当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo U19 Kosovo vs U19 Áo, 21h00 ngày 13/11: Tái hiện kỳ tích 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Pas Giannina vs PAOK Saloniki B, 22h30 ngày 13/1: Phân phát điểm số
Bỏ lại mọi thứ để đi du lịch vòng quanh thế giới là một giấc mơ viển vông với nhiều người. Nhưng với Chia Kim Hui, 35 tuổi và Adrian Chew, 34 tuổi, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực.
Cặp đôi bắt đầu hành trình của mình từ tháng 11 năm ngoái ở Đức và hi vọng sẽ được ngao du “càng lâu càng tốt”.
Sau hơn 10 năm làm việc toàn thời gian – Adrian làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, còn Kim Hui là một quản lý nhân sự, cả hai đều cảm thấy mắc kẹt và kiệt sức.
“Mỗi ngày đều giống nhau. Chúng tôi thức dậy và đi làm. Khi về đến nhà, cả hai đều đã kiệt sức. Chúng tôi không thể làm bất cứ việc gì mà mình yêu thích nữa” – Kim kể về cuộc sống cũ.
Mặc dù có cố gắng khám phá những địa điểm mới ở Singapore vào ngày cuối tuần, nhưng việc đó không đủ để thoả mãn sở thích ngao du của họ.
Sau nhiều năm lên kế hoạch, cặp đôi đã có thể sống cuộc đời mơ ước của mình.
Trước khi nghỉ việc để đi du lịch, cả hai thường có 3 chuyến du lịch nước ngoài mỗi năm để trải nghiệm những điều mới mẻ.
Kim Hui nhớ lại chuyến đi cuối cùng trước khi đại dịch xảy ra, đó là một chuyến thăm Na Uy vào mùa hè, nơi họ được ngắm Mặt trời vào lúc nửa đêm.
Kể từ khi kết hôn vào năm 2015, cặp đôi bắt đầu tiết kiệm tiền và lên kế hoạch một cách nghiêm túc. Sau đó, đại dịch ập đến và làm xáo trộn kế hoạch của họ trong suốt 2 năm.
Trong thời gian đó, Kim Hui đã nghỉ việc và lập blog du lịch PangKim Adventure. Sau đó, Adrian cũng nghỉ việc và cả hai bắt đầu thực hiện các kế hoạch của mình.
Lý giải về việc không muốn đợi đến khi về hưu mới đi du lịch, Adrian nói: “Khi chúng ta già, chúng ta không còn nhiều năng lượng để đi, và chúng ta cũng không thể đi xa được nữa”.
Không cần giàu, chỉ cần tiết kiệm
Trong hơn 2 tháng qua, cặp đôi đã tới Đức, Đan Mạch và Na Uy. |
Kể từ tháng 11 năm ngoái, Adrian và Kim Hui đã lần lượt đi qua Đức, Đan Mạch và Na Uy. Nhiều người theo dõi cặp đôi qua mạng xã hội có những bình luận tích cực về lối sống hưởng thụ này, nhưng ngược lại cũng có những người phản đối cho rằng chỉ có người giàu mới làm được như thế.
Tuy nhiên, Adrian khẳng định: “Chúng tôi thực sự không giàu. Chúng tôi giống như nhiều người Singapore khác. Nhưng chúng tôi sống kỷ luật theo đúng nghĩa là không bao giờ chi tiền cho những món đồ xa xỉ”.
Trong suốt 6 năm, họ đã tiết kiệm ¼ thu nhập vào quỹ du lịch và tổng số tiền họ tiết kiệm được đủ để đi chơi cả một năm, Kim Hui tiết lộ.
Hiện tại, kế hoạch của cặp đôi là phát triển blog du lịch và trang cá nhân trên mạng xã hội đến mức có thể có nguồn thu từ đây.
Nếu kế hoạch không thành công, có thể họ sẽ quay lại Singapore để làm một nhân viên mẫn cán như trước đây.
Chia sẻ về việc bỏ lại cuộc sống ổn định ở Singapore, Kim nói: “Thật không dễ dàng khi sống cuộc đời bên chiếc vali. Cũng không dễ dàng gì khi đến những nơi không có bạn bè, người thân. Nhưng với chúng tôi, trong cuộc sống, chẳng có gì thực sự dễ dàng”.
“Đi du lịch toàn thời gian chắc chắn không phải là chiếc giường trải đầy hoa hồng. Nhưng bạn sẽ được trải nghiệm những điều kỳ diệu mà không bao giờ thấy được khi ở Singapore”.
Đăng Dương(Theo Asia One)
Anh Chương đã leo Vạn Lý Trường Thành tới 15 lần, "trekking" khoảng 100 cung đường, sở hữu bộ sưu tập hàng nghìn chiếc bình nước, cốc nước mang tên các quốc gia và đội bóng.
" alt="Cặp đôi tiết kiệm tiền 6 năm để đi du lịch khắp thế giới"/>Đặc biệt cha mẹ tôi giàu lòng nhân ái và cũng luôn giáo dục cho con cháu sống sao có nghĩa, có tình. Ngày xưa, nhà tôi rất nghèo không có ruộng cấy, trâu cày, chỉ có mảnh đất nhỏ ngoài cánh đồng, cạnh một con sông đào với mấy gian nhà tranh nhỏ bé. Cha tôi chuyên đi làm thuê làm mướn.
Mẹ tôi thì đơm đó, bắt cua, bắt ốc và chạy chợ kiếm miếng ăn cho cả nhà. Thế mà cha mẹ tôi ngoài việc nuôi dưỡng 7 người con lại còn cưu mang thêm 6 người cháu nội ngoại mồ côi bởi cha mẹ họ đã chết đói năm 1945.
Ông bà cũng chăm sóc cháu lúc ốm đau, cũng dựng vợ gả chồng, chẳng khác gì con đẻ. Nhà thì chật nhưng tấm lòng rộng mở, lúc nào mấy gian nhà của gia đình tôi cũng nhộn nhịp người ra vào: Khi thì cán bộ, du kích nằm vùng đi trinh sát ghé qua nắm tình hình. Rồi bà con vùng địch hậu chạy loạn ở nhờ...
Trong kháng chiến chống Pháp cha mẹ lo âu thấp thỏm khi 3 người con đẻ, 1 người con rể và hai người cháu lần lượt lên đường nhập ngũ. Mấy anh tôi, người thì chết hụt mấy lần, người thì mang thương tật, người thì bị sốt rét về nhà trong tình trạng bụng ỏng, da vàng, cha mẹ lại vất vả thuốc thang chăm sóc. Ông bà vẫn giáo dục con cái một lòng đi theo cách mạng.
Nhà nghèo nên các anh, các chị tôi không được học hành đến nơi đến chốn. Riêng tôi út ít nên được cắp sách tới trường. Cha mẹ và các anh, các chị luôn dành cho tôi tình cảm yêu thương và sự chăm sóc tốt nhất có thể nên tôi ý thức được phải quyết tâm học tập để không phụ lòng tin của cha mẹ và anh chị. Nhưng tháng 6 năm 1963 tôi có giấy gọi nhập ngũ.
Cùng đi với tôi đợt ấy toàn là học sinh, sinh viên và cán bộ các cơ quan nhà nước. Linh tính cho chúng tôi cảm nhận được: Đã đến lúc gọi cả sinh viên, học sinh đang học dở năm cuối cấp III (THPT) và cán bộ viên chức nhà nước nhập ngũ chắc hẳn công cuộc giải phóng miền Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Tôi nhớ ngày lên chia tay cha mẹ tôi không hề rơi lệ, chỉ đăm đắm nhìn con như cố lưu vào tâm khảm mình hình ảnh của đứa con yêu dấu. Mẹ dúi vào tay tôi mấy đồng bạc và gói cơm nếp và dặn dò đủ thứ.
Còn cha chỉ nói một câu ngắn gọn: “Con hãy phấn đấu sao cho bằng anh, bằng em!”. Những năm trong quân ngũ, trước những gian khổ, hiểm nguy có lúc tưởng như gục ngã nhưng nghĩ đến truyền thống gia đình, nghĩ đến những lời căn dặn của bố mẹ, tôi lại cố gắng vượt qua.
Gần 10 năm trôi qua, tôi không ngờ sau khi Hiệp định Paris được ký kết tôi may mắn có chuyến công tác ra Bắc và được về thăm gia đình. Mà tình cờ, may mắn làm sao lại vào đúng ngày 30 Tết thì về đến nhà.
Xuống xe tại thị trấn huyện, lẽ ra đi đường cái quan về làng thì tôi lại đi theo bờ một con sông nhỏ, tuy khó đi nhưng gần hơn. Tôi không chỉ muốn về nhà nhanh hơn mà còn muốn dành sự bất ngờ cho mọi người. Tôi cố sải những bước dài. Gió heo may se lạnh mà trán tôi lấm tấm mồ hôi. Vừa đi tôi vừa hồi hộp nghĩ đến giờ phút gặp bố mẹ và gia đình! Cổng làng đã hiện ra!
Tôi vừa bước từ bờ con sông nhỏ lên đường cái thì gặp người chị họ và mấy bà trong làng đi sắm Tết về. Mọi người reo lên mừng rỡ, tíu tít hỏi chuyện. Càng về gần nhà dòng người càng đông. Tiếng cười, nói ríu rít. Bỗng một bà nhào tới ôm chầm lấy tôi, khóc nức nở:
- Cháu ơi! Cũng vì dân, vì nước ra đi mà cháu trở về đây rồi, còn em cháu thì…
Giọng bà nghẹn lại, nấc lên! Đang không khí vui vẻ bỗng mọi người lặng đi. Tôi thấy cay cay nơi khóe mắt, chợt nhớ đến những trận bom rải thảm, pháo bầy, những trận đánh giằng co quyết liệt trên điểm chốt…
Bao đồng đội tôi đã ngã xuống, còn tôi may mắn hơn, được trở về thăm gia đình nhưng trên người cũng mang thương tích! Có người nhanh nhảu chạy về trước báo tin, mấy anh chị và các cháu tôi chạy ra đón.
Đoàn người rồng rắn về đến sân nhà. Bố tôi đã đứng ở cửa đón con. Ôi! không ngờ bố già đến thế, nhìn bố, tôi suýt bật khóc nhưng cố ghìm lại được. Không thấy mẹ, tôi hỏi thì anh cả nói mẹ đang ăn tất niên bên ông bác. Tôi vừa tháo ba lô, chưa kịp bước vào nhà thì thằng cháu đích tôn chạy đi đón bà đã về đến nơi.
Tôi nhào ra, định ôm lấy mẹ thì khựng lại vì thấy nụ cười của mẹ tuy rạng rỡ trên khuôn mặt phúc hậu nhưng hai hàng nước mắt chảy ròng ròng. Mẹ già đi nhiều quá! Đặc biệt, hai mắt mẹ mở to nhìn về phía tôi mà hai bàn tay lại quờ quạng, tìm kiếm, miệng lắp bắp:
- “Thằng Toàn đâu? Thằng Toàn đâu?” .
Lúc này thì tôi không kìm lòng được nữa, giọng nghẹn ngào, tôi quay lại hỏi anh cả:
- Mắt mẹ mờ hả anh?
Anh cả cũng thất thần và nói với mọi người:
- Mới hôm 28, bà còn đi chợ mua cá về kho để ăn Tết. Vừa nãy cũng tự sang bên bác ăn tất niên, có sao đâu!
Cả nhà giật mình thảng thốt, không ai hiểu ra sao. Sau này mới biết, thì ra mắt mẹ từ lâu đã kém, giờ gặp lại con, niềm vui quá bất ngờ khiến mẹ xúc động mạnh, ảnh hưởng thần kinh giao cảm làm cho mắt mẹ mờ hẳn đi.
Tối hôm ấy, bà con họ hàng, làng xóm đến chơi chật nhà. Ai cũng vui vì tôi đã trở về sau bao năm xa cách; lại ái ngại vì bệnh của mẹ tôi xảy ra đúng vào dịp này. Tuy vậy mọi người vẫn cố kìm nén nỗi buồn để khỏi ảnh hưởng đến không khí đón xuân. Ông chú còn trịnh trọng nói với cả nhà:
- Thôi, chuyện nào ra chuyện ấy! Mắt mẹ các cháu như vậy để sau Tết đưa đi viện tin là họ chữa được. Còn anh Toàn, chú và cả nhà rất vui vì cháu đã có được ngày trở về, mà lại “Đi nên năm, về nên mười”, thế là không gì bằng! Nhưng việc nước còn nặng nề, chắc cũng chỉ nghỉ phép được ít ngày rồi lại phải trở về đơn vị.
Tuy Hiệp định Paris đã ký nhưng miền Nam chưa được giải phóng! Ngừng một chút nhấp ngụm nước như để mọi người suy nghĩ, lĩnh hội lấy điều ông vừa nói, rồi ông tiếp lời:
- Vì vậy, theo tôi, ta cần bàn đến việc cưới vợ cho anh Toàn. Việc nước, việc quân còn lâu dài. Nhân dịp này cứ xây dựng gia đình đi, hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới yên lòng được, có phải không? Mà nghe đâu cái ngày cháu tranh thủ về thăm nhà trước khi vào chiến trường, có cô nào đã đến nhà chơi, hai bên hẹn hò gì đó. Thôi, ăn Tết xong tổ chức luôn đi!
Mọi người vỗ tay rào rào tán thưởng và tranh nhau nói:
- Ông nói chí lý, chú Toàn (cậu Toàn, anh Toàn), cưới vợ đi cho bà khỏi mong!
Mẹ ngồi bên tôi, mắt rớm lệ. Đôi bàn tay gầy guộc cứ nắn bóp, sờ xoạng hết tay, chân đến đầu, tai, mặt mũi của tôi như xem còn lành lặn không. Tuy không nhìn rõ mặt con nhưng nghe ông chú nói, bà cũng hướng đôi mắt về phía tôi, mẹ không nói gì nhưng chắc mong câu trả lời của tôi lắm!
Hình như người mẹ nào cũng vậy, họ có một giác quan đặc biệt, dù cho không nhìn rõ mặt, chỉ qua mùi mồ hôi, thậm chí chỉ nghe bước chân đi là đã biết đó là con mình. Qua giọng nói, thái độ là mẹ biết tâm trạng con thế nào!
Tôi thầm cảm phục ông chú có tầm hiểu biết và lập trường quan điểm hết chê! Tôi muốn nói điều gì đó mà sao cổ cứ nghẹn lại! Lòng tôi rối bời vừa thương mẹ, vừa bồi hồi khi nghe ông chú nhắc đến cái cô gái ở làng bên. Không biết Nga - cô gái đó - bây giờ ra sao!… Cuối cùng tôi cố kiểm soát cảm xúc của mình rồi lên tiếng:
- Thưa các bác, các chú, thưa bố mẹ và các anh, các chị, cháu chỉ nghỉ phép được ít ngày rồi lại đi làm nhiệm vụ. Vậy nên, trước mắt, cần đưa mẹ cháu đi chữa mắt đã, “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà! Mẹ cháu đã vất vả vì anh em chúng cháu nhiều rồi.
Cháu đã báo đáp công ơn cha mẹ được gì đâu. Mẹ đã mỏi mòn chờ con, khóc đến cạn khô nước mắt mới đến nông nỗi này. Vì vậy, việc chữa mắt cho mẹ phải làm ngay. Còn việc vợ con của cháu sau sẽ tính. Mà cưới vợ xong, lại tiếp tục vào chiến trường chiến đấu để người ta vò võ đợi chờ, chẳng may trở thành góa bụa thì mình có tội!
Nói đến đây tôi cố kìm nén nhưng vẫn nghẹn ngào. Cả căn nhà im lặng vì xúc động, rồi bỗng có tiếng ai bật khóc ở đâu đó… Để xua tan bầu không khí ấy ông chú khua tay:
- Thôi được rồi, bây giờ cũng đã muộn, mọi người ăn bánh kẹo, uống nước mừng cho anh Toàn đã trở về, xong xuôi còn về cúng giao thừa ở nhà!
Khi bà con chú bác đã ra về chỉ còn lại anh em con cháu trong nhà khi ấy tôi mới có dịp xà vào lòng mẹ ngắm khuôn mặt nhăn nheo dạn dày nắng gió của mẹ, của cha. Trong tôi trào dâng niềm kính yêu và khâm phục: Cha mẹ tôi chỉ là những con người bình thường nhưng vô cùng cao cả. Cha mẹ và gia đình chính là động lực giúp tôi vượt qua những thử thách, vững bước trên đường đời.
Sau loạt bài "Cha mẹ trong tim tôi", Ban Đời sống sẽ đăng tải các bài viết chủ đề "Thanh xuân của chúng ta". Mời độc giả gửi bài viết phù hợp về email: [email protected]. Toà soạn khuyến khích độc giả gửi kèm hình ảnh phù hợp. Trân trọng! |
Lê Huy Toàn
Ông lão cởi trần ngồi trên nóc đống rơm. Không biết, trong đầu ông lúc ấy đang nghĩ những gì, ngoài những điều ông ghi chép vào trong cuốn sổ mà sau này tôi đã được đọc...
" alt="Cuộc họp đại gia đình ngày tôi trở về từ chiến trường"/>Ông Ivan Najjar Alavi, người đứng đầu bộ phận điều tra chung tại văn phòng công tố phía đông tỉnh Aceh, cho biết toà án đã tuyên một bản án khắc nghiệt hơn cho người phụ nữ sau khi cô thú nhận với các điều tra viên rằng cô đã quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
Các thẩm phán cảm thấy rất khó để kết tội người đàn ông – người đứng đầu một công ty về thuỷ hải sản ở phía đông tỉnh Aceh bởi vì anh ta phủ nhận mọi hành vi sai trái. Người đàn ông này cũng đã có gia đình riêng.
“Trong phiên toà, anh ta không thừa nhận bất cứ điều gì, và phủ nhận mọi cáo buộc. Do đó, các thẩm phán không thể chứng minh anh ta có tội hay không” – ông Alavi cho biết sau khi công khai chỉ trích những người vi phạm Luật Hồi giáo hôm 13/1.
Tỉnh Aceh là khu vực duy nhất ở Indonesia mà người dân phần lớn theo đạo Hồi và vẫn áp dụng Luật Hồi giáo. Cụ thể là pháp luật cho phép đánh đòn những người vi phạm các tội danh: cờ bạc, ngoại tình, uống rượu và quan hệ tình dục đồng tính nam.
Sau khi bác bỏ mọi tội lỗi, người đàn ông đã được phán quyết tội “thể hiện tình cảm với người phụ nữ không phải vợ anh ta”. Được biết, cặp đôi đã bị bắt quả tang có hành vi ngoại tình tại một đồn điền dầu cọ vào năm 2018.
Ban đầu, người đàn ông này bị kết án 30 roi, nhưng sau khi kháng cáo thành công ở toà án tối cao tỉnh Aceh, mức án đã giảm xuống còn 15 roi.
Theo một phóng viên của tờ AFP có mặt tại hiện trường, hình phạt dành cho người phụ nữ đã bị tạm dừng bởi vì cô không thể chịu đựng nổi cơn đau.
Trước đó, một người đàn ông bị kết tội quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên cũng bị đánh 100 roi. Các công tố viên cho biết, anh ta sẽ phải ngồi tù 75 tháng sau vụ đánh đòn.
Hàng chục người đã chứng kiến, quay phim lại vụ việc và chia sẻ lên mạng xã hội. Cảnh tượng này thường bị các nhóm nhân quyền chỉ trích nhưng lại thu hút sự chú ý của dư luận.
Các nhóm nhân quyền cho rằng hành động đánh đòn nơi công cộng là một hành động tàn ác. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng lên tiếng kêu gọi chấm dứt hành động này. Tuy nhiên, nó lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân tỉnh Aceh.
Không giống như các địa phương khác của Indonesia, năm 2005, tỉnh Aceh đã có một thoả thuận với chính phủ trung ương để được phép tự trị và tuân theo luật tôn giáo.
Đăng Dương(Theo The Guardian)
Cuộc sống đang hạnh phúc, bỗng người chồng biến mất. Người vợ một nách bế con chưa đầy một tuổi, lang thang khắp nơi tìm chồng nhưng không thể tìm thấy.
" alt="Người phụ nữ ngoại tình bị phạt đánh đòn 100 roi ở nơi công cộng"/>Người phụ nữ ngoại tình bị phạt đánh đòn 100 roi ở nơi công cộng
Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng