设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Giải trí > Có nên bỏ giấy chuyển tuyến? 正文

Có nên bỏ giấy chuyển tuyến?

来源:NEWS 编辑:Giải trí 时间:2025-01-14 20:23:14

"Nếu cứ tự vượt tuyến khám chữa bệnh,ónênbỏgiấychuyểntuyếchung kết fa cup tuyến trên sẽ quá tải"

Chia sẻ với báo chí mới đây về đề xuất bỏ giấy chuyển tuyến trong khám chữa bệnh BHYT, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, chỉ ra thực tế chung là hầu hết các nước đều có quy định về đăng ký ban đầu và chuyển tuyến.

Một số nước có hệ thống bác sĩ gia đình, còn đa số các nước có cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.

Đây là nơi người bệnh đăng ký đầu tiên để quản lý sức khỏe, để đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từ đó, nếu bệnh nặng hơn vượt quá khả năng của cơ sở tuyến dưới thì các nước đều chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Điều này giúp ổn định hệ thống, phân bổ hiệu quả nhất vấn đề điều trị cũng như để đảm bảo chất lượng phục vụ cho người bệnh.

Có nên bỏ giấy chuyển tuyến? - 1

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế (Ảnh: N.N).

"Nếu như chúng ta cứ tự đi khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến trên thì tuyến trên sẽ quá tải. Cả bệnh thông thường, bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo đều vượt lên tuyến trên thì chính những người bệnh nặng, hiểm nghèo sẽ bị ảnh hưởng vì điều trị không kịp thời do vấn đề quá tải.

Họ cũng sẽ phải chờ đợi, xếp lịch mổ sẽ mất thời gian hơn vì năng lực của bác sĩ chỉ có hạn, cơ sở cũng chỉ có bằng đấy bác sĩ", bà Trang phân tích.

Theo bà, thực trạng này sẽ vô tình làm giảm chất lượng điều trị do những nguy cơ tai biến rủi ro cao hơn.

Ngoài ra, bệnh nhẹ cũng lên tuyến trên thì người bệnh vừa mất thời gian vừa làm tăng chi phí xã hội, chi phí đi lại, làm tăng chi của quỹ BHYT.

"Vì thế, không có quốc gia nào là không có cơ chế chuyển tuyến, vấn đề là trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế này, chúng ta giải quyết sao cho hợp lý", bà Trang nhấn mạnh.

Cải cách nhiều thủ tục hành chính

Cụ thể, theo bà Trang, những thủ tục phiền hà về mặt địa giới hành chính sẽ phải cải cách. Trong đó, loại bỏ đi những thủ tục phiền hà đó về mặt hành chính, còn những yêu cầu chuyên môn chúng ta phải giữ lại để đảm bảo chất lượng, ổn định hệ thống cũng đảm bảo chính quyền lợi của người dân, đảm bảo cân đối quỹ BHYT.

Trên cơ sở đó dự thảo luật cũng đã có những giải pháp cụ thể.

Thứ nhất, các quy định liên quan đến đăng ký ban đầu đã được quy định rõ ràng về mặt tiêu chí, cấp nào thì được đăng ký ban đầu và tiêu chí phân bổ thẻ BHYT như thế nào.

Bộ Y tế sẽ hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó, Sở Y tế và BHXH tỉnh sẽ phân thẻ BHYT bảo đảm tiêu chí công bằng, khoa học và phù hợp thực tiễn.

Thứ 2, khi người bệnh có thẻ đăng ký ban đầu thì cũng không phân biệt địa giới hành chính.

Cụ thể, trong trường hợp cấp cứu người bệnh được khám, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở trong toàn quốc. Khi đi công tác, thay đổi nơi tạm trú, người bệnh cũng được khám bệnh chữa ở cơ sở ngang cấp nhưng chúng ta không khuyến khích cái này.

"Chúng ta đặt ra quy định với trường hợp bệnh nặng, bệnh cấp cứu thôi còn bệnh nhẹ, bệnh thông thường thì chúng ta không cần thiết là trong chuyến đi công tác phải đi khám bệnh, chữa bệnh. Chúng ta thực hiện theo nguyên lý những trường hợp bệnh nặng, cấp cứu thì không phân biệt địa giới hành chính", bà Trang nói.

Có nên bỏ giấy chuyển tuyến? - 2

Quy định về đăng ký khám ban đầu và chuyển tuyến nhằm ổn định hệ thống, tránh quá tải cho tuyến trên (Ảnh minh họa: H.K).

Ngoài ra, với một số bệnh như bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh có kỹ thuật chuyên môn cao, kỹ thuật mới mà tuyến dưới chưa có khả năng làm được ngay trong thời điểm nhất định thì người bệnh được phép lên cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn (cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu tùy theo năng lực).

Bộ Y tế sẽ quy định danh mục các bệnh này, danh mục này không cố định mà được điều chỉnh tùy từng giai đoạn. Trường hợp này không cần giấy chuyển tuyến.

Thứ 3, với một số trường hợp chúng ta vẫn phải giữ giấy chuyển tuyến trong năm. Trước đây, trong năm cứ đến ngày 31/12, người bệnh phải đi lấy giấy chuyển tuyến của cả một năm.

Nội dung này sẽ được điều chỉnh theo hướng bất cứ thời điểm nào người bệnh có nhu cầu chuyển tuyến thì được cấp giấy chuyển tuyến mà không phụ thuộc vào năm tài chính, năm dương lịch. Như vậy khám bệnh thuận tiện hơn, thay vì trước đây phải xếp hàng vào ngày 31/12, gây quá tải tại một thời điểm.

Thứ 4, chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin cải cách thủ tục hành chính.

Chẳng hạn, chúng ta sẽ thực hiện trích chuyển dữ liệu điện tử một cách thống nhất đồng bộ để giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại được tích hợp trên VNeID, như thế sẽ giảm thủ tục phiền hà.

Bộ Y tế cũng đang thí điểm triển khai sổ sức khỏe điện tử và sau này sẽ sử dụng chính thức khi có điều chỉnh và tiến tới làm hồ sơ bệnh án điện tử theo lộ trình từ ngày 1/1/2027. Như vậy, cũng sẽ tạo nhiều điều kiện cho người bệnh, giảm hồ sơ giấy tờ.

Bộ cũng đang xây dựng kế hoạch để có thể liên thông các kết quả xét nghiệm ở các tuyến. Như vậy, tuyến dưới chỉ định chụp chiếu khi gửi bệnh nhân lên tuyến trên thì có cơ chế để công nhận kết quả xét nghiệm đó.

Người dân không phải chụp chiếu lại, giảm thủ tục. Việc này cũng tiết kiệm được chi phí cho cả quỹ BHYT, người bệnh, tiết kiệm được thời gian công sức của tất cả các bên liên quan.

Song song với đó, Bộ Y tế cũng đang xây dựng các nghị định, thông tư để làm tạo được sức hấp dẫn, nâng cao chất lượng ở tuyến dưới để người bệnh gắn bó với y tế cơ sở, không nhất thiết phải lên tuyến trên gây tốn kém, mất thời gian, vất vả.

热门文章

0.2499s , 7082.8125 kb

Copyright © 2025 Powered by Có nên bỏ giấy chuyển tuyến?,NEWS  

sitemap

Top