Thí sinh Ngọc Luyến chia sẻ lý do muốn dừng cuộc thi vì nỗi đau mất cha:Sau phần thi của mình ở tập 5 vòng Song đấu chương trình Ai Sẽ Thành Sao mùa 3, thí sinh Ngọc Luyến chia sẻ muốn dừng cuộc thi vì cha mất: “Khi cuộc thi này mở ra em đi thi với mục đích kiếm tiền chữa bệnh cho ba. Đáng lý ra em đã dừng cuộc thi vì ba em mất rồi, em cũng không muốn thi nữa”.
Trước những chia sẻ của thí sinh, nhiều khán giả đã đồng cảm với hoàn cảnh của cô. Bên cạnh đó, các giám khảo cũng dành những lời khuyên chân thành cho Ngọc Luyến.
|
Cẩm Ly chia buồn cùng Ngọc Luyến và tiếp thêm động lực cho cô gái trẻ, dù gì thì ba cũng đã mất và mình cũng đã buồn, chi bằng hãy cho bản thân thêm một cơ hội để tiếp tục thực hiện đam mê ca hát. |
Tiếp lời Cẩm Ly, giám khảo Quang Lê bày tỏ sự bất bình trước lý do dừng cuộc thi của thí sinh. Quang Lê chia sẻ về lý do anh theo ca hát vì nó nằm trong máu, anh theo nghề như một con thiêu thân. Vì thế, mặc dù có đôi chút bất bình nhưng giọng ca “Về đâu mái tóc người thương” luôn muốn truyền thêm lửa không chỉ cho Ngọc Luyến mà còn cho những thí sinh khác đang theo đuổi giấc mơ.
|
“Nếu em không có niềm đam mê thì cho em cơ hội nó vô nghĩa như đem muối bỏ biển mà thôi", Quang Lê bất bình trước lý do không thuyết phục của thí sinh. |
Nổi tiếng là giám khảo “mít ướt” nhất chương trình, Minh Tuyết quyết định dành cho Ngọc Luyến thêm thời gian suy nghĩ, nữ ca sĩ tiến đến sân khấu an ủi và nói rằng nếu Ngọc Luyến thực sự đam mê ca hát, cô sẵn sàng cho thí sinh một cơ hội vào vòng trong.
Sau một hồi suy nghĩ, Ngọc Luyến gửi lời xin lỗi và cảm ơn đến các huấn luyện viên vì những lời “răn đe” đã giúp cô nhận ra được điều ba mong muốn nhất chính là nhìn thấy con gái được sống với đam mê.
Mặc dù vậy, cô vẫn không kìm được xúc động bật khóc: “Ngày ba nằm bệnh viện con về nói với ba rằng ‘ba ơi ba ráng nhé chương trình sắp phát sóng rồi’, vậy mà con không ngờ rằng chuẩn bị tập thứ 2 là ba con đi rồi”. Sau câu chuyện cảm động, nhiều khán giả rơi nước mắt ngay tại trường quay, thương cho hoàn cảnh éo le của cô gái trẻ.
|
Ngọc Luyến trình bày liên khúc Duyên tình – Mấy nhịp cầu tre cùng Bằng Chương, Bảo Nam, Sa Lý. |
Ngọc Luyến (1992) hiện làm giáo viên thanh nhạc tiểu học. Từ nhỏ Luyến đã đam mê ca hát, thường xuyên tham gia những cuộc thi văn nghệ cấp trường, cấp thành phố. Ngọc Luyến cũng là một trong những thí sinh nhận được 3/3 lựa chọn từ bộ tứ quyền lực trong vòng Lộ diện với ca khúc Tím ruột bầm gan.
Vũ Khoa
Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2019 bị chỉ trích dữ dội sau đăng quang
- Tân Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2019 bị chỉ trích sau khi đăng quang vì hành động kém văn minh.
" alt="Ai sẽ thành sao tập 5: Quang Lê trách thí sinh đòi bỏ thi vì nỗi đau mất cha"/>
Ai sẽ thành sao tập 5: Quang Lê trách thí sinh đòi bỏ thi vì nỗi đau mất cha
Chẳng ngăn được kẻ bạc tình cưới vợ, nhiều cô gái "lột mặtnạ" kẻ Sở Khanh ngay tại đám cưới để trừng phạt kẻ gây đau khổ cho mình.Sở Khanh lộ mặt trong lễ thành hôn
Tiệc cưới của Lượng tổ chức tại nhà hàng được trang trí rấtthời thượng. Trong lúc chờ vào bàn tiệc, khách ngắm ảnh cưới được phóng to, đẹplong lanh của cô dâu chú rể.
Trên chiếc bàn xinh xắn bên cạnh là sổ lưu bút dành cho kháchghi cảm tưởng và những lời chúc phúc, cùng mấy cuốn album của đôi trẻ, bao gồmcả ảnh cưới lẫn ảnh đời thường trong thời gian yêu nhau... Khách khứa, nhất lànhững người trẻ tuổi, bạn của cô dâu chú rể, xúm lại xem rất nhiều.
Bỗng nhiên một người đưa ra thắc mắc: "Sao những cái ảnh nàychẳng giống cô dâu gì cả". "Ảnh cưới hóa trang kỹ thế, không khác mới lạ", ngườikhác nói. "Không, đây là ảnh đi chơi, ảnh đời thường mà".
Mấy cô gái cùng lật ra xem, rồi một người, là bạn của cô dâu,kêu lên: "Ơ, đây là ảnh ai chứ đâu phải ảnh nó". Nói rồi, cô há hốc miệng, nếukhông phải bạn cô thì người con gái đang cười rạng rỡ trong vòng tay chồng củabạn cô - người đang diện đồ chú rể kia - là ai?
Họ xem lại, cả cuốn album đều là ảnh của chú rể và cô gái lạđó, một cô gái xinh xắn có nụ cười tươi rói. Và những hình ảnh trong đó có vẻđược chụp trong một thời gian dài, chứng tỏ mối quan hệ giữa hai người trong ảnhdiễn ra khá lâu.
Và nhìn cử chỉ thân mật cùng nụ cười ngời sáng của hai người,thật khó mà nói đó chỉ là hai người bạn bình thường, hay tình cảm của họ là épbuộc.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Những người xem album giật mình, người lo lắng, kẻ hý hửng nhận ra đã có mộtxì-căng-đan xảy ra trong đám cưới này.
Bởi ngoài những tấm ảnh yêu đương kia,cuối album là một loạt ảnh đen trắng đặc biệt - những tấm hình siêu âm thai nhi,phía dưới ghi tên cha mẹ bé, mà tên cha chính là cái tên được dán trang trọngtrên phông đám cưới, cạnh tên cô dâu. Tấm mới mới chụp 2 ngày trước, khi thainhi đã 14 tuần tuổi, bên dưới ghi: "Con trai của bố mẹ".
Cái bàn ấy mỗi lúc một ồn ào, mọi người bàn tán, thắc mắc,phỏng đoán, tranh nhau xem, một cô bạn đi báo cho tân nương biết. Cô dâu xemxong, hét lên một tiếng rồi ngất xỉu.
Đám cưới coi như tan. Cô dâu và chú rể đã yêu nhau hơn mộtnăm mới cưới, vì vậy sự xuất hiện của cái thai 14 tuần tuổi kia không thể đượccoi là chuyện tình quá khứ của hôn phu như anh ta lý giải.
Thực ra, trong chuyện tình tay ba này, cô dâu là kẻ đến saumà không biết. Bởi chú rể và cô gái kia đã yêu nhau suốt mấy năm, cũng hứa hẹnvới nhau đủ điều về "ngôi nhà và những đứa trẻ". Nhưng cô dâu lại có nhiều ưuthế: gái thành phố, con nhà giàu, nhan sắc chẳng kém "người đến trước" và cũngtrong sáng, chưa từng thực sự yêu ai.
Vì thế nên vừa quen nhau, chú rể một mặt vẫn duy trì mối tìnhhiện hành, một mặt ra sức tấn công chinh phục cô dâu. Khi đã nắm chắc cơ hội lấyvợ tiểu thư trong tay, anh mới nói lời chia tay với người yêu bé nhỏ. Kể cả khibiết cô có thai, anh vẫn dứt khoát rằng "mình hết duyên phận rồi".
Khi biết sự thật đằng sau quyết định dứt tình của tình lang,cô gái kia phẫn hận, quyết tâm trả thù, trừng phạt gã Sở Khanh bằng cách biếnđám cưới của anh ta thành thảm kịch, khiến bộ mặt thật của anh ta bị bóc trần,nhục nhã trước mặt mọi người, để anh ta phải chịu phỉ nhổ, nguyền rủa, khinhbỉ.... cho xứng với nỗi đau đớn, thiệt thòi mà cô phải chịu.
Mang cả con đến đám cưới tình cũ
Anh Long, kỹ sư, sống ở Hà Nội, kể về một đám cưới mà anh làkhách tham dự: "Tôi toàn mừng cưới bằng phong bì, nhưng thường đám cưới nào cũngcó dăm bảy hộp quà, vì thế luôn có một chiếc bàn được đặt để đựng quà cưới.
Đámnày cũng thế, bàn đựng quà đặt ngay cạnh thùng đựng phong bì tiền mừng. Tôi đến'bỏ phiếu', nhìn thấy trên bàn đó một cái nôi nhỏ kết nơ hồng, phía trong có mộtđứa trẻ sơ sinh xinh lắm, đang ngọ nguậy, ngơ ngác nhìn xung quanh, thỉnh thoảngcười điệu cười mụ dạy".
"Lúc đó, tôi nghĩ đây là con của vị khách nào đó đến dự đámcưới, chắc mẹ nó bận việc gì, vào toilet chẳng hạn, nên đặt tạm em bé ở đây.Không chỉ tôi, mà nhiều khách khác cũng chú ý đến em bé, họ thích thú ngắm nó,hỏi con ai thế nhỉ, và bảo ai mà nhiệt tình quá, con bé thế này cũng cho đi ăncưới, chắc là bạn thân của cô dâu..."
Theo lời kể của anh Long, lúc anh đã ngồi vào mâm, phần lễlạt ầm ĩ trên sân khấu lắng xuống, thì tiếng khóc ngằn ngặt của đứa bé nổi lên.
Chắc nó đã khóc ngay từ khi tiếng nhạc, tiếng MC bắt đầu tưng bừng hội trường,nhưng giờ mới được nghe thấy. Hầu như tất cả khách khứa đều nhìn quanh xem connhà ai, sao tiếng khóc lại non nớt như trẻ mới đẻ như vậy, và sao không nghetiếng bố mẹ dỗ dành cho nó nín.
Rồi một số vị khách nhớ ra đứa bé trên bàn quà tặng lúc nãy,liền nhìn sang. Cái nôi nhỏ kết nơ hồng vẫn đặt ở đó, tiếng khóc đúng là phát ratừ đó.
"Lúc bấy giờ, tôi bắt đầu nhận thấy cái nơ hồng kia khiến cái nôi và cảđứa trẻ trông giống như một món quà cưới. Tôi chột dạ, bắt đầu nhận ra có sự uẩnkhúc trong sự xuất hiện quá đặc biệt của đứa bé này. Một số vị khách bắt đầu bàntán, họ nghĩ hay có cô nào mang sản phẩm đến bắt đền chú rể".
Một phụ nữ trung tuổi, có vẻ là người nhà cô dâu, đến bên đứabé, bế nó lên, rồi cau mày nhặt lên từ lòng nôi một mảnh giấy gấp. Bà đọc xong,mặt căng thẳng, lập tức cho vào túi rồi gấp gáp đi gặp bố mẹ cô dâu.
"Mặc dù nhốn nháo, đám cưới sau đó vẫn tiếp tục dù mặt của côdâu chú rể và người nhà đều rất gượng gạo.
Ít lâu sau đó tôi nghe nói, đứa békia chính là giọt máu rơi của chú rể với cô gái mà anh ta 'chơi' rồi phụ tình.Đôi vợ chồng ấy hiện giờ vẫn sống với nhau, nhưng hình như cãi nhau, đánh nhausuốt. Chắc vì mới cưới nên họ chưa muốn ly dị, sợ mang tiếng", Long kể tiếp.
Long chia sẻ: "Hồi trước đọc báo, thấy có chuyện người mẹ bịbỏ rơi cho đứa trẻ mới sinh vào hộp, bọc kín lại rồi mang đến đám cưới ngườitình phản bội, hai họ đang ăn uống thì cái hộp quà động đậy, khóc váng lên.
Tôi luôn nghĩ đó chỉ là chuyện bịa, làm gì có ai đối xử vớitrẻ con theo cách nguy hiểm như vậy. Nhưng chứng kiến chuyện trong đám cưới kia,tôi lại nghĩ, đúng là chuyện gì cũng có thể xảy ra, có điều đứa bé mà tôi thấykhông bị đóng hộp nên vẫn khỏe mạnh, chỉ bị một phen hoảng sợ thôi. Không aibiết nó thế nào sau đám cưới".
Có lẽ khi nhìn vẻ mặt nghệt ra của chú rể (hoặc nghe ngườikhác kể lại) lúc bị bóc mẽ thói phản bội trước hai họ đúng ngày thành hôn, ngườiphụ nữ bị phụ bạc cảm thấy hả hê, thấy nỗi đau của mình được đền bù. Nhưng theoNgọc Thanh, một người trong cuộc, người cũng từng đại náo đám cưới của gã tìnhnhân họ Sở cho bõ ghét, niềm vui ấy của cô không kéo dài được lâu.
Cách trả thù của Ngọc Thanh rất đơn giản chứ không ly kỳ, ápdụng mưu sâu kế hiểm như mấy câu chuyện kể trên.
Cô chỉ là vác bụng bầu đến đámcưới đúng lúc cô dâu chú rể bắt đầu sánh vai nhau bước lên sân khấu trong tiếngnhạc. Với sự hộ tống của mấy người anh cao lớn trong họ, cô cứ lặng lẽ đi theosau tân lang tân nương và các cô phù dâu, rồi đến khi người tình cùng vợ bướclên sân khấu thì cô cũng lên theo.
Trong khi chú rể nhận ra sự cố, những người khác cũng thấykhông ổn nhưng chưa kịp phản ứng thì một người anh của Ngọc Thanh đã lấy đượcmicro và thông báo với cả hội trường rằng, hôm nay anh hộ tống em gái và đứa bétrong bụng đến dự đám cưới của cha nó, rằng em gái anh có bầu 2 tháng thì bịngười yêu đòi chia tay với lý do bố mẹ ngăn cấm vì không hợp tuổi, rằng nếu biếtlý do thật sự thì chắc em gái anh đã đi bệnh viện giải quyết rồi chứ không để đẻvới hy vọng thuyết phục được các cụ bên kia, nhưng sự dối trá của bố cháu là cơhội để cháu được chào đời.
Dĩ nhiên là đám cưới cũng nhốn nháo rồi tan tác. Ngọc Thanhthấy mình cũng được trả hận phần nào. Nhưng thời gian trôi qua, nỗi khổ của côchẳng bớt đi. "Giờ thì em thấy hối hận rồi, vì cái chuyện phá đám cưới ấy làmanh ta bẽ mặt nhưng em cũng tai tiếng quá.
Chuyện của em ai cũng biết hết. Sau này con em kiểu gì cũngbị người ta chỉ trỏ là con hoang, bố nó là thằng mất dạy, mẹ nó đến đám cưới làmum lên nọ kia. Em ước gì có đủ tiền để đi thật xa sinh sống, để không ai biếtchuyện quá khứ nữa", Thanh chia sẻ.
Còn một điều Thanh không nói ra, đó là việc mọi người sẽ nhớvà nhắc tới xì-căng-đan đại náo đám cưới kia không chỉ khiến cô và đứa con phảichịu nhiều tai tiếng, mà còn khiến cho những ký ức đau thương càng khó phainhạt, vết thương lòng được xới lại nhiều lần.
(Theo Tri Thức Thời Đại)
" alt="Gái bị lừa tình “đại náo” đám cưới Sở Khanh"/>
Gái bị lừa tình “đại náo” đám cưới Sở Khanh
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
|
Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ. |
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.
Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.
Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.
Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.
(Theo Đời sống & Pháp luật)
" alt="Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa"/>
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa