làm cô ta buồn.
Gần đây, gia đình nhà chồng tôi giục chúng tôi sinh thêm con vì bên nội "khát" cháu trai do anh là con trai trưởng. Bị bố mẹ thúc giục, anh mới chịu sinh thêm con với tôi. Trước khi quyết định sinh thêm con, anh còn hỏi ý kiến cô ấy. Trong đoạn chat của 2 người, anh nói rằng đây là việc gia đình ép buộc, bản thân anh đã hết tình cảm với tôi và anh làm mọi chuyện là vì trách nhiệm.
Để an ủi người tình, anh còn đặt chuyến đi chơi riêng tại Đà Lạt cho 2 người. Cô gái kia nguôi ngoai, chồng tôi mới đồng ý sinh thêm con. Những lý do lo cho sức khỏe của tôi, muốn tôi có thời gian chăm sóc tốt cho con gái đầu… tất cả là giả dối.
Chuyện ngoại tình của chồng vỡ lở, tôi làm ầm lên giữa lúc có mặt đầy đủ 2 nhà nội, ngoại. Bố mẹ chồng tôi khóc lóc, khuyên nhủ tôi hãy nghĩ đến cái thai trong bụng, còn mọi chuyện để ông bà xử lý. Ngay trước mặt nhiều người, bố chồng tôi yêu cầu con trai chấm dứt mọi chuyện với người tình và xin lỗi vợ. Chồng tôi ra điều hối lỗi nhưng lòng tôi đã nguội lạnh.
Ngay hôm đó, tôi dọn đồ đạc và đưa con gái về nhà mẹ đẻ ở tạm một thời gian. Được bố mẹ, các anh chị em khuyên nhủ, lòng tôi vẫn chưa hết xót xa. Cái thai trong bụng tôi đã hơn 3 tháng, con gái đầu mới 7 tuổi, lựa chọn lối đi nào cũng thật đau đớn. Nhiều người khuyên tôi tạm bỏ qua, chờ ngày sinh nở để “mẹ tròn con vuông” nhưng nghĩ đến cảnh ngày ngày nhìn mặt người chồng phản bội đó, tôi không cam lòng.
Mấy nay anh ta liên tục nhắn tin, gọi điện nhưng tôi vẫn im lặng. Tôi nên làm gì để có dũng khí bước tiếp vào lúc này?
Độc giả Lê TT
Sếp cố tình 'đụng chạm' vợ nhưng chồng tôi im lặng
Tôi khó chịu thật sự, tối đó, tôi nói với chồng rằng sếp của anh có vấn đề. Anh lại an ủi tôi bỏ qua bởi giờ anh mới về công ty, cần ông ấy nâng đỡ.
" alt="Chồng ngoại tình, giờ muốn sinh con phải ‘xin phép’ người tình"/>
Chồng ngoại tình, giờ muốn sinh con phải ‘xin phép’ người tình
|
"Đứa con yêu thích" của ông Davy có thể thay đổi theo tuần hoặc tháng. |
Ông Davy Nguyen, đến từ Sydney (Australia), đã sử dụng một phương pháp giáo dục đặc biệt bằng việc tạo ra một danh hiệu có tên là “đứa con cưng” để áp dụng trong nhà suốt 10 năm qua cho 3 cô con gái - Angelique, 20 tuổi, Trinity, 18 tuổi và Siobhan, 14 tuổi.
Để giành được vị trí “con cưng”, 3 chị em phải cạnh tranh nhau trong học tập hoặc giúp đỡ bố mẹ việc nhà, nấu ăn.
Xuất hiện ở một tập trong chương trình Insight của đài SBS, ông Davy cho biết, ông có một đứa con được cưng nhất nhà - nhưng đứa con đó là ai thì được thay đổi hàng tuần hoặc hàng tháng.
“Thiên vị đối với tôi là một điều tốt. Không có gì sai khi có một đứa trẻ được yêu quý hơn. Vào cuối ngày, tôi muốn cho bọn trẻ thấy sự kiên cường”, ông Davy giải thích.
“Nhiều người nói rằng, chọn ra đứa trẻ được yêu quý nhất thực sự là một điều tiêu cực, nhưng tôi nhìn nhận đó là một điều tích cực. Bởi vì nếu chúng giỏi ở một lĩnh vực nào đó, bạn nên thừa nhận và thưởng cho chúng. Nếu chúng không cư xử hay có thái độ không tốt, rõ ràng chúng sẽ xuống cuối danh sách”.
Ông Davy cho biết, các con gái của ông chỉ có một lựa chọn là “trở nên tốt hơn” để trở thành đứa con được yêu quý nhất trong 1 tuần hoặc 1 tháng cụ thể.
“Để giành lại được vị trí, chúng cần phải làm việc chăm chỉ hơn, làm nhiều việc nhà hơn và nấu ăn ngon hơn”.
Người cha nhấn mạnh, các con mình sẽ mất vị trí hàng đầu nếu dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, tán ngẫu, không làm bài tập về nhà hay không giúp đỡ việc nhà.
|
Ba cô con gái của ông Davy Nguyen. |
Theo một nghiên cứu của Australia, 69% các bậc cha mẹ có thể “dễ dàng” xác định một đứa trẻ họ yêu quý hơn nhưng hầu hết sẽ không bao giờ công khai thừa nhận đó là ai.
“Nếu mọi phụ huynh ở Australia nói với chúng ta rằng họ không có đứa con yêu thích là họ đang nói dối vì chúng ta đều có một đứa trẻ yêu thích,” ông bố gốc Việt cho hay.
Vợ ông, bà Sandra, khẳng định bà không có đứa con yêu thích nhất vì bà yêu 3 cô con gái như nhau. Phản ứng trước điều này, ông Davy nói đùa rằng: “Thật là vô lý”.
Bất chấp sự thiên vị của ông bố, 3 cô con gái của ông đều tin rằng chúng là đứa con yêu thích của bố vì những lý do khác nhau. Cả ba đồng tình cách giáo dục đó là phù hợp vì nó đã giúp chúng thành những người tốt hơn nhiều.
Cố vấn nuôi dạy con cái - Maggie Dent, mô tả phương pháp của ông Davy là một “trò đùa đáng yêu”. “Kiểu đùa giỡn này nhẹ nhàng và không gây ra các vấn đề lớn trong quá trình cạnh tranh giữa những đứa trẻ”, cô giải thích.
“Nhưng khi có một sự phân biệt mạnh mẽ hơn, nó thực sự có thể tác động đến ý thức về bản thân của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên và điều đó có thể trở thành vấn đề”.
Xemthêm video: Phi Nhung nghiêm khắc dạy dỗ khi con trai nghịch ngợm
Đăng Dương(Theo Daily Mail)
Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc
Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.
" alt="Cách dạy con của ông bố gốc Việt lên sóng truyền hình Australia"/>
Cách dạy con của ông bố gốc Việt lên sóng truyền hình Australia