Vì sao gốc rễ của Hồi giáo cực đoan khó xóa bỏ
Ảnh: PRI |
Gốc rễ phân hóa và xung đột
Trung Đông là nơi cư trú của nhiều cộng đồng văn hóa và sắc tộc khác nhau. Mặc dù nơi đây có nhiều tôn giáo khác nhau,ìsaogốcrễcủaHồigiáocựcđoankhóxóabỏliverpool – man city song Hồi giáo chiếm ưu thế và là yếu tố quyết định từ sự hình thành và cấu kết của các tộc người, cho đến việc xây dựng các nhà nước Hồi giáo tại Trung Đông.
Sau khi Nhà tiên tri Mohammed qua đời, do ông không để lại di chúc về người kế vị mình, các tranh cãi, mâu thuẫn về quyền thừa kế đã khiến Hồi giáo tách ra thành hai dòng lớn là Sunni và Shiite với rất nhiều đối kháng về giáo thuyết và xung đột.
Dòng Hồi giáo Sunni do những người thuộc dòng họ Omeijad của Nhà tiên tri Mohammed đứng đầu. Cụm từ Sunni xuất phát từ cụm “Allah-Sunna” có nghĩa là “Con người của truyền thống”, ngụ ý thừa kế Nhà tiên tri Mohammed phải là người thuộc nòi giống của ông.
Dòng Shiite do Ali, con rể Nhà tiên tri đứng đầu. Cụm từ Shiite bắt nguồn từ “Shi’atu Ali”, có nghĩa là “tin theo Ali”, ngụ ý Ali mới là người thừa kế chính thức của Mohammed.
Từ tranh chấp trên đã dẫn đến sự khác biệt về việc chấp nhận các cuốn sách Hadith – thực chất là những bản ghi chép những lời dạy của Mohammed, dần dần là sự khác biệt, xung đột về các quan điểm chính trị, lý luận cũng như cách thực hiện các lễ nghi Hồi giáo.
Sự phân chia Hồi giáo thành hai dòng như trên là biến cố quan trọng nhất, gây xung đột nhiều nhất trong lịch sử tôn giáo này.
Ngày nay, sự phân hóa ngày càng sâu sắc, và làm nảy sinh nhiều trào lưu Hồi giáo, trong đó có các trào lưu Hồi giáo cấp tiến, Hồi giáo cực đoan, gốc rễ của các nhóm Hồi giáo khủng bố hiện nay, chống lại các nhóm Hồi giáo khác và chống lại cả Mỹ và phương Tây.
Nơi đối đầu của các giá trị
Là điểm giáp nối của các nền văn minh lớn như Hi Lạp-La Mã, Lưỡng Hà và Trung Hoa, Trung Đông luôn xảy ra những cuộc đụng độ gay gắt nhất về giá trị giữa Kitô giáo và Hồi giáo, giữa nền văn minh phương Tây và văn minh Ảrập.
Về thể chế, phương Tây mà đại diện là Mỹ chủ trương tách tôn giáo khỏi chính trị, trong khi phía Hồi giáo lại tuân thủ việc xây dựng nhà nước dựa trên luật Hồi giáo Sharia, thế quyền không tách khỏi thần quyền.
Năm 1948, Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, trong đó quyền con người được đề cao theo tinh thần Kitô giáo. Tuy nhiên, người Hồi giáo cho rằng tuyên ngôn là cách hiểu thế tục truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo, người Hồi giáo không thể tuân theo vì nó vi phạm Luật Sharia và Kinh Koran.
Do vậy, các nước Hồi giáo đã ra Tuyên bố riêng (Tuyên bố Cairo năm 1990) về quyền con người trong Hồi giáo. Dù đã có sự điều chỉnh, song quan điểm về quyền con người giữa các văn kiện của hai phía vẫn cách xa nhau.
Ngoài ra, phương Tây còn liên tục quảng bá các giá trị của mình vốn đi ngược các giá trị của Hồi giáo vào khu vực Trung Đông. Họ đã tiến hành một số cuộc chiến tranh khiến nhiều người Hồi giáo thiệt mạng; tiến hành các hoạt động lật đổ chính quyền nhằm xây dựng các thể chế Hồi giáo dân chủ theo kiểu phương Tây.
Những hành động này đã kích động tinh thần chống đối và hận thù trong những người Hồi giáo theo quan điểm cực đoan và làm nảy sinh các nhóm Hồi giáo khủng bố chống lại phương Tây và cả các nhà nước Hồi giáo thân phương Tây.
Như vậy, nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan là mâu thuẫn nội tại của Hồi giáo và mâu thuẫn giá trị giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Ngoài ra, đó còn là sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực Trung Đông vốn đã đầy rẫy những mâu thuẫn và bất ổn.
Chính vì vậy, sự xuất hiện các nhóm Hồi giáo cực đoan dường như sẽ không bao giờ kết thúc. Nhóm này tàn lụi, nhóm khác sẽ ra đời, bởi các yếu tố thúc đẩy tiến trình này không thể xóa bỏ.
Nguyên Phong
Mỹ chính thức coi Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran là khủng bố
Chính quyền Tổng thống Donald Trump, hôm nay (8/4), chính thức coi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là một tổ chức khủng bố.