- Khi xảy ra tai nạn giao thông giữa ô tô và người đi bộ,Ôtôđâmngườiđibộởtốcđộbaonhiêusẽgâytửđỗ thị hà nguy cơ chấn thương và tử vong phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ tốc độ, thiết kế, hệ thống an toàn cho tới việc chăm sóc y tế cho nạn nhân sau tai nạn… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, tốc độ chính là một yếu tố quan trọng gây tử vong cho các nạn nhân. Thực tế cho thấy, tốc độ nào cũng có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, tốc độ càng cao, nguy cơ chấn thương gây tử vong càng lớn. Một nghiên cứu của Đại học Adelaide, Australia cho biết, ở tốc độ trên mức 60km/h thì lái xe tăng tốc độ mỗi 5km/h nguy cơ xảy ra một vụ va chạm gây tử vong sẽ tăng lên gấp 2 so với mức 60km/h. Ngược lại, ở mốc dưới 60km/h thì nếu lái xe giảm tốc độ 5km/h thì nguy cơ xảy ra va chạm gây tử vong cũng giảm tương ứng 2 lần. Một nghiên cứu khác chỉ rõ, nếu như lái xe giảm tốc độ khoảng 1,6km/h thì nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông sẽ giảm khoảng 5%. Tại Việt Nam, theo thống kế của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, năm 2014, cả nước có khoảng 9.000 người chết vì tai nạn giao thông. Trong đó, có tới 62% số vụ tai nạn giao thông là do đi quá tốc độ, vượt ẩu. Tốc độ bao nhiêu sẽ gây tử vong?
Theo tính toán dựa trên lý thuyết thì với những va chạm trực diện, có khoảng 17% lái xe sẽ bị trọng thương ở tốc độ trên 60km/h. Nguy cơ này sẽ tăng lên tới 60% nếu tốc độ của xe là 80km/h. Một con số khác cho rằng, khoảng một nửa số lái xe sẽ bị chấn thương ở mức độ gây tử vong khi bị va chạm ở tốc độ 56km/h. Trong trường hợp vụ va chạm từ bên hông chứ không phải trực diện, nguy cơ lái xe tử vong lớn hơn rất nhiều. Theo tính toán, một vụ va chạm ở tốc độ trên 60km/h từ bên hông thì tỉ lệ lái xe tử vong lên tới 85%. Tuy nhiên, tỉ lệ lái xe tử vong thấp hơn nhiều so với những người đi bộ bị xe ô tô đâm phải. Một phân tích từ số liệu các vụ tai nạn giao thông gây tử vong cho người đi bộ tại Vương quốc Anh cho thấy, 85% số người đi bộ thiệt mạng khi bị xe ô ta đụng phải ở tốc độ trên 60km/h. 45% số người sẽ tử vong trong vụ va chạm ở tốc độ dưới 48km/h và chỉ 5% số người tử vong trong các vụ va chạm ở tốc độ dưới 32km/h. Theo tính toán, nguy cơ người đi bộ tử vong khi bị xe ô tô đâm phải sẽ tăng dần cho tới tốc độ khoảng 48km/h. Trên tốc độ này, nguy cơ tử vong sẽ gia tăng nhanh chóng. Thống kê cho thấy, nguy cơ tử vong khi một người đi bộ bị xe ô tô đâm phải ở tốc độ 48 km/h sẽ tăng khoảng 3,5 lần so với khi bị đâm ở tốc độ dưới 48km/h. Nếu tốc độ khi bị đụng xe là trên 60km/h, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên 5,5 lần. Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy, hơn một nửa số ca tử vong của người đi bộ do bị xe ô tâm đâm là ở tốc độ 48km/h hoặc thấp hơn. Những người đi bộ có tuổi tác cao hoặc trẻ em cũng có nguy cơ tử vong cao hơn so với những nhóm tuổi khác. Khoảng cách phanh Thực tế, tốc độ vào thời điểm va chạm khó có thể bằng tốc độ di chuyển của chiếc xe tại thời điểm trước khi va chạm do người lái xe thường có phản ứng đạp phanh để giảm tốc độ, tránh va chạm. Do đó, khi tính lực tác động của chiếc xe lên một nạn nhân của vụ tai nạn, cần tính đến cả khoảng cách phản ứng và khoảng cách phanh.
Khoảng cách phản ứng là khoảng cách để người lái xe nhận ra chiếc xe có thể đâm phải một người đi bộ trước khi đạp phanh. Thông thường, với một người lái xe tỉnh táo và tập trung vào việc lái xe, họ có thể mất khoảng 0,67 giây để phát hiện ra nguy cơ này. Với những người mất tập trung, tinh thần mệt mỏi, thời gian có thể lâu hơn và từ đó, khoảng cách phản ứng cũng dài hơn. Khoảng cách phanh là khoảng cách quãng đường kể từ khi người lái xe đạp phanh cho tới khi chiếc xe giảm tốc độ về 0. Theo tính toán, nếu chiếc xe di chuyển với tốc độ khoảng 32km/h thì khoảng cách phản ứng là khoảng 6m và khoảng cách phanh cũng khoảng 6m. Nghĩa là, nếu như người lái xe phát hiện ra người đi bộ xuất hiện trước mũi xe của mình ở khoảng cách 12m (khoảng chiều dài của 3 chiếc xe) thì vẫn có thể phanh kịp trước khi đâm phải người đi bộ đó.
Tuy nhiên, nếu như cùng khoảng cách đó mà chiếc xe di chuyển với tốc độ 40km/h thì ngay cả khi lái xe phát hiện người đi bộ và đạp phanh, chiếc xe vẫn sẽ đâm phải người đi bộ ở tốc độ 29km/h. Va chạm này tương đương với việc một người bị đẩy ngã rơi từ tầng 2 của căn nhà cao 4m xuống đất. Tính toán theo giả định này, nếu tốc độ của chiếc xe tăng lên 48km/h thì tỉ lệ tử vong sẽ vào khoảng 20%. Nếu tốc độ là 56km/h thì tỉ lệ tử vong sẽ là hơn 30%. Trên thực tế, như đã nói, nguy cơ tử vong trong các vụ va chạm giao thông giữa xe ô tô và người đi bộ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Không có tốc độ nào được cho là tối thiểu có thể gây tử vong. Do vậy, việc đi xe chậm, đúng tốc độ quy định sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong khi xảy ra va chạm. Video lý giải mối liên quan giữa tốc độ và nguy cơ tai nạn giao thông: Play |