Bày tỏ lòng biết ơn với nửa kia là một cách để làm mới tình yêu và củng cố mối quan hệ. Ảnh: Cottonbro/Pexels.
Sau nhiều năm yêu nhau, không ít người cảm thấy mối quan hệ chững lại và ưu tiên các vấn đề khác trong cuộc sống. Tan làm muộn, có con hay chọn thức khuya để xem phim thay vì chìm vào giấc ngủ cùng bạn đời trở thành những điều chiếm lấy thời gian yêu đương của họ, theo CNN.
Theo Sara Algoe, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), nhiều thập kỷ nghiên cứu về hành vi con người đã cho thấy việc làm mới tình yêu khó hơn ta tưởng. Nguyên nhân là con người khó thay đổi những thói quen.
Thông qua một nghiên cứu cùng cộng sự, giáo sư Algoe gợi ý một phương pháp mới có thể giúp các cặp đôi lâu năm tạo ra những khoảnh khắc yêu tuyệt vời hơn cho nhau. Đó là bày tỏ lòng biết ơn.
Theo đó, hãy lập kế hoạch để thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn với nửa kia khi được chăm sóc. Ví dụ như khi họ xoa lưng an ủi, khi họ làm bạn cười, khen ngợi và lắng nghe những câu chuyện của bạn, chăm sóc khi ốm đau, nấu ăn hay thậm chí ngồi xem tivi cùng nhau.
Quan trọng là việc này chẳng hề tốn thời gian. Nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi kéo dài thói quen này trong 5 tuần, các cặp đôi được quan sát đã tăng thời gian dành cho người mình yêu lên trung bình khoảng 68 phút mỗi ngày so với những cặp đôi không làm điều tương tự.
Ngoài ra, thể hiện lòng biết ơn bằng cách tác động lên cơ thể đối phương cũng kéo các cặp đôi lại gần nhau hơn. Những cặp đôi tham gia nghiên cứu dành nhiều thời gian cho nhau, về nhà đúng giờ thay vì làm việc muộn ở văn phòng và lên kế hoạch thư giãn cùng nhau khi quá bận rộn, cảm thấy thoải mái hơn khi hôn nhau hoặc đơn giản chỉ là muốn ở cạnh nhau thật lâu.
![]() |
Thể hiện lòng biết ơn kéo các cặp đôi lại gần nhau hơn. Ảnh minh họa: Rodnae Productions/Pexels. |
Theo giáo sư Algoe, phương pháp biết ơn này mang lại tác động hai chiều. Khi cảm thấy biết ơn, những cảm xúc nhỏ sẽ bùng nổ và thu hút sự chú ý của chúng ta đến những điều mình yêu thích ở bạn đời. Ngược lại, đây cũng là cách để họ thấy rằng chúng ta có quan tâm tới những điều họ làm. Việc thấy được lòng biết ơn khiến đối phương cảm thấy hài lòng và trân trọng mối quan hệ hơn.
Tuy nhiên, hãy để biết ơn trở thành điều tự nhiên thay vì gượng ép. Nhiều cặp đôi tham gia thử nghiệm được yêu cầu ngồi lại vài lần trong một tháng để bày tỏ lòng biết ơn trực tiếp với nhau đã không đạt được kết quả tốt. Bởi vậy, nhóm nghiên cứu khẳng định lòng biết ơn phải được thể hiện một cách tự nhiên và chân thành.
Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu của giáo sư Algoe đã phát triển thêm phương pháp “nếu - thì” trong tình yêu. Đây là một kỹ thuật giúp mọi người xác định tốt hơn các trường hợp nên bày tỏ lòng biết ơn một cách ngắn gọn. Bài tập hướng tới mang lại những phản xạ tự nhiên và dễ nhớ: “Nếu anh ấy làm điều gì đó mà tôi đánh giá cao, thì tôi sẽ bày tỏ lòng biết ơn của mình”.
Trong cuộc sống hàng ngày, các cặp yêu nhau luôn muốn dành những điều tuyệt vời cho đối phương và muốn được đánh giá cao. Nghiên cứu nhấn mạnh phương pháp biết ơn được ứng dụng nhằm tạo ra khoảng thời gian thoải mái vui vẻ bên người thân yêu và giúp cho mối quan hệ lãng mạn thêm lành mạnh. Đây chính là một trong những cách nhanh chóng để lấy lại niềm vui thích khi yêu và tất nhiên là để củng cố mối quan hệ lâu năm của các cặp đôi.
Theo Zing
" alt=""/>Liều thuốc giúp tình yêu bền chặtDù nhận được vô số lời ngợi khen, bác sĩ người Mỹ gốc Ấn Độ luôn giữ thái độ khiêm tốn. Ông nói rằng mình may mắn được trao tặng nhiều cơ hội và tốt nghiệp đại học sớm như vậy không phải là thành tựu lớn nhất của mình.
Vị tiến sĩ cho hay thành tựu lớn nhất của mình là nhìn thấy người bệnh mỉm cười sau phẫu thuật. "Đó là điều khiến tôi hạnh phúc nhất, khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong tuần", ông trả lời EyeWorld.
Sinh năm 1977, Ambati cùng cha mẹ di cư từ Ấn Độ tới Mỹ khi 3 tuổi. Vào lớp Một đúng tuổi nhưng sau đó, cậu không ngừng “nhảy cóc” chương trình, tốt nghiệp trung học khi mới 11 tuổi. “Nếu đi theo con đường bình thường, tôi nghĩ mình sẽ rất chán. Tôi cảm thấy mình đang theo đúng tốc độ với môn toán học, khoa học, tiếng Anh và lịch sử”, thần đồng kể.
Năm 1989, Ambati cùng anh trai viết cuốn sách AIDS: Câu chuyện có thật: Hướng dẫn toàn diệnnhằm giúp học sinh và sinh viên hiểu về căn bệnh đang lan tràn vào thời điểm đó. Khi sách xuất bản, Ambati mới 11 tuổi, anh trai Jaya 18 tuổi.
“Chúng tôi chứng kiến rất nhiều sự phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS, họ bị đuổi khỏi thị trấn, nhà cửa bị đốt phá. Chúng tôi muốn làm điều gì đó để giáo dục thế hệ trẻ, xóa tan những quan niệm sai lầm xung quanh căn bệnh này”, tác giả giải thích.
Sau 2 năm, Ambati tốt nghiệp Đại học New York, sau đó đăng ký học trường y.
Chặng đường học hành của thần đồng gặp nhiều trắc trở khi các trường e ngại vấn đề tuổi tác còn nhỏ của Ambati nhưng rồi ông cũng tốt nghiệp trường Y Mount Sinai năm 1999 ngay trước sinh nhật 18 tuổi.
Sau khi hoàn thành nội trú 3 năm về nội khoa và nhãn khoa, Ambati bắt đầu hành nghề y đồng thời tiếp tục nghiên cứu và lấy bằng tiến sĩ.
Năm 2006, Tiến sĩ Ambati một lần nữa hợp tác với anh trai mình - chuyên gia về võng mạc tại Đại học Kentucky để nghiên cứu quá trình hình thành mạch giác mạc.
Năm 2008, ông gia nhập Trung tâm Mắt Moran, thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật đục thủy tinh thể và các thủ thuật điều chỉnh thị lực khác. Ông từng lọt vào danh sách 100 bác sĩ nhãn khoa quyền lực nhất của tạp chí The Ophthalmologist.
Trong sự nghiệp của mình, Tiến sĩ Ambati nhiều lần được vinh danh như nhận giải thưởng Nhà khoa học lâm sàng Ludwig von Sallmann, giải thưởng Troutman-Véronneau từ Hiệp hội Nhãn khoa châu Mỹ, giải thưởng IRDS…
Ông Stuart Turner, Quản lý cấp cao chương trình Tiếng Anh học thuật, Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, Đại học RMIT Việt Nam nhận định IELTS là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh, khác hẳn một khóa học hoặc phương pháp học tiếng Anh.
Theo ông Stuart Turner, điểm số IELTS là cánh cửa tiềm năng để làm việc và học tập ở nước ngoài, dẫn lối đến các chương trình học thuật và là một trong những cách đo lường trình độ tiếng Anh được công nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới.
"IELTS đã phát triển qua nhiều năm, với cả một "ngành công nghiệp" chuyên cung cấp cho thí sinh những cách tốt nhất, nhanh nhất và rẻ nhất để đạt được điểm số mong muốn", giảng viên này nhận định.
Ông Stuart Turner, Quản lý cấp cao chương trình Tiếng Anh học thuật, Khoa Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, Đại học RMIT Việt Nam (Ảnh: NTCC).
Như nhiều chuyên gia giáo dục, học để thi không giống như việc học một ngôn ngữ. Nếu chỉ tập trung vào việc đạt được điểm số cao nhất trong thời gian ngắn nhất thì phương pháp sư phạm cơ bản sẽ không được bảo đảm và thí sinh không thể học tiếng Anh theo cách ý nghĩa và thú vị.
"Đáng lo ngại hơn là việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và làm bài thi vốn thiết kế dành cho những học viên trưởng thành. Điều này có thể khiến các em chán nản với tài liệu học, không hiểu chủ đề và cảm giác bị ngợp bởi các tài liệu IELTS", chuyên gia Đại học RMIT cho hay.
Quản lý cấp cao chương trình tiếng Anh học thuật cho rằng học ngôn ngữ phải là một quá trình từ tốn, cân nhắc đến nhu cầu của người học và được điều chỉnh phù hợp. Tài liệu học nên hấp dẫn và không quá khó hiểu.
Điều này không thể xảy ra khi người học phải gấp rút đạt được điểm số trong khoảng thời gian định trước. Thay vì dùng IELTS như một công cụ để kiểm tra thực lực, có thể họ chỉ học tiếng Anh vừa đủ để vượt qua được bài thi.
Nhiều người lựa chọn thi chứng chỉ IELTS để tuyển sinh đầu cấp (Ảnh: IDP).
TS Lê Xuân Quỳnh, Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam nhận định việc sử dụng IELTS phù hợp còn tùy thuộc vào ý định của người học.
Nếu mục tiêu chính là công nhận năng lực tiếng Anh của thí sinh dự thi đại học thì IELTS là một trong những thước đo góp phần đánh giá tư duy và năng lực tổng thể của thí sinh.
"Dùi mài" IELTS cũng là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho việc học tập ở các trường đại học quốc tế.
Trong quá trình này, thí sinh sẽ rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh cần thiết, nhằm đảm bảo rằng họ có thể thích ứng và thành công trong môi trường học tập quốc tế.
Đặc biệt, việc luyện tập các kỹ năng tiếng Anh thông qua quá trình chuẩn bị cho kỳ thi cũng sẽ giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ và logic của mình. Điều này giúp đảm bảo rằng sinh viên có khả năng học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường tiếng Anh và tăng cơ hội thành công sau này.
Mặc dù vậy, TS Quỳnh nhận định việc sử dụng IELTS cần được điều chỉnh để tránh bị lạm dụng do hiểu biết hạn chế về mục đích thực sự của kỳ thi này. Điều quan trọng là tập trung xây dựng kỹ năng tiếng Anh cốt lõi, như khả năng giao tiếp, vốn hữu ích cho việc học hơn là một chiến lược để đối phó với bài thi.
Làm thế nào để thích nghi?
Các chuyên gia cho rằng cần thừa nhận nhu cầu IELTS hiện nay và bài thi IELTS là một công cụ hữu ích để đo lường trình độ và sẽ tiếp tục được các trường đại học và cơ quan di trú chấp nhận. Cách tiếp cận đúng đắn trong tương lai là sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong lớp học và đặt việc học ngôn ngữ lên trên điểm thi.
Điều này có thể không dễ dàng trong 1 thị trường với những trung tâm kém uy tín tập trung quảng bá và sẵn sàng hứa hẹn cam kết để học viên đạt điểm số cao.
Ông Stuart Turner cho biết đơn vị của mình đã tìm điểm giao thoa giữa phương pháp giảng dạy và nhu cầu của người học thông qua việc phát triển ngôn ngữ trước khi làm bài kiểm tra, cũng như phát triển người học với tư cách là những cá thể độc lập thông qua các kế hoạch học tập phù hợp.
Các giảng viên còn thúc đẩy tư duy phản biện để khắc phục những lỗ hổng kiến thức tổng quát và trao quyền cho các thầy cô để họ tập trung vào những khía cạnh phù hợp nhất với nhu cầu của học viên. Đó là một con đường chậm nhưng cho thấy những kết quả tích cực.
TS Lê Xuân Quỳnh khuyên rằng khi tham gia bài thi IELTS, mỗi người cần cân nhắc đến mức độ phù hợp theo lứa tuổi, cần xét đến trình độ tiếng Anh và sự quen thuộc của từng nhóm tuổi.
TS Lê Xuân Quỳnh (Ảnh: NVCC).
Học sinh cấp trung học phổ thông nên đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia kỳ thi của bản thân và cần được hỗ trợ cũng như khuyến khích cải thiện năng lực tiếng Anh một cách bài bản và hiệu quả.
Ở cấp trung học cơ sở, học sinh lớp 8 hoặc 9 có thể bắt đầu làm quen với bài thi. Nếu đạt kết quả tốt, các em nên được tuyển vào các lớp chuyên Anh hay dùng làm điểm xét tuyển chuyển lên cấp trung học phổ thông.
"Ở cấp học tiểu học, không nên khuyến khích các em ở độ tuổi này học IELTS bởi năng lực tư duy của các em chưa đủ để hiểu và thích ứng với nội dung học thuật cần thiết cho kỳ thi này", Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ nêu quan điểm.
Theo ông Quỳnh, học sinh tiểu học cần tập trung bồi dưỡng khả năng lập luận, tổ chức thông tin, trình bày logic và hợp lý bằng tiếng Việt và nếu có điều kiện thì giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh.
Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua đọc và viết bằng tiếng Việt sẽ cho các em nền tảng vững chắc để tiếp tục học tập và từ đó phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh khi học lên các cấp cao hơn.
" alt=""/>Chuyên gia cảnh báo "ngành công nghiệp" IELTS gây hại cho học tập tiếng Anh