- Ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 trước Philippines ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2018, Phan Văn Đức tin tuyển Việt Nam sẽ thắng cả trận lượt về để vào chung kết.Tuyển Việt Nam hạ Philippines: Tất cả đều hay, mỗi Công Phượng... đen
HLV Park Hang Seo: “Tuyển Việt Nam không phải là đội bóng hoàn hảo”
HLV Eriksson: “Philippines còn trận lượt về, chờ xem!”
Thắng Philippines ở bán kết trận lượt đi AFF Cup 2018 trên sân khách, tuyển Việt Nam có lợi thế rất lớn trước trận lượt về tại Mỹ Đình ngày 6/12 tới. Hai cầu thủ ghi bàn cho tuyển Việt Nam tối qua đều mang tên Đức là Nguyễn Anh Đức và Phan Văn Đức.
Chia sẻ với báo chí sau trận đấu, tiền vệ Phan Văn Đức cho biết: "Tuyển Việt Nam đã có chiến thắng 2-1 trên sân khách. Cá nhân tôi rất vui, bởi đây sẽ là lợi thế lớn cho tuyển Việt Nam trước trận lượt về. Phong độ của tôi hiện tại khá tốt và sẽ cố gắng duy trì điều này”.
|
Văn Đức ấn định chiến thắng 2-1 cho tuyển Việt Nam. Ảnh S.N |
Đánh giá về đối thủ, Văn Đức chia sẻ: "Philippines là đội bóng mạnh. Để vào được trận bán kết này, các đội đều có cơ hội ngang nhau. Với kết quả này, chúng tôi có lợi thế về mặt tinh thần và sẽ cố gắng giành chiến thắng ở trận đấu kế tiếp để giành vé vào chơi trận chung kết".
Trong khi đó, tiền đạo Anh Đức – cầu thủ mở tỷ số cho tuyển Việt Nam, chia sẻ: “Tôi vui khi quay lại sân Panaad hôm nay và càng hạnh phúc hơn khi ghi bàn giúp toàn đội giành chiến thắng 2-1.
Mỗi người sẽ có một suy nghĩ khác nhau về chuyện có may mắn hay không. Ở tình huống đó tôi chỉ cố đánh đầu vào hướng cầu môn vì đằng sau không còn đồng đội nào. Lúc tiếp bóng tôi cũng có phần hơi rướn.
|
"Song Đức" đều ghi bàn. Ảnh S.N |
Trong giờ nghỉ, HLV Park Hang Seo chỉ động viên tinh thần toàn đội, giúp anh em bình tâm lại để chơi nốt hiệp 2 vì trận đấu vẫn còn 45 phút nữa. Bản thân tôi rất hài lòng khi toàn đội thi đấu quyết tâm và chứng minh bằng một chiến thắng 2-1 trước Philippines”.
Với bàn thắng ghi vào lưới Philippines, Anh Đức đang là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018 với 3 lần lập công.
Theo kế hoạch, 11h30 hôm nay, tuyển Việt Nam từ Bacolod di chuyển về Hà Nội trên chuyến bay thẳng mang số hiệu VN9662 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Toàn đội đặt chân xuống sân bay Nội Bài vào lúc 14h05.
Đại Nam (từ Bacolod)
" alt="Phan Văn Đức nói gì sau trận thắng Philippines AFF Cup 2018?"/>
Phan Văn Đức nói gì sau trận thắng Philippines AFF Cup 2018?
Đây là một thế lực đáng sợ đến mức Tần Thủy Hoàng phải xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn sự xâm lấn, quấy phá. Bên cạnh đó, để yên thân, các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn tìm cách chia rẽ các bộ lạc trên vùng đất Mông Cổ.Trước khi Thiết Mộc Chân (Temujin) trở thành Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) vào năm 1206, ở vùng đất Mông Cổ có 5 liên minh bộ lạc hùng mạnh là: Khắc Liệt (Kereit), Mông Cổ (Mongols), Nãi Man (Naiman), Miệt Nhi Khất (Mergid) và Thát Đát (Tatar).
Cả nước Liêu (907-1125) và sau này là nước Kim (1115-1234) đều lo sợ 5 liên minh bộ lạc này thống nhất nên liên tục chia rẽ và xúi gục họ đánh nhau.
|
Tượng đài Thành Cát Tư Hãn cao 40m tại phía đông thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ |
Năm 1189, Thiết Mộc Chân được giới quý tộc thị tộc của mình bầu làm Hãn. Sau khi lên ngôi, Thiết Mộc Chân đã lần lượt chinh phục các liên minh bộ lạc. Năm 1206, Thiết Mộc Chân lên ngôi Khả Hãn của Yekhe Mongol Uls (Đại Mông Cổ quốc) tại đại hội Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ). Cũng trong hội nghị này, Thiết Mộc Chân lấy tước hiệu là Thành Cát Tư Hãn. Lúc này Mông Cổ đã là một quốc gia rộng 4.000.000km2.
Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng gây chiến tranh với nước Tây Hạ. Nước Tây Hạ thần phục năm 1209 (sau đó bị diệt vong vào năm 1227). Mông Cổ sau đó đã bắt người Tây Hạ phải vót tên, làm thuẫn và nộp lạc đà cho mình để đánh nước Kim. Nước Kim bị Mông Cổ đánh từ năm 1211 và sau đó hoàn toàn bị diệt vong vào năm 1235. Lúc bấy giờ ở phía tây nam Mông Cổ có nước Tây Liêu. Năm 1218, Thành Cát Tư Hãn cho thuộc tướng đem 20.000 quân tấn công và chiếm được Tây Liêu. Từ đấy, cương giới của Mông Cổ sát liền với đế quốc Khwarezm.
Trong hai năm 1219-1220, Thành Cát Tư Hãn đêm 200.000 quân gây chiến tranh và tiêu diệt đế quốc Khwarezm. Sau đó, ông tiến quân tới Trung Á, tàn phá Transoxiana và đông Ba Tư, rồi tấn công bất ngờ Rus Kiev (một nhà nước tiền thân của Nga, Belarus và Ukraina) và Kavkaz.
Thành Cát Tư Hãn băng hà năm 1227. Lúc đó, đế quốc Mông Cổ đã cai trị một vùng lãnh thổ từ Thái Bình Dương tới Biển Caspi với diện tích rộng gấp đôi đế quốc La Mã. Ở thời điểm đỉnh cao (1309), đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700km, diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000km2. Hai triệu người Mông Cổ thống trị 100 triệu dân. Theo nhiều số liệu, các cuộc tấn công của người Mông Cổ có thể đã làm dân số thế giới thời đó giảm 11%, tương đương hơn 40 triệu người.
Đế quốc mở rộng trên lưng ngựa
Đối với người Mông Cổ, những bộ lạc có nhiều ngựa nuôi thường đi được xa hơn, buôn bán với các bộ lạc khác thuận lợi hơn, săn bắn được xa hơn và có điều kiện tiến hành chiến tranh để cướp đất đai. Do đó, người Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng là dân tộc sống trên lưng ngựa.
Họ huấn luyện ngựa ngay từ khi nó được một vài tuần tuổi. Vì vậy khi được ba tuổi trở lên, ngựa đã trở nên thuần thục, phục tùng chủ nhân của nó. Ngựa Mông Cổ ít khi tự tiện hí vang, làm lộ vị trí, chúng cũng không tự tiện rời vị trí dù chủ nó không buộc dây. Thời đó ở Mông Cổ, từ những đứa trẻ cho đến người già, ai cũng biết cưỡi ngựa và bắn cung. Tất cả nam giới tuổi từ 15 đến 60 và có khả năng tham gia sự huấn luyện khắc nghiệt đều thuộc diện cưỡng bách tòng quân, một vinh dự trong truyền thống chiến binh bộ lạc.
Người Mông Cổ cưỡi ngựa, phi như bay không cần cầm cương, hai tay đều rảnh để cầm vũ khí. Họ có thể nhoài người, rạp người, khom người, rướn người, xoay người, ngã người khi đang cưỡi ngựa một cách điêu luyện và thuần thục. Ngựa đang phi, họ vẫn có thể nhảy xuống đất chạy theo, rồi nhảy trở lại lên lưng như trò xiếc. Họ có thể cưỡi ngựa suốt 15 giờ liền, mỗi ngày đi được 75 cây số.
Ngựa Mông Cổ vốn là ngựa thảo nguyên, nên sức vóc và cơ bắp không thể to khỏe như loại ngựa nuôi nhốt của các trại huấn luyện ngựa châu Âu. Tuy nhiên, ngựa thảo nguyên lại rất linh hoạt và dẻo dai, chịu đựng thời tiết tốt. Ngựa Mông Cổ có tầm vóc trung bình, cao 1,4m, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tốc độ chạy từ 30–40 km/giờ.
|
Cụm tượng nổi Thành Cát Tư Hãn tây chinh bằng đồng |
Mông Cổ có câu nói: “một người Mông Cổ mà không có ngựa giống như một con chim không có cánh”. Có thể nói rằng việc tập luyện chiến mã của người Mông Cổ đã đạt đến trình độ công phu và tuyệt diệu nên vó ngựa trường chinh của kỵ binh Mông Cổ đã khiến người phương Tây khiếp sợ. Kỵ binh Mông Cổ mặc giáp nhẹ với một thanh kiếm lưỡi cong và cung tên là khắc tinh chống lại hầu hết các loại lính chạy bộ, kỵ binh.
Đặc biệt, các kỵ binh Mông Cổ hoàn toàn có thể nhắm trúng mục tiêu khi đang phi ngựa, có thể bắn tên theo bất kỳ hướng nào, bắn được nhiều mục tiêu cùng một lúc ngay trên lưng ngựa ở khoảng cách xa, ngay cả sau lưng, nổi bật là xoay người bắn ngược. Một nhà sử học thời Tống viết: “Người Thát lớn lên trên lưng ngựa, tự luyện tập chiến đấu từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn. Đó chính là cách sống của họ. Về đánh trận, họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì tiến quân...
Trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm. Kẻ địch hợp lại thì họ cũng hợp lại, hoặc tản ra, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời xuống, đi thì nhanh như chớp giật... Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh đuổi không kịp”.
Do đó, kỵ binh Mông Cổ khét tiếng đến độ người ta than rằng: “Vó ngựa Mông Cổ đến đâu, thì ở đó cỏ không mọc được”.
Nguyễn Văn Toàn
Vũ khí bí mật giúp Liên Xô nhanh chóng thành cường quốc
Lãnh tụ Liên Xô Vladimir Ilyich Lenin từng đưa ra một khẳng định nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản bằng chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”.
" alt="Vũ khí bí mật giúp Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng mở rộng đất đai Mông Cổ"/>
Vũ khí bí mật giúp Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng mở rộng đất đai Mông Cổ