Thiếu niên bán thận mua iPhone 4 năm 2011 giờ phải nằm liệt giường
Mỗi khi một phiên bản iPhone mới ra mắt với mức giá đắt đỏ,ếuniênbánthậnmuaiPhonenămgiờphảinằmliệtgiườxem trực tiếp trận man city hôm nay nhiều người thường nói đùa rằng họ sẽ phải đi “bán thận để có tiền mua” iPhone mới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người mở màn cho trào lưu “bán thận mua iPhone” là một thiếu niên 17 tuổi người Trung Quốc.
Theo đó, vào năm 2011, Vương Thượng Côn, một thiếu niên 17 tuổi sống tại vùng nông thôn nghèo của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), đã có một quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình.
Vào thời điểm đó, nhiều bạn học chung của Vương đã được sở hữu chiếc iPhone 4 mới ra mắt của Apple và xem chiếc điện thoại này như một cách để thể hiện “đẳng cấp”, điều này khiến Vương cũng rất mong muốn sở hữu được một chiếc iPhone 4, nhưng điều kiện kinh tế của gia đình thiếu niên này không cho phép sở hữu một chiếc điện thoại đắt tiền.
Trong một lần lên mạng, Vương đã nhận được tin nhắn từ một kẻ buôn bán nội tạng, với nội dung hấp dẫn: “Tại sao bạn phải cần đến 2 quả thận khi chỉ cần một quả là đủ? Tại sao không bán đi một quả thận của bạn để kiếm tiền?”. Không ngần ngại, Vương đã liên hệ với kẻ buôn bán nội tạng này và đồng ý bán đi một quả thận của mình.
Vương sau đó đã giấu gia đình và trải qua một cuộc phẫu thuật để cắt bỏ một quả thận và giao cho một người mua không rõ danh tính. Cuộc phẫu thuật được tiến hành bất hợp pháp bởi hai bác sĩ làm việc tại bệnh viện địa phương.
Sau khi bán đi một quả thận của mình, Vương đã nhận được số tiền 20.000 tệ (tương đương 3.200 USD). Vương đã sử dụng số tiền này để mua một chiếc iPhone 4 và một chiếc máy tính bảng iPad 2.
Khi Vương trở về nhà với chiếc điện thoại và máy tính bảng mới, mẹ của Vương đã nghi ngờ và buộc con trai mình phải khai lấy tiền từ đâu để mua. Đến lúc này, Vương đã buộc phải khai báo mọi chuyện với mẹ của mình.
“Khi con trai tôi trở về với một chiếc điện thoại của Apple, tôi đã hỏi nó tiền đâu để mua những thứ đó. Con trai tôi cuối cùng đã phải thừa nhận rằng: ‘Mẹ, con đã bán thận của mình’. Khi con trai tôi nói ra điều đó, tôi có cảm giác như bầu trời sụp đổ”, mẹ của Vương chia sẻ.
Những người thực hiện ca phẫu thuật cho biết cậu bé chỉ mất chừng một tuần sau ca mổ là đã có thể trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, do điều kiện nơi thực hiện ca phẫu thuật không được sát trùng đúng cách và đủ tiêu chuẩn, dẫn đến vết mổ của Vương bị nhiễm trùng.
Khi Vương được đưa vào bệnh viện để chữa trị vết nhiễm trùng thì vết mổ đã bị tổn thương nghiêm trọng, quả thận còn lại cũng đã bị suy giảm chức năng. Suốt 9 năm qua, Vương phải nằm liệt giường mà không thể ngồi dậy và phải chạy thận mỗi ngày để lọc chất độc trong máu, khi mà quả thận còn lại của Vương không còn hoạt động được nữa.
Ở tuổi 26, tương lai của Vương đã đóng lại hoàn toàn và các bác sĩ cho biết Vương sẽ phải sống cuộc sống thực vật suốt quãng đời còn lại.
Năm 2012, đường dây mua bán nội tạng của Vương đã bị cơ quan chức năng triệt phá. 9 kẻ trong đường dây mua bán nội tạng này đã phải bồi thường cho gia đình Vương một số tiền, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ so với chi phí thuốc thang dành cho Vương trong suốt 9 năm qua và đặc biệt, vẫn không thể nào giúp Vương quay trở lại cuộc sống của một người bình thường như trước đây.
Tại Trung Quốc, giới trẻ hiện đang quay cuồng trong cơn sốt các sản phẩm của Apple, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để mua các sản phẩm đắt tiền này. Sau trường hợp của Vương, còn rất nhiều người trẻ khác tại Trung Quốc đã chấp nhận bán đi một quả thận của mình để mua các sản phẩm của Apple, tạo nên một “trào lưu”, trong đó đã có không ít trường hợp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bán thận.
Kể từ năm 2007, Trung Quốc đã có lệnh cấm mua bán các bộ phận trên cơ thể người. Tuy nhiên, vẫn có không ít những vụ mua bán kiểu này diễn ra trên chợ đen. Có nhiều trường hợp bệnh nhân sẵn sàng đưa người bán tạng ra nước ngoài để thực hiện việc cắt ghép nội tạng. Danh tính của những người mua nội tạng thường được giữ kín, ngay cả khi các đường dây buôn bán nội tạng bị triệt phá.
Theo Dantri/Unilad/NPR
Apple bị kiện vì công cụ theo dõi trên iPhone
Một nhóm do nhà hoạt động quyền riêng tư Max Schrems dẫn đầu đã nộp đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng Đức và Tây Ban Nha, vì công cụ theo dõi trực tuyến trên iPhone của Apple.